II. Cơ cấu kinh tế
2. Theo địa phương
3.3.2.3 Xây dựng quy hoạch chiến lược tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hóa
trong quá trình đô thị hóa
Đây là tiền đề hết sức quan trọng, định hướng cho chiến lược tạo việc làm, cần xác định các chỉ tiêu cụ thể như:
- Số việc làm có thể tạo ra của khu vực đô thị hóa
- Số lao động có thể thu hút hàng năm vào các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Số việc làm gián tiếp có khả năng tạo ra được do quá trình đô thị hóa. Cần chú ý tới số việc làm được tạo ra gián tiếp từ các khu vực công nghiệp dịch vụ. Những việc làm gián tiếp này được tạo ra do hình thành hệ thống mạng lưới phục vụ đời sống cho nhân dân: bán hàng, các dịch vụ, văn hóa phẩm thiết yếu… Do vậy, khi quy hoạch cần quan tâm đến sự hình thành hệ thống việc làm được gián tiếp tạo ra và hệ thống chính sách cần có để thu hút, khuyến khích phát triển…
3.3.2.4 Huy động các nguồn vốn cho vay và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm
Vốn là nhu cầu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu không có vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngừng trệ, quá trình luân chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ở giai đoạn đầu thường chuyển sang kinh doanh dịch vụ và làm tiểu thủ công nghiệp, kinh tế hộ gia đình. Do đó, nhu cầu về vốn là rất lớn. Điều kiện thuận lợi là khi bị thu hồi đất nông nghiệp mỗi hộ nông dân đều được đền bù một khoản tiền nhất định, thậm chí cả khoản hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề. Vấn đề đặt ra là việc sử dụng số tiền đó sao cho có hiệu quả. Thực tế cho thấy nhiều hộ gia đình đã sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt, bổ sung vào chi tiêu hàng ngày phục vụ cho ăn uống, giải trí. Sau một thời gian họ lại rơi vào cảnh nghèo khổ, không có việc làm. Chỉ một số ít đầu tư học nghề và tạo việc làm. Chính vì vậy, các cấp, các ngành địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn cho người lao động hiểu nên sử dụng số tiền đền bù vào công việc gì cho có lợi về lâu dài, cho hợp lý để đem lại hiệu quả cao, tránh tình trạng sử dụng vào việc ăn chơi tiêu xài trước mắt.
Giải pháp sử dụng nguồn vốn do tiền đền bù là một giải pháp quan trọng để huy động vốn ban đầu vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình sản xuất, người chủ cũng luôn cần vốn bổ sung để duy trì và mở rộng sản xuất. Chính vì vậy mà cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư tạo việc làm như: vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất…
3.3.2.5 Phân chia đối tượng lao động bị thu hồi đất theo đô tuổi
Xuất phát từ sự đa dạng về cơ cấu tuổi tác của lao động bị thu hồi đất mà ta cần tiến hành phân chia lao động theo độ tuổi và có những giải pháp tạo việc làm phù hợp, cụ thể là:
Đối với lao động từ 35 tuổi trở lên: mặc dù họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, song khi bị thu hồi đất thì lao động này rất kho thích nghi với môi trường mới. Do quá tuổi tuyển dụng vào các doanh nghiệp, hơn nữa việc tham gia vào các khóa học đào tạo nghề đối với họ là khó khăn hơn so với lao động trẻ nên nguy cơ thất nghiệp của họ là rất lớn. Do vậy,
Quận cần dành một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp cấp cho đối tượng này để họ tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ công nhân lao động trong khu công nghiệp như xây nhà cho công nhân thuê, bán hàng tạp hóa, quán ăn và nhiều công việc dịch vụ khác như sửa chữa xe đạp, xe máy, giày dép, dụng cụ gia đình… Dù là nhà máy, khu công nghiệp hay khu kinh tế thì xung quanh đó cũng là một "xã hội thu hẹp", có đầy đủ nhu cầu mọi mặt cho cuộc sống, vấn đề là phải biết tổ chức sao cho hợp lý nhất, vừa tạo việc làm tại chỗ cho người bị thu hồi đất, vừa phục vụ mọi nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của công nhân.
Đối với lao động dưới 35 tuổi thì nhất thiết phải đào tạo nghề cho họ để họ tiếp cận được với các ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng.
3.3.3 Đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp
Công tác dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, cải thiện chất lượng lao động. Theo tôi, trong thời gian tới, để làm tốt công tác này cần tập trung:
Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động trên cơ sở quy hoạch tổng thể của quận:
Xây dựng chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải gắn với tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn quận, có giải pháp cụ thể từng năm cho từng nghành trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó xác định:
- Nhu cầu việc làm cho người lao động trong đó số người đã có việc làm và số người chưa có việc làm
- Khả năng thu hút lao động vào làm việc ở các ngành nghề
- Nhu cầu của người lao động được đào tạo (đặc biệt là người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp
- Lựa chọn các hình thức đào tạo bồi dưỡng
- Vốn và nguồn huy động vốn cho đào tạo bồi dưỡng
- Các điều kiện để dử dụng người lao động sau khi đào tạo…
Mở rộng các cơ sở dạy nghề:
Trước hết cần xây dựng và phát huy hiệu quả của trung tâm dạy nghề trở thành nơi định hướng nghề nghiệp cho người muốn học nghề.
