Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấyc (Trang 56 - 65)

II. Cơ cấu kinh tế

2. Theo địa phương

2.3.2 Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua

diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua

Bên cạnh các chính sách, quy định hỗ trợ về kinh tế trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, quận Cầu Giấy còn đưa ra các chương trình hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ về hướng dần sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm cho hợp lý. Qua điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đã thống kê được tỷ lệ lao động được sử dụng các dịch vụ trên như sau:

Bảng 2.19: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất

Danh mục hỗ trợ Tỷ lệ %

Hỗ trợ học nghề 3,07

Hỗ trợ tạo việc làm 5,12

Tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề 3,07 Tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc

làm

8,53

Khác 2,73

Không có hỗ trợ 77,48

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

Từ kết quả diều tra trên có thể thấy dường như các dịch vụ hỗ trợ mà quận đưa ra chưa thực sự đem lai hiệu quả cao. 77,48% lao động được điều tra trả lời rằng họ không được sử dụng các dịch vụ này, tỷ lệ lao động điều tra được sử dụng dịch vụ chỉ chiếm 22,52%. Tỷ lệ lao động được điều tra cho rằng họ được

tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm là rất thấp, chỉ có 11,6%. Vì vậy, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người dân sau khi nhận được tiền đền bù sử dụng tùy tiện theo ý thích. Theo điều tra về mục đích sử dụng tiền đền bù của tác giả năm 2009 (bảng 2.20 bên dưới) cho thấy hầu hết các hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù sử dụng vào mục đích đầu tiên là mua sắm đố dùng sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà cửa, tỷ lệ này chiếm tới trên 53%, và có thể dùng tới trên 50% tổng số tiền được bồi thường. Đó là lý do làm cho tư liệu phục vụ đời sống của các hộ bị thu hồi đất tăng lên, cuộc sống của họ có vẻ khá hơn trước nhưng thực tế lại không phải như vậy. Việc sử dụng tiền bồi thường không hợp lý, tiêu xài hoang phí như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập và đời sống của các hộ bị thu hồi đất, sau một thời gian ngắn khi mà số tiền bồi thường đã hết, liệu những hộ này sẽ xử trí ra sao. Không những thế, một số người không có việc làm, lại sẵn có tiền nên dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, ma túy, mại dâm… Đó thực sự là một thực tế đáng buồn mà các gia đình và cả xã hội phải gánh chịu do người lao động không có nhận thức đúng dắn về việc sử dụng tiền bồi thường. Trong tổng số hộ mất đất dược điều tra có 32,22% dành tiền cho việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, và 34,44% dành cho đầu tư học văn hóa và học nghề. Tuy con số này chưa phải là cao nhưng cũng là kết quả khả quan cho thấy một bộ phận người dân đã có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng số tiền bồi thường nhằm tạo việc làm cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống trong tương lai. Nó cũng góp phần thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của quận trong thời gian tới từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, phù hợp với định hướng của quận nói riêng, và chủ trương của thành phố, của cả nước nói chung.

Bảng 2.20: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù theo mục đích sử dụng

Tỷ lệ % so với tổng số hộ được điều tra Sửa chữa, xây dựng nhà cửa 53,33

Gửi tiết kiệm 24,44 Đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi

nông nghiệp 32,22

Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp 15,55 Đầu tư cho học văn hóa, học nghề 34,44

Khác 11,11

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009

2.3.2.1 Thực trạng dạy nghề và học nghề

Qua số liệu ở bảng 2.19 về tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất cho thấy tỷ lệ lao động được hỗ trợ học nghề và được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề là rất thấp, đều là 3,07%. Các chính sách hiện nay đều chủ yếu là cấp kinh phí cho người lao động, hình thức này chưa đem lai hiệu quả do người lao động chưa chắc đã sử dụng số tiền hỗ trợ theo đúng mục đích học nghề. Do đó trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ sở đào tạo nghề để người lao động mất đất được học nghệ tại các trung tâm.

Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế là lao động nông nghiệp trong diện mất đất có tuổi đời cao vấn chiếm tỷ lệ khá lớn. Những lao động này có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu đào tạo nghề không cao, khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, cần có những nghiên cứu và phân loại các đối tượng để có thể đưa ra các hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp. Với những lao động trẻ cần chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động vì đối tượng này khá năng động, dễ tiếp thu kiến thức và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Trên địa bàn quận hiện nay, việc đào tạo nghề cho người lao động trong đó có lao động mất đất chủ yếu là thông qua các trung tâm dạy nghề. Các trung tâm dạy nghề sẽ nhận các hợp đồng mở lớp dạy nghề. Tuy nhiên, việc dạy nghề còn mang tính dàn trải, ồ ạt, chủ yếu dạy các nghề mà trung tâm có chứ không phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chưa có sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Việc vận động người dân học nghề mới chỉ mang tính hình thức phong trào, chưa chú ý đến việc phổ biến và định hướng nghề học cho người

dân phù hợp với xu thế phất triển của thị trường trong quận. Hơn nữa, trang thiết bị giảng dạy hầu hết đã lạc hậu, ít được đầu tư nâng cấp. Do đó, chất lượng đào tạo không cao, nhiều lao động sau khi học nghề xong vẫn kho khăn trong việc tìm kiếm việc làm do trình độ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

2.3.2.2 Thực trạng hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

Theo đánh giá của người lao động điều tra (bảng 2.19), tỷ lệ lao động được hỗ trợ tạo việc làm và tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm là tương đối thấp, tương ứng là 5,12% và 8,53%. Hầu hết người lao dộng mất đất chỉ được nhận một khoản tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ban đầu mà không có sự tư vấn tạo việc làm, không có sự hỗ trợ mang hiệu quả lâu dài, do đó người lao động vẫn gặp khó khăn trong việc tìm và tạo việc làm mới.

Cùng với diện tích đất bị thu hồi thì số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do mất đất trong thời gian qua là rất lớn. Người lao động cần có công ăn việc làm để duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Đứng trước tình hình đó, trong thời gian qua Quận cũng đã có một số biện pháp tích cực nhằm giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Quận đã dầu tư xây dựng mạng lười chợ hợp lý như: chợ Cầu Giấy, chợ Quan Hoa, chợ Nhà Xanh, chợ Trung Hòa, chợ Yên Hòa… và thu hút nhiều lao động mất đất vào làm việc trong các khu chợ này. Quận còn khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại…, cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giúp các hộ có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn nhiều phiền hà, các hộ muốn vay vốn phải xây dựng các đề án kinh doanh có lãi… làm cho số hộ tiếp cận được nguồn vốn này còn hạn chế.

Tuy mục đích thu hồi đất nông nghiệp là nhằm phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất là chủ yếu, nhưng khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thì khả năng thu hút lao động trong diện bị thu hồi đất lại rất thấp, mặc dù khi tiến hành giao đất hoặc cho thuê đất, chính quyền địa phương đã đề

nghị các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động mất đất được vào làm việc. Lý do là trình độ của người lao động mất đất không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và chi phí đào tạo quá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn tiếp nhận đối tượng này.

2.3.3 Khả năng tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian tới

2.3.3.1 Khả năng tự tạo việc làm của người lao động mất đất

Khả năng tự tạo việc làm của người lao động mất đất còn thấp. Mặc dù đa số họ đều biết trước về kế hoạch thu hồi đất của địa phương nhưng phần lớn đều không có kế hoạch chủ động học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. họ vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của địa phương làm cho gánh nặng giải quyết việc làm trên vai các nhà chức trách và chính quyền địa phương càng thêm nặng nề.

Trong số các lao động có kế hoạch chuyển đổi nghề nghiệp thì đa số muốn làm kinh tế hộ gia đình hoặc tham gia các lớp đào tạo nghề để có thể chuyển đổi nghề dễ dàng. Tuy nhiên khó khăn mà người lao động gặp phải trong việc tự tạo việc làm cho mình là vấn đề về vốn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phần lớn trong số lao động được hỏi trả lời là họ có mong muốn được vay vốn để tự sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi và được hỗ trợ học nghề để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và để có kiến thức để có thể tự mình xử lý các tình huống trong công việc. Sau đó là các nhu cầu được cung cấp thông tin về việc làm phù hợp.

2.3.3.2 Khả năng có việc làm phi nông nghiệp

Trong ngành dịch vụ:

Trong thời gian qua, trong 5 phường có đất nông nghiệp bị thu hồi, số hộ nông dân chuyển sang làm dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng, ta có thể thấy qua bảng dưới đây:

Bảng 2.21: Hộ gia đình nông dân làm thương mại dịch vụ ở quận Cầu Giấy

Phường Năm

1998 2000 2004 2006 2008

Trung Hòa 68 305 615 725 807

Mai Dịch 55 192 495 597 673

Dịch Vọng 234 492 825 889 942

Nghĩa Đô 73 103 145 170 210

Tổng cộng 539 1325 2510 2856 3177

Nguồn: PhòngKinh tế, quận Cầu Giấy

Qua số liệu bảng trên ta thấy, năm 1998 tổng số hộ nông dân của 5 phường có đất nông nghiệp làm thương mại dịch vụ chỉ có 539 hộ, đến năm 2004 đã tăng lên 2510 hộ, gấp 4,65 lần so với năm 1998; và năm 2008 có 3177 hộ làm thương mại dịch vụ, gấp 5,89 lần so với năm 1998. Nguyên nhân của việc chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ với tỷ lệ cao như vậy là do:

- Môi trường kinh doanh thuận lợi: Quận Cầu GIấy có lơi thế về vị trí địa lý, quận đóng vai trò là cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa giữa các quận nội thành và các huyện ngoại thành, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong quận có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua giúp phát triển các dịch vụ dọc theo hai bên đường. Quận lai có tiềm năng du lịch, giúp phát triển các dịch vụ kèm theo. Với lợi thế của một quận mới thành lập, lại đang trong quá trình đô thị hóa nên quận là nơi tập trung nhiều các trường Cao đẳng, Đại học, Học viện, các cơ quan TW và thành phố, thu hút một số lượng lớn học sinh, sinh viên và người lao động nơi khác về thuê nhà ở để học tập và làm việc. Tất cả những điều đó tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút ngày càng nhiều hộ gia đình và người lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn quận, thu nhập của người lao động trên địa bàn quận cũng tăng dần, do đó mức luân chuyển hàng hóa tiêu dùng lớn.

- Nhu cầu về chuyển đổi ngành nghề đang là vấn đề bức xúc của người lao động nông nghiệp mất đất sản xuất. Sau khi bị thu hồi đất, người nông dân được đền bù một khoản tiền nhất định, đó là nguồn vốn thuận lợi để họ chuyển hướng kinh doanh từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ.

- Ngày càng có nhiều công việc thuộc ngành dịch vụ mà không đòi hỏi trình độ cao từ người lao động, thậm chí không cần trình độ, đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp có thể đáp ứng dễ dàng.

- Ngành dịch vụ được quận chủ trương là hướng tạo việc làm chủ yếu cho lao động trong quận, được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo cơ chế thông thoáng về đăng ký kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Với những thuận lợi nêu trên hứa hẹn đây sẽ là ngành tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong thời gian tới, đặc biệt là lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn như:

- Nông dân vốn là những người chưa va chạm nhiều với cơ chế thị trường nên khi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ thương mại không khỏi bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn đầu tư tiếp cận với thị trường, việc hạch toán kinh doanh còn nhiều hạn chế.

- Vốn đầu tư kinh doanh có hạn, khi gặp khó khăn thường chán nản, sợ thua lỗ.

- Thiếu kinh nghiệm trong buôn bán kinh doanh.

Do vậy trong thời gian tới cấn nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội về vốn, về kinh nghiệm kinh doanh... giúp người lao động có thể mạnh dạn bước vào làm kinh doanh dịch vụ.

Trong ngành tiểu thủ công nghiệp:

Trong quận, sau ngành dịch vụ là ngành tiểu thủ công nghiệp là có khả năng thu hút nhiều lao động nông nghiệp, đặc biệt là những lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp.

Quận Cầu Giấy có 5 phường trước đây là làng xã của huyện Từ Liêm tách ra, được hình thành vài trăm năm nay, mỗi làng có một nét văn hóa riêng, có nghề truyền thống riêng:

 Phường Yên Hòa: trước đây là Làng Cót nổi tiếng làm nghề can giấy, đến nay có hàng trăm hộ vẫn theo nghề này.

 Phường Dịch Vọng: trước đây là Làng Vòng có nghề làm Cốm, đến nay còn chế biến làm bánh cốm.

 Phường Trung Hòa có nghề làm Nhang.

 Phường Nghĩa Đô có nghề làm kẹo mạch nha và bánh kẹo các loại.

 Phường Mai DỊch có nghề làm hoa huệ.

Ngày nay do nhu cầu của thị trường người dân tại các phường đã mạnh dạn phát triển nhiều nghề thủ công mới, mở rộng quy mô sản xuất, sơ hộ làm tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh qua các năm, năm 1998 mới chỉ có 454 hộ làm TTCN, đến năm 2004 đã có 907 hộ, và năm 2008 có 1200 hộ tham gia sản xuất TTCN, gấp 2,64 lần so với năm 1998, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong quận, đặc biệt là các lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp có xu

Một phần của tài liệu Việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấyc (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w