Phương pháp xác định cấu trúc hoá học cách ợp chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học của cây mũi mác (desmodium triquetrum (l ) DC , họ đậu (fabaceae) mọc hoang ở bắc kạn (Trang 31)

- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên các thông số vật lý và các phương pháp phổ bao gồm: Điểm chảy, phổ UV-VIS, phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều (nếu cần)-1D và 2D NMR.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu về thực vật

Qua quan sát và phân tích các mẫu cây mang hoa, quả tại thực địa chúng tôi thấy mẫu cây nghiên cứu có dạng là: Cây bụi, thân có lông thô. Gốc có thể hóa gỗ. Thân cành hình tam giác và có lông thưa. Lá đơn, đầu nhọn, gốc phiến tròn hay hơi hình tim, mặt dưới phiến lá màu nhạt hơn, có lông. Cuống lá dài 1 – 5cm, dạng cánh, cánh rộng 1 – 6mm; gân phụ từ 8 đến 14 đôi. Có lá kèm nhỏ, hình tam giác nhọn, màu xanh hoặc màu nâu. Cụm hoa mảnh, mọc ở kẽ lá và đầu cành, cụm hoa có ít lông thô, nhánh có 2 – 5 hoa. Đài dạng chuông, có 4 thùy. Tràng gần tròn, màu hồng. Quả loại đậu, có lông mềm màu xám, mép uốn lượn. Có từ 7 đến 9 hạt.

Hình 3.1: Cây Mũi mác

Qua các đặc điểm hình thái trên, kết hợp so sánh, đối chiếu với khóa phân loại, tài liệu chuyên sâu về thực vật, TS. Nguyễn Quốc Bình và cộng sự tại Viện sinh thái tài nguyên đã kết luận mẫu nghiên cứu trên là Desmodium

triquetrum (L.) DC., thuộc họ Đậu (Fabaceae) còn có tên khoa học là

Tadehagi triquetrum (Linnaeus) H. Ohashi.

3.2. Đặc điểm giải phẫu

3.2.1. Vi phu r Mũi mác

Mặt cắt rễ hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/4 diện tích, vùng trụ giữa chiếm 3/4. Rễ cây có cấu tạo đối xứng tỏa tròn gồm các phần sau:

- Vùng vỏ: Lớp bần (1) gồm 4-10 lớp tế bào hình bầu dục dẹt, méo mó, vách mỏng, xếp thành dãy xuyên tâm, các lớp phía ngoài thường bị bong rách. Mô mềm vỏ (2) cấu tạo từ những tế bào hình tròn hay bầu dục dẹt, rải rác có các mô khuyết. Các tế bào phía ngoài (2  3 hàng) bị ép bẹp. Từng đám tế bào mô cứng màu xanh (3) nằm rải rác trong mô mềm vỏ.

- Vùng trụ giữa: Libe (4) là các tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Libe tạo thành vòng bao quanh gỗ. Gỗ (5) sắp xếp lộn xộn đến tâm; Mạch gỗ kích thước không đều nằm rải rác xen lẫn các mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ (6) là những tế bào hình đa giác, xếp sát nhau, vách dày hóa gỗ. Xung quanh mạch gỗ và mô mềm gỗ có nhiều đám tế bào mô cứng. Tia ruột (7) là một dải mô mềm bắt màu hồng xuất phát từ trong tâm kéo dài ra đến vỏ và mở rộng từ trong ra ngoài.

Hình 3.2: Vi phẫu rễ Mũi mác

Hình 3.3: Một phần vi phẫu rễ Mũi mác

1.Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Tế bào mô cứng; 4. Libe; 5. Mạch gỗ; 6. Mô mềm gỗ; 7. Tia ruột.

