Nhận xét chi tiết

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vinafco (Trang 29)

2.2.1. Giá trị sản xuất

- Giá trị sản xuất của công ty là toàn bộ giấ trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất của công ty tạo ra trong kỳ phân tích. Giá trị sản xuất của công ty tìm hiểu bao gồm các yếu tố:

2.2.1.1. Hoạt động vận tải biển

Năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường vận tải biển là rất rõ ràng, nó không chỉ làm giảm triển vọng tăng trưởng nhu cầu vận tải biển trên tất cả các phân khúc thị trường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành đóng tàu, ngành phá dỡ tàu, quy mô đội tàu. Khi dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước

24

thấp kéo dài. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động vận tải biển năm 2020 đạt 522985 triệu đồng, giảm 1,3% so với năm 2019.

Nguyên nhân 1: Về thương mại hóa đường biển

Đầu năm 2020, khi dịch bùng ra ở Trung Quốc, hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển gần như tê liệt, giá cước giảm sâu. Khi dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước thấp kéo dài. Hàng loạt các nước từ: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản… phải đóng cảng. Chỉ trong tuần cuối tháng 3/2020, ngành vận tải biển toàn cầu phải hủy 160 chuyến tàu container, trong bối cảnh các hãng vận tải biển tìm cách giữ giá cước phí khi phải đối mặt với thiệt hại hàng tỷ USD, do nhu cầu thương mại suy giảm.

Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực Nguyên nhân 2: Quy mô và năng suất của đội tàu biển

Khi dịch Covid–19 lan rộng trên thế giới, các quốc gia thực hiện phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng hóa trở nên khan hiếm, giá cước thấp kéo dài. Các tàu biển Việt Nam phải nằm chờ dài ngày để dỡ hoặc lấy hàng, do hầu hết các quốc gia khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Singapore… đều thực hiện biện pháp phong tỏa biên giới để phòng dịch. Hàng ngày, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí (nhiên liệu, tiền lương nhân công…) để duy trì hoạt động.Tại thị trường nội địa, trong quý I/2020, lượng hàng container nội địa của các doanh nghiệp giảm từ 30 - 40%. Dự kiến, quý II/2020, hoạt động vận tải biển tiếp tục bị tác động mạnh khi những mặt hàng chủ lực là may mặc, giày da, đồ gỗ hiện đang đóng góp khoảng 60 - 70% sản lượng xuất khẩu chuyên chở tuyến xa sẽ bị sụt giảm mạnh từ 30 - 50% do giảm nhu cầu tại châu Âu và Mỹ.

Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực Nguyên nhân 3: Giá cước vận tải tăng sốc, giảm sâu

Theo dự đoán, đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhu cầu vận tải đường biển thế giới năm 2020 giảm khoảng 30%, tương đương với mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Ví dụ, thời điểm dịch Covid-19 chưa diễn ra, giá cước hàng clinker từ Việt Nam đi Trung Quốc khoảng 8-10 USD/tấn (tùy từng cảng) thì hiện giảm xuống chỉ còn 5-7 USD/tấn. Hàng xi măng bao đi Philippines, đầu năm 2020, giá cước khoảng 11 USD/tấn, hiện là 7 USD/tấn. Đối với vận tải biển nội địa, giá cước

25

vận tải cũng giảm mạnh. Nếu thời điểm trước dịch, cước vận chuyển clinker từ Hải Phòng đi Sài Gòn khoảng 190.000-200.000 đồng/tấn, khi dịch mới bùng phát là 185.000 đồng/tấn, hiện tại chỉ còn 170.000 đồng/tấn. Tình trạng này dẫn tới nhiều tàu phải ngừng hoạt động do giá cước giảm, lượng hàng giảm. Công suất hoạt động tàu lại quay về mức dưới 50% như thời gian chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực Nguyên nhân 4: Số tuổi của đội tàu

