Dự báo nhu cầu sản phẩm giầy dép thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 89 - 90)

Là một ngành hướng ra xuất khẩu, ngành giầy dép Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp giầy dép tiềm năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng giầy dép của các nước trên thế giới ngày càng tăng cùng với sự cải thiện của đời sống kinh tế xã hội. Dự báo đến năm 2008, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giầy dép của thế giới vẫn tiếp tục tăng, bởi giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng thời trang không thể thiếu được, đặc biệt là ở các nước có khí hậu lạnh, người dân không thể không đi giầy.

Về xu hướng tiêu dùng, thời trang giầy dép có liên quan mật thiết đến sự phát triển thời trang trong cách ăn mặc. Theo một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, người dân ở các nước EU có xu hướng chuyển sở thích từ quần áo sang trọng sang quần áo bình thường hơn. Xu hướng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường giầy dép. Theo đó, giầy vải và giầy thể thao đã trở thành những sản phẩm chấp nhận được trong những trường hợp không phải đi làm và bây giờ mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng. Bên cạnh đó, xu hướng thời trang giầy dép hiện nay không còn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà thiết kế, mà ảnh hưởng bởi mong muốn được thoải mái, đa năng và mang tính cá nhân. Ngoài ra, thời trang giầy dép còn bị ảnh hưởng bởi thể thao, phim ảnh, âm nhạc, sự kiện nghệ thuật và văn hóa của giới trẻ. Giới trẻ hay thay đổi nhưng nhãn hiệu vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự lựa chọn của họ. Đây là một điểm bất lợi đối với các công ty kinh doanh xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, bởi hầu hết người tiêu dùng ở nước nhập khẩu vẫn chưa biết đến thương hiệu của da giầy Việt Nam.

Về giá cả, do xu hướng biến động giá cả nguyên vật liệu trên thế giới trong thời gian qua đã khiến cho giá cả của mặt hàng giầy dép có xu hướng tăng, đây là một bất lợi bởi sản phẩm giầy dép xuất khẩu của ta vốn dĩ đã khó cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, ưu thế của ta về công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh giúp giảm giá thành sản phẩm nhưng nay đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn và biến động lớn, do người lao động có xu hướng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ có thu nhập cao hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w