3.2.2. Vi phu thân Mũi mác

Mặt cắt ngang thân cây có hình tam giác, lồi ở ba góc. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì (1) là một hàng tế bào nhỏ xếp đều đặn, có mang lông che chở (2). Mô dày (3) gồm vài lớp tế bào hình tròn hoặc hình đa giác, thành dày, bắt màu hồng và phát triển ở phần góc của thân cây. Mô mềm vỏ (4) gồm vài lớp tế bào hình bầu dục dẹt hoặc hình tròn kích thước không đều, có thành mỏng, các tế bào xếp sát nhau. Tế bào mô cứng (5) gồm 4 – 5 lớp tế bào hình đa giác, xếp sát nhau tạo thành vòng liên tục bao quanh libe. Libe (6) cấu tạo từ các tế bào nhỏ, thành mỏng, xếp chồng lên nhau tạo thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh libe – gỗ (7) cấu tạo bởi 1 –2 hàng tế bào hẹp. Gỗ cấp 2 gồm mạch gỗ (8) kích thước to nhỏ không đều và các tế bào mô mềm gỗ (9) có vách mỏng, nằm cạnh mạch gỗ tạo thành vòng liên tục. Tia ruột rất hẹp đi qua libe – gỗ. Mô mềm ruột (10) gồm những tế bào kích thước lớn, không đều, hình đa giác, thành mỏng.

Hình 3.4: Một phần vi phẫu thân Mũi mác

1. Biểu bì; 2. Lông che chở; 3. Mô dày; 4. Mô mềm vỏ; 5. Tế bào mô cứng; 6. Libe; 7. Tầng phát sinh libe – gỗ; 8. Mạch gỗ; 9. Tế bào mô mềm gỗ; 10. Mô mềm ruột.

3.2.3. Vi phu lá cây mũi mác

Phần gân lá: Cả gân phía trên và phía dưới đều lồi, gân phía trên

lồi nhọn, gân phía dưới lồi nhiều hơn gân phía trên. Biểu bì trên (1) gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn, liên tục, có mang lông che chở (2). Ở phần lồi lên có mô dày (3) ngay sát biểu bì trên, mô dày là những tế bào hình đa giác, kích thước không đều, có thành dày phát triển. Sát phía trong lớp mô dày là các đám tế bào mô cứng (4), có thành tế bào dày hóa gỗ và xếp cạnh nhau thành vòng không liên tục. Các tế bào mô mềm (5) hình tròn hoặc hình đa

giác, kích thước không đều nhau, màng mỏng bằng cellulose. Hệ thống dẫn là libe – gỗ, cung libe- gỗ tạo thành vòng không liên tục, gỗ (6) xếp ở trong, libe (7) bao ở phía ngoài. Mô mềm ruột (8) là những tế bào tròn hoặc đa giác, kích thước to nhỏ không đều, xếp sát nhau. Biểu bì dưới (9) gồm một lớp tế bào xếp đều đặn, liên tục, có mang lông che chở và lông tiết.

Phần phiến lá: Biểu bì trên (1) cấu tạo bởi một lớp tế bào; các tế bào

hình bầu dục xếp ngang, kích thước không đều, thành hóa cutin mỏng; không có lỗ khí, mang lông che chở (6). Biểu bì dưới (2) cấu tạo tương tự biểu bì trên nhưng có nhiều lỗ khí (3) và có lông tiết (7). Thịt lá cấu tạo bất đối xứng; mô giậu (4) gồm 1 – 2 lớp tế bào, các tế bào dài và hẹp, xếp sát cạnh nhau, thẳng góc với biểu bì trên, vách tế bào mỏng, có chứa những hạt diệp lục; Mô khuyết (5) cấu tạo bởi những tế bào hình tròn hay bầu dục kích thước không đều, thành mỏng sắp xếp lộn xộn tạo ra những khoảng gian bào lớn.

Hình 3.5:Vi phẫu lá Mũi mác.

(1. Biểu bì trên; 2. Lông che chở; 3. Mô dày ; 4. Tế bào mô cứng; 5. Mô mềm; 6. Gỗ;7. Libe; 8. Mô mềm ruột; 9. Biểu bì dưới).

Hình 3.6: Vi phẫu phiến lá Mũi mác

1. Biểu bì trên;

2. Biểu bì dưới; 3. Lỗ khí; 4. Mô giậu; 5. Mô khuyết.

3.2.4. Đặc đim bt dược liu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dược liệu là thân, cành mang lá cây Mũi mác, sau khi thu hái, phơi khô, tán thành bột mịn. Bột màu xanh nhạt, có mùi thơm.

Lấy phần bột mịn làm tiêu bản theo phương pháp giọt ép. Soi tiêu bản dưới kính hiển vi, vật kính 4x, 10x, 40x.

Sau khi quan sát bột gồm những đặc điểm sau:

Hình 3.7. Đặc điểm vi phẫu dược liệu Mũi mác

1. Mảnh bần; 2. Biểu bì mang lông che chở ; 3. Lông che chở đơn bào; 4. Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 5, 6. Mảnh mô mềm; 7. Bó sợi; 8. Bó sợi mang tinh thể canxi oxalat; 9. Tinh thể canxi oxalat; 10. Tế bào mô cứng; 11, 12. Mảnh mạch.