Đội tàu biển Việt Nam hiện nay hầu hết là các tàu đã qua sử dụng, công nghệ cũ, nên việc đầu tư nâng cấp là bài toán khó về chi phí, dẫn đến giảm sức cạnh tranh với đội tàu thế hệ mới của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, trọng tải nhỏ cũng là điểm bất lợi của đội tàu Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại sở hữu các tàu có trọng tải lớn, trong bối cảnh khách hàng có xu hướng chuyển sang thuê các tàu lớn để tiết kiệm chi phí. Một khó khăn khác là biến động giá nhiên liệu, vốn chiếm chiếm từ 40 - 45% chi phí vận hành, nhất là với các tàu không áp dụng phương pháp cho thuê định hạn, mà chào giá tổng thể cho từng đơn hàng.

Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực Nguyên nhân 5: Thị trường vận tải biển

Do dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu đã tác động sâu sắc đến thị trường vận tải biển. Giao thương bị hạn chế, nhu cầu giảm mạnh khiến giá cước vận tải sụt giảm theo. Chỉ số BDI khởi đầu năm ở mốc 974 điểm nhưng ngay sau đó giảm xuống và duy trì quanh mức 410 - 700 điểm cho đến tháng 6/2020. Mặc dù giai đoạn cuối năm, tháng 12/2020 chỉ số BDI có phục hồi lên mức 1.366 điểm, song song với đó thị trường có chuyển biến tích cực nhưng cũng chưa thể bù đắp được giai đoạn khó khăn đầu năm.

Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực

Một số biện pháp khắc phục:

- Đầu tư thêm cơ sở vật chất, đầu tư thêm tàu cỡ lớn đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Phối hợp cùng các tàu kiểm soát mức tiêu thụ nhiên liệu, vật tư…

- Tiếp tục đào tạo cán bộ, nhân viên để nâng cao chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

26

- Tăng khả năng quay vòng vốn, giảm thời gian chạy rỗng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu.

- Tiếp tục đàm phán, tái cơ cấu tài chính với ngân hàng.

2.2.1.2. Dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ

Giá trị dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ của công ty năm 2020 so với năm 2019 tăng 26224 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 6,06%, đây là biểu hiện tốt. Lí do chính cho sự phát triển này là vì:

- Vinafco là một trong những đơn vị đầu tiên được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ thuộc Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”Việc đạt được chứng nhận ISO 39001:2014 nằm trong định hướng của Công ty Cổ phần Vinafco nhằm cam kết góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro về an toàn giao thông đường bộ, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông cho cán bộ, nhân viên Vinafco, người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Dịch vụ vận tải vẫn là nòng cốt của công ty với đội ngũ tàu biển và hệ thống toa xe chở hoá chất chiếm ưu thế trên thị trường trong nước.

27

- Trình độ quản lý kho bãi của Vinafco đã được cải thiện một cách vượt trội. Đáng kể là việc công ty đang áp dụng và cải tiến trình quản lý kho SWM của công ty cổ phần chuỗi cung ứng thông minh( SmartLog) để có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu phức tạp của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ngày nay.

2.2.1.3. Các dịch vụ khác

Năm 2020, nguồn thu từ các dịch vụ khác của Vinafco đã giảm 4530 triệu đồng, tương đương tỉ lệ giảm 15,3% so với năm 2019. Sự giảm này là do công ty đã tập trung nguồn lực để phát triển các dịch vụ cốt lõi, cộng với sự cắt giảm nhân lực nên nguồn thu từ các dịch vụ khác giảm xuống là điều dễ hiểu.

2.2.2.Lao động, tiền lương

2.2.2.1.Tổng số lao động

Chỉ tiêu này đã có sự biến động rõ rệt, từ 677 người còn 650 người cho thấy tác động đáng kể của dịch Covid-19: việc làm ít, nhân công dư thừa khiến công ty buộc phải cắt giảm nhân sự cũng như có một số công nhân vì hoàn cảnh địa lí ( trong vùng dịch, bị cách li,…) phải ngừng hoặc tạm ngừng công việc của mình.

