Các giải pháp về con người

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)

R = max {0, ( A C)} xr

3.2.3. Các giải pháp về con người

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì con người luôn là nhân tố then chốt quyết định đến thành bại của hoạt động bởi lẽ tất cả các hoạt động hung quy lại vẫn phải được thực hiện dưới bàn tay và trí óc con người. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với kinh doanh ngân hàng bởi lẽ rủi ro cao mà theo thống kê thì rủi ro xuất phát từ đạo đức là vấn đề nổi cộm nhất. Hiểu rõ vấn đề này nên ngân hàng Bắc Hà Nội luôn chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm mối quan tâm hàng đầu. Tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Bắc Hà Nội đội ngũ cán bộ được đánh giá là tương đối trẻ (độ tuổi trung bình là 30,4tuổi). Với đội ngũ cán bộ trẻ như vậy thì ưu điểm là năng động và sáng tạo, tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có khả năng

thích ứng tốt với môi trường mới. Điều này rất có ý nghĩa vì quản trị rủi ro hiện còn khá mới mẻ với các ngân hàng nói chung nên việc đào tạo cán bộ những kiến thức về quản trị rủi ro đang rất được quan tâm. Tuy nhiên riêng trong hoạt động tín dụng thì cán bộ trẻ tuổi cũng gây thách thức không nhỏ do họ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực làm việc làm việc hạn chế. Do đó ngân hàng cần có những chính sách đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng không phải chỉ về chuyên môn mà còn rèn luyện cả về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công việc. Làm được điều này thì ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như ngăn ngừa các vi phạm đạo đức của cán bộ.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì ngân hàng cần làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ. Trong công tác này ngân hàng cần đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp và chặt chẽ. Ngân hàng nên có các chính sách tạo điều kiện cho đội ngũ nhân sự trẻ này có cơ hội học tập, nâng cao khả năng phân tích, khả năng điều tra và đàm phán với khách hàng. Ngoài ra cũng cần thiết phải sắp xếp vị trí công việc và phân công rõ trách nhiệm phù hợp năng lực của họ. Ngân hàng cũng nên phân loại cán bộ tín dụng để giao cho họ phụ trách những đối tượng khách hàng phù hợp trình độ quản lý của họ nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do hoạt động tín dụng gồm nhiều loại nên những cán bộ được chuyên môn hóa với các nhóm đối tượng khách hàng riêng sẽ làm chất lượng công việc tăng lên rõ rệt. Ví dụ cán bộ nào đã có kinh nghiệm xử lý các hồ sơ vay vốn để xây dựng công trình thì để họ chuyên môn chỉ phụ trách các dự án vay vốn với mục đích xây dựng. Tương tự sẽ có cán bộ chuyên phụ trách cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng…

Một công việc cũng cần quan tâm nữa là chính sách đãi ngộ đối với cán bộ. Các chính sách lương, thưởng, phạt phải được xây dựng thống nhất, hợp lý tạo được động lực cho cán bộ phấn đấu làm việc, kích thích sự sáng tạo và trách nhiệm công việc bên cạnh đó cũng phải ngăn ngừa được các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w