3.3. Định tính thành phần hóa học của dược liệu Mũi mác

3.3.1. Định tính mt s nhóm cht chính trong dược liu

Tiến hành định tính một số nhóm chất chính trong dược liệu bằng phương pháp ống nghiệm như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu,

mục 2.3.2.2. Các phản ứng hóa học thường quy. Kết quả được trình bày ở

Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Bảng kết quả các phản ứng định tính nhóm chất chính có trong dược liệu Mũi mác STT Nhóm cht Phn ng định tính Kết qu Kết lun Phản ứng Liebermann + Phản ứng Baljet - Phản ứng Legal - 1 Glycosid tim Phản ứng Keller – Kiliani - Không Phản ứng với TT Mayer - Phản ứng với TT Bouchardat - 2 Alcaloid Phản ứng với TT Dragendoff - Không Phản ứng Cyanidin +++ Phản ứng với NaOH 10% +++ Phản ứng với FeCl3 5% +++ 3 Flavonoid Phản ứng Diazo +++ Có

Hiện tượng tạo bọt + Có Saponin steroid ++ Có

4 Saponin

Saponin triterpenic - Không Dạng glycozid - Không 5 Anthranoid Dạng toàn phần - Không Phản ứng đóng vòng lacton - Phản ứng Diazo + 6 Coumarin Huỳnh quang + Không Phản ứng với dung dịch gelatin

1% + Phản ứng với d.d FeCl3 5% +++ 7 Tanin Phản ứng với +++ Có 30

Pb(CH3COOH)210%

8 Chất béo Quan sát vết mờ trên giấy lọc ++ Có 9 Steroid Phản ứng Libermann + Có

10 Caroten Phản ứng với H2SO4 đặc + Có 11 Đường khử Phản ứng với thuốc thử Fehling ++ Có

12 Acid hữu cơ Phản ứng với Na2CO3 + Có 13 Polysaccharid Phản ứng với TT Lugol - Không

Chú thích: (-): Phản ứng âm tính. (++): Phản ứng dương tính rõ

(+): Phản ứng dương tính. (+++): Phản ứng dương tính rất rõ.

Kết luận: Từ kết quả định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học ở bảng trên cho thấy trong dược liệu Mũi mác có chứa: Flavonoid, saponin, tanin, chất béo, steroid, caroten, đường khử, acid hữu cơ.

3.3.2. Chiết xut và định tính cn các phân đon bng sc ký lp mng

3.3.2.1. Chiết xuất: Chiết xuất theo sơ đồ hình 2 và thu được cắn các phân

đoạn n- hexan (H), Ethylacetat (E), Buthanol (B), Cắn nước (F).

3.3.2.2. Định tính cắn các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng

Sau khi triển khai sắc ký các phân đoạn dịch chiết với các hệ dung môi khác nhau, thu được kết quả như sau:

+ Cắn toàn phần: Có khả năng tách vết tốt với hệ:

Toluen – Ethylacetat – Acid Formic (6,5: 4: 0,25).

Hình 3.8. Sắc ký đồ cắn dịch chiết toàn phần ở AST, UV254, UV365 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cắn phân đoạn ethylacetat:

Tách tốt với hệ: Toluen – Ethylacetat – Acid Formic (5 : 2,5 : 0,5).

Hình 3.9. Sắc ký đồ cắn dịch chiết phân đoạn ethylacetat ở UV254, UV365, AST/TT

+ Cắn phân đoạn butanol:

Tách tốt với hệ: Cloroform – Methanol – Nước (6,5 : 3,5 : 1) (lớp dưới).