2.2.2.2.Năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ở đầu bài, ta có thể thấy: Năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp bị sụt giảm gần 7%, tức giảm 26 triệu đồng/ người từ năm 2019-2020. Có thể nói đây là nhân tố quan trọng trong số 4 nhân tố thuộc chỉ tiêu lao động để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất của Doanh nghiệp. Nhưng Vinafco đã để chỉ tiêu này ảnh hưởng xấu, nguyên nhân này có thể là do:

Nguyên nhân 1: Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

Cơ chế tuyển dụng, đào tạo người lao động còn chưa thật sự sát sao và củng cố một cách triệt để. Có thể số nhân lực mới thay cho số nhân lực cũ trình độ tay nghề còn nhiều thiếu sót, nếu như đi cùng với sự giám sát không chặt chẽ của người quản lý thì kéo theo năng suất lao động của toàn Doanh nghiệp sẽ giảm. Nếu chỉ tiêu này không được cải thiện thì khó có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp một cách bền vững và đổi mới.

28

Biện pháp: Cần có đội ngũ chuyên viên đào tạo có năng lực thực sự để giúp cho

những người lao động có trình độ còn hạn chế được nâng cao. Ngoài ra cần thắt chặt cơ chế tuyển dụng lao động, đủ tiêu chuẩn, tránh tình trạng tiêu cực nhận người quen biết không có chuyên môn. Cấp cao quản lý cần sát sao trong việc kiểm tra tiến độ làm việc của công nhân theo đúng kế hoạch.

Nguyên nhân 2: Máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ còn lạc hậu

Nếu như tay năng suất lao động được cai thiện nhưng những thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung.

Đây vừa là nguyên nhân chủ quan (là chính), vừa là nguyên nhân khách quan. Biện pháp: Doanh nghiệp phải tạo ra được danh tiếng, uy tín, làm việc có hiệu

quả để thu hút sự đầu tư của các bên liên quan. Chỉ tiêu này chỉ có thể được cải thiện khi Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn (do Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, vốn sẵn có của Doanh nghiệp, nhà nước đầu tư,..) để nâng cấp trang thiết bị.

Nguyên nhân 3: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 (nguyên nhân quan trọng nhất):

Khi dịch hoành hành, công nhân viên bị hạn chế đi lại, hạn chế tiếp xúc,... nên tiến độ công việc vì thế cũng sụt giảm đáng kể. Một số nhân viên đóng vai trò chủ chốt thì bị cách li, không tham gia vào công việc được…Không những thế, nhu cầu dịch vụ giảm đi đáng kể, theo đó công nhân có ít việc để làm. Mặc dù công ty đã đưa ra các chính sách, những phương pháp để thúc đẩy năng suất như mở thêm các dịch vụ (vận tải chuyên tuyến, dịch vụ lưu trữ tài liệu…) nhưng mức độ ảnh hưởng của dịch Covid- 19 là quá lớn.

2.2.2.3.Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân

Tổng quỹ lương của Doanh nghiệp giảm (giảm 7.22%) kéo theo Tiền lương bình quân giảm (giảm 8.1%) trong vòng 1 năm. Sự biến động của tiền lương bình quân toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố:

- Sự biến động của tiền lương bình quân từng bộ phận trong doanh nghiệp - Sự thay đổi kết cấu lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp

Năm 2020 so với năm 2019, tổng giá trị sản xuất giảm 14812 triệu đồng, tương ứng giảm gần 3%; Số lao động cũng giảm đáng kể; Năng suất lao động sụt giảm gần 7% là nguyên nhân dẫn đến tổng quỹ lương và tiền lương bình quân đi xuống.

29

Nguyên nhân: Biến động thị trường

Do các hoạt động dịch vụ của công ty dưới tác động của các yếu tố kinh tế xã hội, thách thức, giá cả đầu vào, sức cạnh tranh,... dẫn đến các hoạt động dịch vụ không được khai thác triệt để làm giá trị sản lượng giảm→ năng suất gảm→tổng quỹ lương và tiền lương giảm.

