Nguyên liệu :
Phân xưởng RFCC xử lý cặn chưng cất khí quyển đã qua xử lý bằng hydro từ phân xưởng RHDS
Sản phẩm:
Phân xưởng RFCC sản xuất ra các dòng sản phẩm sau:
Dòng LPG đã được xử lý bằng amin. Dòng LPG này sẽ được xử lý tiếp tục bằng xút để loại mercaptan sau đó được đưa đến tháp tách riêng propane và butane.
Sau khi đã được loại bỏ mercaptan, dòng LPG sẽ được tách ra. Một dòng C3 được đưa đi làm nguyên liệu cho xưởng thu hồi propylene (PRU) để sản xuất propylene, C4s được đưa đến phân xưởng InAlk, và một dòng C3 sẽ được đưa đi phối trộn LPG thương phẩm.
Gasoline nhẹ (LFG) được đưa đến bồn chứa sau khi đã qua xử lý bằng xút. Gasoline nặng (HFG) được đưa trực tiếp đến bồn chứa.
LCO được đưa đi làm nguyên liệu cho phân xưởng GOHDS hoặc được đưa đi phối trộn FO.
CLO được đưa đi phối trộn FO.
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái 35 SVTH: Lâm Hoàng Biết Off-gas được đưa đi làm fuel gas làm nhiên liệu đốt.
Nước chua được đưa đi khử chua. 2.2.8.3. Công suất thiết kế.
Phân xưởng RFCC được thiết kế để xử lý 10914 tấn/ngày cặn của phân xưởng RHDS. Cả hai chế độ max propylene và max gasoline đều có thể vận hành với công suất trên.
2.2.8.4. Yêu cầu thiết kế
Phạm vi hoạt động
Phân xưởng RFCC được thiết kế để hoạt động tốt trong khoảng 50-100% lượng nguyên liệu thiết kế trong khi vẫn đáp ứng tất cả các chỉ tiêu kĩ thuật của sản phẩm.
Cấu hình lò phản ứng/tái sinh xúc tác
Cấu hình một ống đứng đáp ứng các mục tiêu cần thiết về sản lượng propylene. Để thu hồi tối đa propylene trong quá trình xử lý khí không bão hòa, phân xưởng được lắp đặt thêm một tháp hấp thụ/tách. Dự kiến cấu hình này sẽ không bao gồm thiết bị làm mát xúc tác.
Hệ thống lò phản ứng/tái sinh được thiết kế bao gồm các chi tiết sau đây: Đường kính lò phản ứng/tái sinh
Số cyclone
Đường kính ống đứng Tiêm nguyên liệu
Vị trị và việc sắp xếp các van trượt
Nhà sản xuất cung cấp điều kiện vận hành bao gồm: Tỷ lệ xúc tác/nguyên liệu
Nhiệt độ và áp suất của lò phản ứng/tái sinh
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Thái 36 SVTH: Lâm Hoàng Biết Mức kim loại trên xúc tác.