Hình 3.10. Sắc ký đồ cắn dịch chiết phân đoạn buthanol ở UV254, UV365

và AST/TT

3.3.3. Chiết xut phân lp các cht trong Mũi mác

3.3.3.1. Phân lập

Tiến hành chiết 5kg dược liệu bằng cồn 70% thu cao toàn phần và phân đoạn cao theo Hình 2. Kết quả thu được như Bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Khối lượng các phân đoạn cao

Cn Cao tng n. Hexan EtOAc BuOH Cn nước

Khối lượng (g)

752,32 3,31 56,65 186,05 204,89

Độ ẩm (%) 21,06 12,3 20,7 26,8 37,3

Theo như kết quả khảo sát định tính trong ống nghiệm và định tính bằng SKLM các phân đoạn E, B, F ta thấy: Flavonoid tập trung trong cắn E

(dịch chiết ethylacetat). Do đó, ta tiến hành chạy cột phân đoạn E để tách các flavonoid có trong cây Mũi mác. Hệ dung môi được chọn để tách phân đoạn E này sẽ có độ phân cực gần với độ phân cực của hệ dung môi III (Toluen – ethylacetat – acid formic (5 : 2,5 : 0,5)). Do hệ dung môi III này là hệ 3 dung môi, có toluen và acid formic là hai dung môi tương đối đặc biệt, khó bay hơi, khó thu hồi và đắt tiền nên ở giai đoạn chạy cột thô, đề tài sử dụng hệ dung môi đơn giản, thường quy là n.hexan – ethylacetat để tiết kiệm dung môi và có thể tối ưu được phương pháp tách chiết. Ở giai đoạn chạy cột tinh chế, đề tài sẽ tiếp tục lựa chọn hệ dung môi phù hợp với từng phân đoạn. Quy trình chạy cột được tóm tắt ở sơ đồ Hình 3.11 (Phụ lục 2).

Dược liệu

Chiết với EtOH 70%

Dịch chiết EtOH

Hình 3.11: Sơđồ phân lập các chất từ phân đoạn Ethylacetat

P/đoạn n – hexan (H)

Thu hồi dung môi Hòa trong nước

Lắc phân đoạn với n – hexan

Phân đoạn nước Lắc phân đoạn với ethylacetat p/đ nước p/đ EtOAc (E) Lắc phân đoạn với BuOH Cắn EtOAc p/đ BuOH (B) P/đ nước (F) Cột Silicagel + n – Hexan - EtAc

Phân đoạn IV Phân đoạn V Phân đoạn VI Phân đoạn III

Phân đoạn II Phân đoạn I

Cột Silicagel + n –

Hexan – EtOAc, Cột Sephadex MeOH, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lọc, rửa kết tinh b MeOH

ằng Cột Silica gel, Dicloromethan –

Aceton (2 lần) Cột Sephadex MeOH DT4 DT1 Phân đoạn III.1 Cột Silicagel + Dicloromethan - Aceton DT3 35

Chuẩn bị cột chạy sắc ký: Chất hấp phụ là silica gel dùng cho sắc ký cột. Sấy ở 1100C trong 30 phút, để nguội trong bình hút ẩm. Cho silica gel vào cột bằng phương pháp nhồi cột ướt.

Ổn định cột trong 12 giờ.

Cắn phân đoạn EtOAc đem tẩm với silica gel, sau đó đem bốc hơi đến hết dung môi thành bột mịn, tơi. Đưa bột silica gel đã tẩm dịch chiết lên cột.

Hệ dung môi rửa giải là n-hexan: EtAc (100:1) với tỷ lệ độ phân cực tăng dần. Dịch rửa giải hứng lần lượt vào các ống nghiệm sạch đã được đánh số thứ tự, mỗi ống 8- 10ml. Kiểm tra các phân đoạn bằng SKLM, dùng bản mỏng tráng sẵn F254 của Merck. Hiện màu bằng thuốc thử H2SO4 10% trong ethanol. Gộp các ống có thành phần giống nhau lại thu được 6 phân đoạn: + Phân đoạn M1 (0,12g) + Phân đoạn M2 (0,34g) + Phân đoạn M3 (1,21 g) + Phân đoạn M4 (0,35 g) + Phân đoạn M5 (3,09 g) + Phân đoạn M6 (50,78 g)

Phân đoạn M2 để bay hơi hết dung môi thấy xuất hiện chất kết tinh hình kim khó tan trong methanol. Lọc, rửa nhiều lần bằng methanol ta thu được chất rắn DT1 (5mg). Kiểm tra đối chiếu với β-sitosterol chuẩn (do khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn – Viện Dược liệu cung cấp), ta thấy DT1 cho vết trên SKLM có Rf, màu sắc giống với β-sitosterol (xem Hình 3.12)

Hình 3.12: Sắc ký đồđối chiếu phân đoạn có chứa DT1 và β-sitosterol

chuẩn 254nm, UV365nm/ sau thuốc thử, AST/ sau thuốc thử

Ghi chú: Cao toàn phần (T), Phân đoạn Ethylacetat (EtOAc), phân đoạn chứa

DT1 (DT1), β-sitosterol đối chiếu (Be).