Đây là nguyên nhân khách quan, tiêu cực

2.2.3. Chỉ tiêu tài chính

2.2.3.1. Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Thông qua bảng 2.1 ta có thể thấy doanh thu năm 2020 đã tăng 51 tỷ 867 triệu đồng tương đương 5,21% so với năm 2019. Đây là một kết quả hết sức ấn tượng của công ty trong một năm có nhiều biến động cũng như khó khăn vừa rồi. Điều này đã chứng minh rằng Vinafco đã luôn học hỏi, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và đa dạng, bước ra khỏi khu vực an toàn và cố gắng thích nghi với các tình huống mới để tiếp tục cung cấp các giải pháp hoàn hảo cho khách hàng. Ngoài ra, một trong những lí do khiến cho doanh thu tăng mạnh là uy tín của công ty trên thị trường tăng cao nhờ đã lọt vào top 10 công ty uy tín ngành Logistics năm 2020 và lọt top 100 doanh nghiệp tiêu biểu ASIA 2019. Trong những năm tới, công ty nên tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển cũng như đáp ứng cho khách hàng của mình những giải pháp Logistics toàn diện hơn nữa để nâng cao thị phần của công ty trong nước cũng như trong khu vực Đông Nam Á.

2.2.3.2. Chi tiêu

Chỉ tiêu chi tiêu trong năm 2020 đã tăng 1 tỷ 628 triệu đồng ( tương đương 2,2%) so với năm 2019. So với mức tăng trưởng vượt trội của doanh thu thì mức tăng của chi tiêu là vô cùng hợp lý. Doanh thu tăng cao, tức là doanh nghiệp đã phải cung cấp dịch vụ nhiều hơn, việc này kéo theo những chi tiêu phải tăng lên một cách đáng kể nhưng mức tăng chi tiêu của Vinafco vẫn giữ được ở mức thấp, đây là một điều đáng khen ngợi đối với công ty. Điều gì đã giúp cho Vinafco tiết kiệm được 1 khoản chi tiêu khổng lồ như vậy?

Thứ nhất, công ty đã tạo một timeline chi tiết theo từng sản phẩm từ đầu đến

30

được vận chuyển để giao đúng thời hạn và những tác động có thể thực hiện để giảm các chi phí trong quá trình đó.

Thứ hai, áp dụng cross-docking để có thể cắt giảm đáng kể các chi phí cho việc

bảo quản, lưu chữ hàng hóa ở các kho hàng. Vinafco với nhiều năm cung cấp dịch vụ cho những đơn vị bán lẻ hàng đầu như BigC, Central, Saigon Co.op, Aeon, VinGroup... đang áp dụng thành công mô hình cross-docking, mang lại hiệu quả tối ưu cho thị trường bán lẻ nói chung và các nhà cung cấp nói riêng. Tại Vinafco, hàng hóa sẽ được hệ thống vận tải gom tận nơi tập trung về một điểm tập kết và cùng với những đơn hàng khác, đóng đầy một container Hàng hóa từ Nam ra Trung, Bắc và ngược lại, sẽ được vận chuyển bằng đường biển tới cảng đích sau đó tiếp tục chia ra những xe nhỏ vận chuyển tỏa về các điểm giao hàng lẻ.

Thứ ba, việc cắt giảm nhân công cũng góp phần trong việc giảm thiểu chi phí

nhân công – một trong những chi phí quan trọng trong quá trình thự hiện dịch vụ Logistics.

2.2.3.3. Lợi nhuận

Như bảng trên, ta đã có thể thấy tuy rằng doanh thu đã tăng một cách vượt trội, thế nhưng lợi nhuận năm 2020 của công ty lại giảm 20 tỷ 805 triệu, chỉ bằng 80,77% so với năm 2019. Nguyên nhân cho sự giảm sút lợi nhận này của Vinafco có thể là do:

Thứ nhất, theo cách phân tích tài chính thì có thể do công ty đang trong tình

Một phần của tài liệu Đề tài đánh giá, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vinafco (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)