Một số kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động TTSP của Cty thiết bị đo Điện (Trang 62 - 67)

Để tạo điều kiện cho Công ty TNHH Sông Công Hà Đông nói riêng và ngành sản xuất linh kiện phụ tùng xe gắn máy nói riêng vượt qua được những khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, tận dụng thế mạnh về nguyên vật liệu trong nước, giải quyết việc làm và hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm Nhà nước cần có những chính sách như sau:

- Nhà nước cần có chính sách giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, nguyên vật liệu đặc chủng không có trong nước.

- Nhà nước cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc với các hoạt động nhập khẩu trái phép, buôn lậu, làm bằng giả, nhãn mác giả nhằm tạo sự yên tâm cho các Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Tạo lập môi trường kinh doanh cho thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty nói riêng và của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm nói chung.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với cấu trúc của thị trường, bảo đảm sự ổn định và nhất quán nhiều thành phần.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài: xúc tiến thành lập tổ chức khuyến mại thương mại, Chính phủ có nhiệm vụ khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát huy được hiệu quả của các tham tán viên.

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho các Doanh nghiệp và nó cũng bắt buộc các Doanh nghiệp phải năng động, và sáng tạo phong cách kinh doanh đúng đắn trong cơ chế thị trường. Thị trường là yếu tố sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào,

phát triển thị trường là điều kiện bắt buộc có tính chất sống còn đối với mọi Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Công ty TNHH Sông Công Hà Đông là Công ty sản xuất linh kiện phụ tùng xe gắn máy. Công ty đã thành lập được 13 năm, Công ty đã và đang phát triển không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó là một số vấn đề và phát triển thị trường mà Công ty cần phải giải quyết như việc quản lý phân phối còn chưa thống nhất, chính sách phát triển thị trường còn chưa đồng bộ, kế hoạch chưa được rõ ràng, hoạt động quảng cáo chưa thường xuyên và định kỳ cho nên chưa đem lại hiệu quả cao nhất.

Theo chiến lược phát triển Công nghiệp Xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt mới đây, thì mục tiêu phấn đấu của Ngành là phải xây dựng và phát triển ngành Công nghiệp Xe máy Việt Nam trở thành một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu xe máy, linh kiện và phụ tùng mạnh của khu vực. Lộ trình thực hiện được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2006 - 2010, giai đoạn 1 từ năm 2010 – 2015, giai đoạn 3 từ năm 2011 – 2025. Theo đó đến năm 2015, ngành sẽ đáp ứng 95% linh kiện phụ tùng động cơ xe gắn máy; Thiết lập được hệ thống các nhà sản xuất, cung ứng linh kiện xe máy có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành và dịch vụ sau bán hàng; Tập trung xuất khẩu được các loại xe máy, linh kiện và phụ tùng xe; Thiết lập và đưa vào hoạt động các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trước năm 2010; Tự thiết kế và sản xuất được các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu sạch.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Ngành Công nghiệp Xe máy Việt Nam cần phải tập trung đầu tư theo những hướng sau:

+ Thứ nhất là: Tích cực chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí chính xác, hoá chất cao su nhựa, điện, điện tử, vật liệu mới; Đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của xe máy Việt Nam; Nghiên cứu sản xuất xe máy cao cấp, xe máy chuyên dùng là các loại xe sử dụng nhiên liệu sạch.

+ Thứ hai là: Triển khai xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường Châu Phi, Tây Nam Á và Mỹ La Tinh; Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm xe máy, linh kiện và phụ tùng có lợi thế cạnh tranh, phù hợp nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực, từng thị trường; Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất trong nước, với khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh, nghiên cứu thiết kế xe phù hợp với thị trường xuất khẩu.

+ Thứ ba là: Huy động mọi nguồn lực khoa học công nghệ trong nước, kết hợp với việc mở rộng hợp tác quốc tế, trong đó có thu hút đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh thiết kế sản phẩm mới; Chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại, có kết hợp tiếp thu công nghệ của nước ngoài, để phát triển công nghệ trong nước.