Hệ dung môi: n.Hexan – Ethylacetat ( 3 : 1)

Phân đoạn M3 (1,21 g) được tiếp tục phân lập trên sắc ký cột pha thường với chất hấp phụ là silica gel của hãng Merck, dung môi rửa giải là n. hexan và ethylacetat với độ phân cực tăng dần từ 100 : 1 đến 1 : 2 thu được 4 phân đoạn nhỏ, trong đó chọn phân đoạn số 3 (0,667g) để tiếp tục lên cột Sephadex, dung môi rửa giải là methanol thu 2 phân đoạn. Lấy phân đoạn số 2 của cột Sephadex tiếp tục lên cột pha thường, dung môi rửa giải là dicloromethan và aceton với tỷ lệ tăng dần từ 100 : 1 đến 7 : 3 thu được 57mg chất màu vàng (DT3).

Phân đoạn M5 (3,09 g) được tiếp tục phân lập trên sắc ký cột với chất hấp phụ là Sephadex LH – 20 của hãng Merck, dung môi rửa giải là methanol thu được 3 phân đoạn nhỏ, chọn phân đoạn số 3 (0,223g) để tiếp tục phân lập trên sắc ký cột pha thường, dung môi rửa giải là dicloromethan và aceton với

độ phân cực tăng dần từ 100 : 1 đến 7 : 3 thu được 34,2mg chất màu vàng xanh. Tiếp tục làm sạch chất màu vàng xanh này qua cột pha thường, dung môi rửa giải là dicloromethan và aceton tỷ lệ giảm dần từ 100 : 1 đến 1 : 1 thu được 27,1mg chất DT4.

3.3.3.2. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập được bằng SKLM.

* Kiểm tra độ tinh khiết của DT3: Kiểm tra bằng SKLM với 3 hệ dung môi:

Hình 3.13: Sắc ký đồ SKLM kiểm tra độ tinh khiết của DT3/ 254nm,

AST/ sau thuốc thử.

Ghi chú: Chất DT3 (DT3)

Hệ dung môi 1 (I): Toluen – Ethylacetat – Aceton – Acid formic (5 : 2 : 2 : 1) Hệ dung môi 2 (II): Chloroform – Methanol – Acid acetic (9 : 1 : 0,1)

Hệ dung môi 3 (III): Dicloromethan – Aceton (7 : 3)

*Kim tra độ tinh khiết ca DT4: Kiểm tra bằng SKLM với 3 hệ dung môi:

Hình 3.14 : Sắc ký đồ SKLM kiểm tra độ tinh khiết của DT4/ 254nm,

AST/ sau thuốc thử.

Ghi chú: Chất DT4 (DT4), quercetin đối chiếu (Qe), luteolin đối chiếu (Lu)

Hệ dung môi 1 (I): Toluen – Ethylacetat – Aceton – Acid formic (5 : 2 : 2 : 1) Hệ dung môi 2 (II): Chloroform – Methanol – Acid acetic (9 : 1 : 0,1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ dung môi 3 (III): Dicloromethan – Aceton (7 : 3)

3.3.3.3. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập được bằng HPLC:

* DT3:

- Hệ dung môi: MeOH : H2O. Chương trình dung môi rửa giải được trình bày trong Bảng 3.3. Tốc độ dòng: 0,3ml/phút. Detector: UV 266nm.

Bảng 3.3: Chương trình dung môi rửa giải

Thi gian (phút) %Methanol Kiu ra gii 0 – 5 7 Đẳng dòng 5 – 10 7 – 20 Gradient 10 – 20 20 Đẳng dòng 20 – 30 20 – 30 Gradient 30 – 40 30 – 100 Gradient

- Kết quả trên sắc ký đồ HPLC mẫu DT3 có %Area = 91,62 %. Có thể sơ bộ kết luận chất DT3 tương đối tinh khiết.

Hình 3.15: Sắc ký đồ HPLC của DT3

* DT4:

- Hệ dung môi: MeOH : CH3COOH 3%/ H2O (60 : 40). Tốc độ dòng: 0,7ml/phút. Detector: UV 255nm Minutes 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học của cây mũi mác (desmodium triquetrum (l ) DC , họ đậu (fabaceae) mọc hoang ở bắc kạn (Trang 31)