II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM THỜI GIAN QUA.
2.1.2. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty.
Chiến lược thị trường của công ty là giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tranh thủ tìm kiếm kịp thời mở rộng thị trường mới với những mặt hàng mới. Năm 2003 và 2004 thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản và Hàn Quốc xen lẫn với một số khách hàng nội địa thì đến nay đã phát triển tới 20 thị trường với trên 30 khách hàng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ôxtrâylia, Nga, Đài Loan, Trung Quốc và các nước Châu Âu ..v..v..Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty được mở rộng không chỉ về số lượng các thị trường mà còn mở rộng cả về quy mô thị trường. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Huy Nam được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường. Đơn vị tính: 1000 USD. Thị trường Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỷ lệ
Châu Âu 245 6% 984 14% 2,949 27% Úc 0 0% 73 1% 216 2% Châu Á(không tính Nhật Bản) 1,551 38% 2,532 36% 4,219 39% Nhật Bản 1,837 45% 2,953 42% 3,000 28% Nội địa 449 11% 492 7% 433 4% Tổng 4,082 100% 7,032 100% 10,817 100%
Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Huy Nam.
Nhận xét về chiều hướng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Huy Nam thời gian qua ta thấy rằng:
- Từ năm 2005 đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty có xu hướng tăng nhanh theo từng năm từ 4,082 nghìn đôla năm 2005, đến 7,032 nghìn đôla năm 2006 và lên tới 10,817 nghìn đôla năm 2007. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên từng thị trường có nhiều biến đổi. Công ty đã bắt đầu định hướng, mở rộng và tiếp cận thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, hấp dẫn và nhiều tiềm năng như Úc, Châu Âu… tăng dần thị phần ở những thị trường này và giảm dần thị trường thường không mang lại hiệu quả cao.
- Năm 2007 là năm mà công ty có doanh số xuất khẩu cao nhất trong các năm đồng thời qua bảng trên ta thấy công ty đã có những chiến lược định hướng vào những thị trường đem lại hiệu quả cao đặc biệt là thị trường Châu Âu. Giảm thiểu được những hạn chế do quá bị phụ thuộc vào một số thị trường.
Một số đặc điểm về các thị trường xuất khẩu chính của công ty.
*. Thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ thuỷ sản tính trên đầu người là 70 kg/năm. Đây là thị trường xuất khẩu chính lớn nhất của hàng thuỷ sản Việt Nam, trong đầu những năm 90 chiếm khoảng 65-75% tổng giá trị xuất khẩu của hàng thuỷ sản nước ta, năm 1997 tỷ lệ này giảm xuống còn 43% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm đồng Yên Nhật bị mất giá. Nhận biết được vấn đề này, ban lãnh đạo công ty xác định Nhật Bản là một thị trường lớn, quan trọng, đầy sức hấp dẫn và sẽ là khách hàng tiêu thụ sản phẩm chính yếu của công ty. Điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật luôn ở mức cao : năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường Nhật là 1,837 nghìn đôla, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty . Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 2,953 nghìn đôla, chiếm 42%/tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng >60% so với năm 2005. Năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường này là 3,000 nghìn đôla, chiếm 28%/tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng 1,6 % so với năm 2006. Như vậy qua đó ta thấy được thị phần xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật không ngừng tăng lên theo từng năm tuy nhiên mức tăng có xu hướng giảm một phần là do giá các sản phẩm xuất sang Nhật liên tục giảm trong những năm gần đây. Một phần là do định hướng chiến lược của công ty là đa dạng hoá thị trường và nâng cao thị phần xuất khẩu sang một số thị trường mới như Úc, và đặc biệt là thị trường Châu Âu.
Cũng giống như thị trường Nhật Bản, Châu Âu(EU) là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới và nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản . Ở thị trường này có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản ngày càng không ngừng tăng lên. Nắm băt được tình hình này nên công ty đã có những chiến lược tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này điều đó được thể hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu tăng từ 245 nghìn đôla năm 2005 lên 984 nghìn đôla năm 2006 và lên tới 2,949 nghìn đôla năm 2007 tương ứng với thị phần xuất khẩu tăng từ 6% năm 2005 lên 14% năm 2006 và đạt tới 27% năm 2007. Ở thị trường này sản phẩm của công ty được xuất sang chủ yếu ở các nước như: Tây Ban Nha, Đan Mạch ,Italia và Đức với khoảng 90% tổng kim ngạch, 10% còn lại là xuất sang một số nước như: Hà Lan, Bồ Đào Nha.
*. Thị trường Châu Á(Không tính Nhật Bản)
Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu luôn luôn chiếm ở mức cao nhất chỉ trừ năm 2005 là đứng thứ 2 sau thị trường Nhật. Đây là thị trường truyền thống của công ty. Ở thị trường này sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang các nước như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan … các hàng rào phi thuế quan ở đây không nghiêm ngặt như ở Châu Âu, vì vậy chiến lược của công ty vẫn giữ vững và không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này
*. Thị trường nội địa.
Đây là giải pháp để tiêu thụ ban đầu sản phẩm khi công ty mới thành lập và đi vào hoạt động do chưa có nhiều bạn hàng nước ngoài. Tuy nhiên thị trường nội địa thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao và công ty luôn xác định thị trường mục tiêu của công ty là những bạn hàng nước ngoài. Do vậy có thể thấy rằng cùng với quá trình phát triển theo thời gian việc tìm kiếm
và xâm nhập được những bạn hàng ở thị trường nước ngoài, tỷ trọng kim ngạch tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa ngày càng giảm. Năm 2005 và năm 2006 tỷ trọng kim ngạch ở thị trường nội địa chiếm tới 11% nhưng tới năm 2007 thì tỷ trọng kim ngạch ở thị trường này chỉ còn chiếm 5%.