+ Thứ tư là: Liên kết, hợp tác hệ thống các nhà sản xuất cung cấp linh kiện, phụ tùng xe máy có sức cạnh tranh cao, tiến tới tham gia sản xuất, cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô; Cải tiến lại công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kỹ năng sản xuất hàng loạt trong các doanh nghiệp; Đồng thời nâng cao vai trò, chức năng của hiệp hội xe máy (là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) trong toàn ngành công nghiệp xe máy Việt Nam.

Thị trường xe máy, sản xuất linh kiện phụ tùng xe gắn máy hứa hẹn còn rất nhiều tiềm năng, hy vọng với những định hướng nêu trên, Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe gắn máy sẽ thu được kết quả tốt đẹp từ việc cải cách lại công tác quản lý, đến xắp xếp cơ cấu sản xuất và đầu tư kinh doanh….Song trên hết, các doanh nghiệp cần phải chủ động, sáng tạo đi lên bằng chính đôi chân của mình. Có vậy mới có thể đưa ngành Công nghiệp xe gắn máy cũng như ngành sản xuất linh kiện phụ tùng xe gắn máy của Việt Nam phát triển, cạnh tranh với các thương hiệu xe gắn máy nổi tiếng ở các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Marketing Thương Mại

TS.Nguyễn Xuân Quang – NXB Thống kê –1999

2. Tại sao bán hàng không được

Người dịch: Trần Quang Tuệ - NXB Tuổi Trẻ

3. Thuật chinh phục khách hàng

Jacques Horivitz NXB Thống kê 1993

4. Nghiệp vụ và quản trị bán hàng

Phạm Thị Gái – NXB Giáo Dục 1997

5. Quản trị Doanh nghiệp Thương Mại

PGS.TS Hoàng Minh Đường, TS. Nguyễn Thừa Lộc NXB Giáo dục –1998

6. Phân Tích hoạt động kinh doanh

Phạm Thị Gái – NXB Giáo Dục

7. Kinh tế Thương Mại

GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân NXB Thống Kê.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG……….

1.1- ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………..

1.1.1- Đặc điểm thị trường kinh doanh……… 1.1.2- Đặc điểm sản phẩm kinh doanh………. 1.2- YÊU CẦU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG……….

1.2.1- Phát triển thị trường do năng lực sản xuất của Công ty………. 1.2.2- Phát triển thị trường do cạnh tranh ngày càng gay gắt……….. 1.2.3- Phát triển thị trường do sự thay đổi nhu cầu của khách hàng……... 1.3- NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG……….

1.3.1- Phát triển thị trường theo chiều rộng……… 1.3.2- Phát triển thị trường theo chiều sâu………. 1.4- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………..

1.4.1- Các nhân tố thúc đẩy sự phát triển……….

1.4.2- Các nhân tố kìm hãm sự phát triển………...

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………

2.1- KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG……….. 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty……….. 2.1.2- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông………..

2.1.3- Bộ máy Quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông……….

2.2- THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………..

2.2.1-. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông……….

2.2.2- Quản lý tài chính của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông………... 2.2.3- Yếu tố đầu vào sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông………

2.3- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………

2.3.1- Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông……….

2.3.2- Các giải pháp đã vận dụng để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông………...

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………

3.1- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………

3.1.1- Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông. 3.1.2- Mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Sông Công Hà Đông………

3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY TNHH SÔNG CÔNG HÀ ĐÔNG………..

3.2.1- Tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường………

3.2.2- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm………

3.2.3- Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối………

3.2.4- Chú trọng và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty………...

3.2.5- Cải tiến và cũng cố uy tín của Công ty trên thị trường………

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC………

3.3.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên……….

3.3.2- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức………..

3.3.3- Một số kiến nghị với nhà nước………..

KẾT LUẬN………..

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động TTSP của Cty thiết bị đo Điện (Trang 62 - 67)