Nguyên tắc chỉ đạo cho các ban tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm ( 60 trang) (Trang 28 - 29)

1. Uỷ ban tiêu chuẩn hoá của quốc tế về thực phẩm CAC

1.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho các ban tiêu chuẩn.

Thành phần của các tiểu ban.

Tư cách thành viên:

1. Thành viên của các tiểu ban soạn các tiêu chuẩn áp dụng cho toàn thế giới là những thành viên của Uỷ ban đã thông báo cho tổng giám đốc FAO hay WHO nguyện vọng của họ muốn được xem là thành viên đương nhiên hay thành viên được lựa chọn do Uỷ ban dự định.

Chỉ được là thành viên của các tiểu ban lập ra để soạn thảo các tiêu chuẩn cho vùng này hay cho một nhóm nước những thành viên của Uỷ ban thuộc về vùng hay nhóm nước có liên quan. Quan sát viên:

2. Bất cứ thành viên nào khác của Uỷ ban hoặc bất cứ thành viên dự bị của FAO hay WHO chưa là thành viên của Uỷ ban có thể tham gia với tư cách là quan sát viên vào bất kỳ tiểu ban nào nếu như thành viên ấy đã thông báo cho Tổng giám đốc FAO hay WHO về nguyện vọng muốn như vậy.

Những nước ấy có thể tham gia đầy đủ vào các cuộc thảo luận của Uỷ ban và sẽ được tạo ra cơ hội giống như các thành viên khác để phát triển quan điểm của họ. Nhưng không có quyền bỏ phiếu tán thành hay bác bỏ các kiến nghị về thực chất hoặc về thủ tục các tổ chức quốc tế có quan hệ chính thức với FAO hoặc WHO cũng được mời để tham dự với tư cách quan sát viên các cuộc họp của các tiểu ban mà họ quan tâm.

Tổ chức và nhiệm vụ.

Chức Chủ tịch.

3. Uỷ ban tiêu chuẩn hoá quốc tế với sản phẩm sẽ chỉ định một nước thành viên của uỷ ban đã biểu lộ thiện ý chấp nhận trách nhiệm về tài chính

và các trách nhiệm khác để có trách nhiệm chọn một Chủ tịch tiểu ban. Nước thành viên có liên quan này sẽ có trách nhiệm chọn một Chủ tịch của tiểu ban trong số người dân nước họ. Nếu như người ấy vì một lý do nào đó không làm chủ tịch được thì nước thành viên có liên quan sẽ chỉ định một người khác giữ chức vụ Chủ tịch chừng nào mà người Chủ tịch không làm nhiệm vụ được. Một tiểu ban có thể chỉ định tại bất kỳ một kỳ họp nào một hay nhiều phát ngôn viên trong số đại biểu có mặt.

Ban thư ký.

4. Một nước thành viên mà ở đấy tiểu ban tiêu chuẩn tổ chức hội nghị sẽ chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các dịch vụ cho hội nghị bao gồm cả Ban thư ký. Ban thư ký phải có bộ phận nhân viên tốc ký và đánh máy có khả năng làm việc dễ dàng với các ngôn ngữ sử dụng tại khoá họp và có thiết bị đánh máy và in ấn thích hợp cho họ sử dụng.

Cần tổ chức việc phiên dịch, tốt nhất là phiên dịch đồng thời cho tất cả các ngôn ngữ sử dụng trong khoá họp và các việc như báo cáo của khoá họp cần được thông qua viết bằng hơn một ngôn ngữ làm việc.

5. Nhiệm vụ của tiểu ban tiêu chuẩn bao gồm:

- Lập lên một danh sách các ưu tiên thích ứng trong số các đối tượng và sản phẩm theo các ngôn từ tham khảo.

- Xem xét các loại sản phẩm cần được xây dựng tiêu chuẩn, tức là xem xét các vật liệu cần chế biến tiếp theo thành thực phẩm có cần xây dựng tiêu chuẩn không.

- Soạn thảo các tiêu chuẩn dự thảo theo các ngôn từ tham khảo.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm ( 60 trang) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w