Đọc – hiểu văn bản:

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh cho học sinh THPT trong dạy học thơ văn hồ chí minh ở lớp 11 và 12 (Trang 29 - 34)

1. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:

- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn:

+ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.

GV phân tích rút ra Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

Người đã nắm chắc mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền dân tộc. Dân tộc không được độc lập thì cũng chẳng có quyền con người. Trong những nước thuộc địa thì tình trạng này đã quá rõ. Và nguyên tắc mà Hồ Chí Minh nêu lên thì đã được xác nhận trong hiến chương Liên Hợp Quốc và trong tuyên ngôn về các quyền con người được liên Hợp Quốc thông qua năm 1948. Sự đóng góp của bản tuyên ngôn độc lập 2-9-45 của Việt Nam vào lí luận quyên con người gắn với quyền dân tộc là rất quan trọng. Bác đã xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người.

con người và các dân tộc.

“Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”

 từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên thành quyền lợi của dân tộc ta.

+ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

=> “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”: khẳng định dứt khoát để chuyển sang phần tiếp theo.

Bác dựa vào những chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để nêu lên điều gi mới?

Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.

những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác.

Dự kiến tiết 2.

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tim hiểu những tội ác của Pháp mà Bác đã ghi nhận trong bản tuyên ngôn.

+ GV: Trong đoạn văn này, Bác muốn nêu lên điều gi? + HS: Phát biểu

2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp vàkhẳng định quyền độc lập tự do của dân khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:

a.Tố cáo tội ác của Pháp:

- Nêu khái quát:

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.”

 phủ nhận hoàn toàn thái độ của Pháp, đã phản bội lại lời lẽ của cha ông.

+ GV: Khi Pháp có luận điệu về công “khai hóa” nhân dân các nước thuộc địa, Bác đã kể những tội gi của chúng?

- Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngônkể tội chúng: kể tội chúng:

+ Về chính trị:

 Cách viết xuống dòng, phép lặp cú pháp: phơi bày rõ ràng, dồn dập, tăng dần những tội ác của Pháp.

+ GV: Về kinh tế, bọn thực dân Pháp đã có những chính sách gi?

+ HS: Phát biểu.

+ Về kinh tế:

. Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí.

. Gây ra nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 làm 2 triệu đồng bào ta bị chết.

+ GV: Khi Pháp kể công

“bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng điều gi?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

- Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng:

+ “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.” + “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”

 bán nước ta hai lần cho Nhật. + GV: Khi Pháp khẳng định

Đông Dương là thuộc địa của chúng, Bác nói lên sự thật gi?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

- Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngôn nói rõ:

+ “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.”

+ “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”

 Đông Dương là thuộc địa của Nhật, ta giành lại chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp

+ GV: Khi Pháp muốn nhân danh Đồng minh để vào chiếm lại Đông Dương, Bác đã vạch trần những tội trạng gi của chúng?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

+ GV: Bác đã lên án thêm những tội ác gi của chúng? + GV: Trong đoạn văn này, Bác muốn khẳng định điều gi? .+ HS: Phát biểu.

GV chốt vấn đề và nêu tư tưởng của Bác:

Thông qua bản cáo trạng tội ác của Pháp giúp học sinh ý thức được quyền độc lập của dân tộc, niềm tự hào của Tổ quốc, thấy được sức mạnh của chính nghĩa, biết phân biệt bạn hay thù một cách rõ rang, lòng căm thù tội ác và tinh thần yêu nước…

- Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn vạch rõ:

+ Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật. + “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”

 Bác bỏ luận điệu giả dối và lên án tội ác dã man, đê tiện của chúng.

+ “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”

 Chỉ có Việt Minh mới thuộc phe Đồng minh và đứng lên giải phóng dân tộc.

+ GV: Sau cuộc đảo chính, nhân dân ta đã đối xử với người Pháp bằng những thái độ gi?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

+ GV: Chốt lại vấn đề.

- Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp:

+ Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật

+ Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp.

+ GV: Trong đoạn văn này, Bác đã tuyên bố trước toàn thể nhân dân thế giới điều gi?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

+ GV: Người còn nêu lên quyết tâm gi của dân tộc?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

+ GV: Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc binh đẳng ở hai hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi điều gi?

+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

+ GV: Chốt lại.

b. Khẳng định quyền độc lập tự do củadân tộc: dân tộc:

 Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp ký về nước Việt Nam

- “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.”

 thể hiện quyết tâm chống lại mọi âm mưu xâm lược.

 kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

- “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

=> Các chứng cứ, lí lẽ đều thấu lí đạt tinh.

Một phần của tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh cho học sinh THPT trong dạy học thơ văn hồ chí minh ở lớp 11 và 12 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w