Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

Một phần của tài liệu BỘ LUYỆN THI, dạy THÊM lớp 9 CHI TIẾT (Trang 41 - 42)

- Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng thật là

b/ Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

* Nội dung:

- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

* Nghệ thuật:

- Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn.

II/PHÂN TÍCH

1/Những nét độc đáo, khác lạ của bài thơ: a/ Nhan đề :

- Dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.

- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Hai chữ “Bài thơ” thêm vào cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Ông không chỉ viết về những chiếc xe khong kính – hiện thực khốc liệt của cuộc chiến mà chủ yếu nhà thơ muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến. Đây cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả - khai thác chất thơ từ chính hiện thực thô ráp của cuộc chiến.

- “Tiểu đội xe không kính” cũng là một cái tên tự đặt- rất lính, rất tếu táo, rất ấn tượng.

 Nhan đề này đã gợi mở chủ đề, tạo được giọng điệu, sắc điệu thẩm mĩ riêng cho bài thơ và gây ấn tượng cho người đọc.

Một phần của tài liệu BỘ LUYỆN THI, dạy THÊM lớp 9 CHI TIẾT (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w