Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm ( 60 trang) (Trang 46 - 49)

III. 4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM

4.6.Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm.

1. Chức năng: Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm là tổ chức tư vấn và phối hợp hoạt động về quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm trên cơ sở pháp lệnh chất lượng hàng hoá, luật thực phẩm, các quy định của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.

2. Nhiệm vụ.

Uỷ ban phối hợp quản lý chất lượng thực phẩm có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Kiến nghị các chính sách quốc gia đối với chất lượng thực phẩm và về sự kiểm soát của nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ và giúp đỡ người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm, tránh các tác hại do thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra.

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm (đối tượng quản lý, nội dung, yêu cầu, phương pháp quản lý, về tổ chức, pháp chế, kỹ thuật về các hoạt động khác có liên quan như tiêu chuẩn hoá, đo lường, chứng nhận chất lượng...).

- Tổ chức các cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tập hợp lực lượng hướng tới mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng thực phẩm.

- Xem xét góp ý kiến về tình hình xây dựng tổ chức và hoạt động của cả hệ thống.

- Xem xét đề nghị các hình thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên của hệ thống, các hình thức khuyến khích tinh thần và vật chất đối với các tổ chức và cá nhân có đóng góp xứng đáng cho hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm.

3. Thành phần của Uỷ ban phối hợp.

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Chủ tịch

b) Đại diện của Bộ y tế Phó chủ tịch

c) Đại diện Bộ NN và CNTP Phó chủ tịch

d) Đại diện UBKHNN Uỷ viên

e) Đại diện Bộ Thương mại Uỷ viên

g) Đại diện Tổng cục Hải quan Uỷ viên

h) Đại diện Bộ Công nghiệp nhẹ Uỷ viên

k) Đại diện văn phòng chính phủ Uỷ viên l) Cục trưởng Cục quản lý chất lượng thực phẩm Uỷ viên

Tuỳ theo yêu cầu của quản lý nhà nước đối với chất lượng thực phẩm và Uỷ ban phối hợp này có thể sẽ được bổ sung, thay thế các thành viên.

Trong khi làm việc Uỷ ban phối hợp có thể mời đại diện các cơ quan có liên quan, các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm để tham khảo ý kiến.

4. Quan hệ lề lối làm việc.

a) Uỷ ban làm việc theo nguyên tắc trao đổi ý kiến, đưa ra các nhận xét, đánh giá và kiến nghị, các giải pháp cho vấn đề được xem xét. Kiến n ghị của Uỷ ban đưa ra trên sự nhất trí của các thành viên, không lấy biểu quyết theo nguyên tắc đa số, những bất động không giải quyết được trong uỷ ban thì báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

b) Phương thức làm việc chính của uỷ ban là họp định kỳ và họp bất thường khi cần thiết.

Các thành viên Uỷ ban phải chuẩn bị kiến thức trước theo chương trình họp và các dự thảo đề án do bộ phận trực gửi, các thành viên phải nói rõ ý kiến nào là ý kiến của cơ quan mình đại diện, ý kiến nào là ý kiến của cá nhân mình.

c) Bộ phận trực (gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên thường trực).

Chịu trách nhiệm thu thập ý kiến chuẩn bị các dự thảo đề án, các chương trình họp cho uỷ ban chịu trách nhiệm hoàn chỉnh về nội dung và hình thức văn bản, các vấn đề mà uỷ ban đã nhất trí, gửi các văn bản đó tới các cơ quan và cá nhân có liên quan và cho các thành viên của Uỷ ban.

d) Cục quản lý chất lượng thực phẩm ( Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng) chịu trách nhiệm bố trí địa điểm làm việc của bộ phận trực, nơi hội họp của uỷ ban, các phương tiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của uỷ ban có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản - Thực phẩm ( 60 trang) (Trang 46 - 49)