Khổ 5+6: Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.

Một phần của tài liệu BỘ LUYỆN THI, dạy THÊM lớp 9 CHI TIẾT (Trang 45 - 46)

- Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng thật là

b/ Khổ 5+6: Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc.

- Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên những “tiểu đội xe không kính”. - Họ có thể “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mà không cần mở cửa xe, thoải mái,

tự hào và thắm tình đồng đội. Chỉ một cái bắt tay cũng ấm lòng, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau. Cái bắt tay truyền cho nhau cả tâm hồn, tình cảm. Tình cảm ấy thắm thiết như ruột thịt, như anh em trong gia đình.

- “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời – Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” là một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật tếu hóm và tình cảm thật sâu nặng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau trong những cái chung: chung bát, chung đĩa, nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn thách thức nguy hiểm phía trước.

- Khi hành quân các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo, những sinh hoạt, nghỉ ngơi thật ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính thật vui tươi, lạc quan, có cái gì xao xuyến: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”. “Chông chênh” gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực vẫn vững vàng, kiên định, vượt lên tất cả. Chính mình đồng đội đã tiếp cho họ sức mạnh để tâm hồn họ phơi phới lạc quan. Phải chăng chính tình cảm ấy đã nâng lên câu hát nâng bước chân người lính tiếp tục vượt qua những lần “bom giật bom rung” để rồi “lại

đi, lại đi trời xanh thêm”.

- Điệp ngữ “lại đi” khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới. Hình ảnh “trời xanh thêm” gợi lên tâm hồn chan chứa lạc quan, đầy hy vọng, yêu đời của người lính.

Một phần của tài liệu BỘ LUYỆN THI, dạy THÊM lớp 9 CHI TIẾT (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w