Mở rộng các loại hình dạy nghề đa dạng, phong phú, đây là một giải pháp hết sức quan trọng trong việc xã hội hóa đào tạo nghề.
Chuẩn bị nguồn vốn cho đào tạo nghề:
Vốn có tính chất quyết định đối với hoạt động đào tạo nghề. Có thể huy động nguồn vốn từ các nguồn như:
- Vốn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước, của thành phố và quận. - Vốn từ các cơ sở sản xuất kinh doanh hỗ trợ cho việc đào tạo nghề . - Vốn tự đóng góp của bản thân người lao động tham gia học nghề thông qua học phí.
Chuẩn bị các cơ sở cần thiết cho hoạt động đào tạo nghề
Quận có thể tận dụng cơ sở vật chất của các hợp tác xã trước kia mà bây giờ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích để làm nơi dạy nghề tại chỗ cho người lao động, đặc biệt đối với những nơi có ngành nghề truyền thống, như vậy sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn.
Liên kết với các cơ sở đào tạo nghề của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn quận để tận dụng có sở vật chất kũ thuật hiện đại, phuơng pháp dạy và học tiến tiến giúp cho việc đào tạo người lao động có tay nghề cao. Ngoài ra cần quan hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo của các bộ ngành để đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn sâu cao ở một ngành nghề nào đó để đáp ứng yêu cầu cho CNH-HĐH.
Cần xây dựng chương trình dạy nghề thích hợp cho từng loại đối tượng, đặc biệt là cho lao động nông nghiệp mất đất.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Lựa chọn phương thức đào tạo nghề phù hợp:
Hiện nay đào tạo nghề có thể được thực hiện theo hai phương thức là đào tạo nghề dài hạn và đào tạo ngắn hạn.
Đào tạo dài hạn: hình thức đào tạo này thường áp dụng trong các trường chuyên nghiệp, nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp.Người học có thể chuyển đổi nghề trong nhóm nghề có liên quan. Hình thức đào tạo này thường chú trọng tới đội ngũ thanh niên để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Đào tạo ngắn hạn: Hình thức đào tạo này phù hợp với đối tượng người học là những lao động thuộc diện thu hồi đất hơn bởi lẽ: Thời gian đào tạo ngắn (thường vài tháng đến dưới 1 năm); nội dụng đào tạo dễ hiểu, thiết thực cho người học nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề, học xong có thể ứng dụng nhanh chóng và có nghề để kiếm sống.
Hướng đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động, vấn đề đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của thị trường. Quận Cầu Giấy có nhiều lợi thế về hoạt động kinh doanh dịch vụ và phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, do vậy cần chú ý một số ngành nghề mũi nhọn sau:
Thương mại dịch vụ: Chú ý đào tạo tại chỗ, người đi trước rước người đi sau, giúp nhau kinh nghiệm buôn bán kinh doanh, cách quản lý, chế biến thực phẩm, tìm mua nguồn hàng hợp lý. Bên cạnh đó đẩy mạnh loại hình dịch vụ cho thuê nhà ở cho sinh viên.
Giao thông-xây dựng: Đây là lĩnh vực phát triển tương đối thuận lợi, cần khuyến khích nông dân học các nghề như: lái xe, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng, điện dân dụng, gò, hàn phục vụ nhu cầu của xã hội.
Tiểu thủ công nghiệp: Chú trọng đào tạo và phát triển tiểu thủ công nghiệp tại địa phương nhằm thu hút lao động tại chỗ, như: may mặc, thêu, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ…
3.3.3. Trong quá trình đô thị hóa nhanh cần ưu tiên hướng tạo việc làm tại nhà cho người lao động
Tạo việc làm tại nhà cho người lao động có ưu thế: - Có thể làm tăng thêm thu nhập trong gia đình. - VỪa làm việc vừa trông nom gia đình.
- Có thể tranh thủ làm thêm giờ để tăng thu nhập. - Những người tàn tật có thể tham gia.
- Tránh được sự làm việc căng thẳng do làm việc ở những nơi đông người gây ra.
Tạo việc làm tại nhà đặc biệt có ưu thế cho lao động nữ, người tàn tật. Tạo việc làm tại nhà có thể hình thành được các dạng sau:
- Làm nghề gia công xuất khẩu
- Làm nghề truyền thống để tiêu thụ ở địa phương.
- Làm các công việc dịch vụ tại khu vực sản xuất kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khó khăn cơ bản cho tạo việc làm tại nhà bao gồm:
- Thiếu vốn sản xuất
- Thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm - Thiếu kiến thức làm ăn.
Bởi vậy, việc tạo việc làm tại nhà theo hướng này cấn:
- Quy hoạch ngành nghề truyền thống cần khai thác phát triển.
- Điều tra khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ.
- Hoàn thiện các hệ thống chính sách về vốn, thuế như: Cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp. Thành lập các hợp tác xã tín dụng kiểu mới, thực chất là tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi trong dân vào quỹ tín dụng và cho vay; tuy nhiên
cần nghiên cứu những nguyên tắc gửi, vay để tránh sự đổ vỡ. Tạo điều kiện thuận lợi hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm…