R = max {0, ( A C)} xr
3.2.1. Giải pháp về tổ chức và điều hành QTRR
3.2.1.1. Tổ chức và phân công trách nhiệm cán bộ QTRR
Vấn đề tồn tại lớn nhất trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng Bắc Hà Nội là chưa có cán bộ chuyên trách về quản trị rủi ro và cũng chưa thành lập được một phòng ban hay bộ phận chuyên trách nào về rủi ro cả. Quản trị rủi ro vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với các cán bộ của ngân hàng. Để quy trình quản trị rủi ro tín dụng đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả thực sự đòi hỏi phải giải quyết nhiều nhân tố có liên quan một cách đồng bộ trong đó trươc hết ngân hàng phải xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế ngân hàng mình trên cơ sở đó thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng và đào tạo cán bộ vận hành; đặc biệt phải có những chuyên gia giỏi về quản trị rủi ro, vì việc xếp loại tín dụng bao giờ cũng phải thực hiện song song bằng máy tính và phương pháp chuyên gia để đưa ra kết luận cuối cùng chuẩn xác nhất. Với điều kiện của ngân hàng Bắc Hà Nội hiện nay thì việc đào tạo cán bộ về quản trị rủi ro là hết sức cần thiết. Trước mắt là ngân hàng nên cử các cán bộ tín dụng đi học hoặc mời chuyên gia về đào tạo cho cán bộ tín dụng ngân hàng – những người trực tiếp tham gia quản lý hồ sơ vay vốn và quản lý cả rủi ro của hồ sơ mình phụ trách. Trong tương lai xa hơn ngân hàng cần thiết phải xây dựng bộ phận
chuyên trách xử lý các vấn đề rủi ro của toàn ngân hàng chứ không thể tiếp tục quản lý một cách rời rạc, nhỏ lẻ ở từng bộ phận, quản trị theo kiểu “đối phó” thụ động với từng rủi ro phát sinh ở các nghiệp vụ như tình trạng hiện nay.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin QTRR
Quản trị rủi ro sẽ không thể thực hiện được khi không có thông tin vì lẽ rủi ro nằm ở “thì tương lai”. Do đó ngân hàng Bắc Hà Nội cần hoàn thiện hệ thống thông tin bằng cách hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ ngân hàng. Khi hệ thống ngân hàng được hiện đại hóa thì các bộ phận, phòng ban sẽ được kết nối với nhau, thông tin cho nhau về tình hình khách hàng nhanh chóng và chính xác. Mở rộng hơn khi ngân hàng được hiện đại hóa thì còn có thể giao tiếp thông tin với những ngân hàng và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Mọi hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng sẽ được thực hiện thuận lợi và ít rủi ro hơn. Như vậy ngân hàng phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả trong nội bộ để tự thu thập thông tin và nối mạng với hệ thống thông tin tín dụng chung nhằm cung cấp 2 loại thông tin chính sau cho guồng máy quản trị rủi ro tín dụng hoạt động:
Một là, thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại khách hàng cũng như khoản vay. Ví dụ, phải có một lượng thông tin thống kê đủ lớn, theo kinh nghiệm phải có ít nhất 5.000 báo cáo tài chính 3 năm liên tục của doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mới có thể đưa ra được các chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là những chỉ tiêu không thể thiếu trong việc phân tích, xếp loại khách hàng vay. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có cơ quan nào đưa ra các chỉ tiêu này, vì vậy hệ thống thông tin tín dụng trong ngành phải phối hợp cùng nhau thu thập, lưu trữ để tự phục vụ cho mình.
Hai là, thông tin có liên quan về khách hàng vay (hoặc khoản vay). Ngoài nguồn thông tin từ tổ chức cho vay thì phải thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài. Nguồn thông tin từ bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá người vay một cách toàn diện. Đây chính là thông tin từ các cơ quan thông tin tín dụng trong và ngoài nước.
Một trong các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên là tham gia vào CIC (trung tâm thông tin tín dụng). Hiện nay CIC là nơi duy nhất tập trung được các dữ liệu của các tổ chức tín dụng cũng như thông tin về tín dụng của các Doanh nghiệp.
3.2.1.3. Áp dụng các kỹ thuật hạn chế rủi ro khác
a) Bảo hiểm rủi ro
Kinh doanh ngân hàng là thực hiện “đi vay để cho vay” và ngân hàng phải chịu rủi ro từ cả hai phía “đi vay” lẫn “cho vay”, do đó muốn giảm bớt gánh nặng rủi ro ngân hàng có thể thực hiện san sẻ bớt cho người khác bằng cách mua bảo hiểm. Ngân hàng thực hiện việc này bằng cách hy sinh một phần lợi nhuận của mình từ khoản cấp tín dụng để mua bảo hiểm cho khoản tín dụng đó. Bằng cách này ngân hàng mất một khoản phí nhưng lại chuyển được rủi ro sang cho công ty bảo hiểm. Hiện nay rất nhiều ngân hàng đã tiến hành thiết lập quan hệ với các công ty bảo hiểm để chia sẻ bớt gánh nặng rủi ro. Chấp nhận giảm một phần lợi nhuận nhưng bù lại độ an toàn cao hơn đặc biệt khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng sẽ rất nhẹ nhàng trong việc xử lý.
b) Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Mỗi một ngân hàng có một đặc điểm kinh doanh riêng nên ngân hàng phải tiến hành phân đoạn thị trường và lựa chọn cho mình những đoạn thị trường mục tiêu phù hợp nhất. Để thu được nhiều lợi nhuận từ các khách hàng vay vốn thì ngân hàng cũng phải xác định được đâu là 20% khách hàng đem lại 80% doanh thu cho mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hoạt động tín dụng chứa đựng quá nhiều rủi ro nên nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một khách hàng mục tiêu nào đó tì khi khách hàng đó gặp rủi ro ngân hàng cũng bị rủi ro theo. Vậy nên ngân hàng phải rất cân nhắc giữa việc chú ý đến khách hàng mục tiêu nhưng cũng không quên nhiệm vụ phải phân tán được rủi ro. Cách thức phân tán rủi ro tốt nhất là đa dạng hóa danh mục tín dụng tức là làm sao không để “tất cả trứng của mình vào một giỏ”.
Tại ngân hàng Bắc Hà Nội nhóm khách hàng chủ yếu là ở hai nhóm ngành sản xuất công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ. Hai nhóm khách hàng này có ưu điểm là ít chịu tác động của các yếu tố tự nhiên nhưng lại chịu
nhiều tác động từ môi trường kinh tế, từ các yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Do vậy ngân hàng Bắc Hà Nội song song với việc duy trì phát triển quan hệ tín dụng với hai nhóm khách hàng này thì vẫn tiếp tục tìm kiếm các thị trường tiềm năng khác nhằm xác định cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả cao nhưng ít rủi ro nhất. Trong điều kiện môi trường kinh tế và luật pháp luôn diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc đánh giá và dự báo xu thế phát triển các ngành nghề không hề đơn giản. Chính vì thế ngân hàng cần rất thận trọng khi lựa chọn các dự án, các lĩnh vực để quyết định cấp tín dụng.
c) Cho vay theo hợp đồng tài trợ
Đồng tài trợ được hiểu là nhiều tổ chức tín dụng cùng góp vốn cho vay một dự án thường là những dự án lớn. Các ngân hàng thường có xu hướng thích cho vay các dự án lớn bởi lẽ lợ nhuận thu được rất cao (cho dù rủi ro nếu xảy ra thì thiệt hại rất cũng lớn). Tuy nhiên các ngân hàng gặp phải một trở ngại là theo quy định thì ngân hàng không được phép cho vay mỗi dự án quá 15% vốn kinh doanh của mình. Trong trường hợp này việc cho vay đồng tài trợ sẽ có lợi cho cả nhà đầu tư lẫn ngân hàng. Nhiều ngân hàng cùng hợp tác cho vay một dự án thì họ sẽ có cơ hội học hỏi lẫn nhau, phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu của nhau. Đứng trên góc độ quản trị rủi ro thì việc này có ý nghĩa quan trọng vì nó đã phân tán, chia sẻ rủi ro của dự án (có mức độ rủi ro rất cao mà một ngân hàng có lẽ không chịu được). Các ngân hàng tham gia đồng tài trợ phải phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi, thực hiện theo đúng quyết định 286/2002/QĐ – NHNN về “quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng”.
d) Tăng cường công tác dự báo rủi ro
Quản trị rủi ro không đơn giản chỉ là lên kế hoạch đối phó khi rủi ro đã xảy ra mà điều quan trọng nhất cúng là khó nhất là nhà quản trị phải tìm được cách thức dự báo trước những rủi ro có thể xảy ra nhằm chủ động chuẩn bị đối phó từ trước, tránh trường hợp bị động khi rủi ro đã xảy ra mới lúng túng tìm cách xử lý. Kinh nghiệm từ các ngân hàng hiện đại trên thế giới cho thấy muốn nâng cao chất lượng công tác quản trị thì phải áp dụng được những kỹ thuật cảnh báo sớm. Làm được việc này thì trước hết phải thu thập được
những thông tin thường xuyên và chính xác. Việc cảnh báo rủi ro tín dụng nói cho cùng chính là dự báo khả năng xảy ra rủi ro đối với khách hàng vay vốn, những rủi ro đó có thể là tình hình tài chính gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh thất bại, dự án đầu tư (do ngân hàng cho vay vốn) gặp trục trặc. Vậy để dự báo được những rủi ro này thì ngân hàng có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp sau:
Một là, thu thập thông tin tài chính giữa kỳ: việc thường xuyên cập nhật các thông tin mới về tình hình tài chính của khách hàng có thể giúp ngân hàng đánh giá được khách hàng của mình đang hoạt động như thế nào, có gặp các vấn đề gì bất thường hay không. Các con số trong các báo cáo có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm dự báo các khả năng như khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, dự báo thu nhập, chi phí của khách hàng trong tương lai, cho ngân hàng biết hoạt động kinh doanh của khách hàng là an toàn hay mạo hiểm.
Hai là, các cán bộ tín dụng cũng như những nhà quản trị nên giữ bên mình những bảng phân tích hồi quy các chỉ số tài chính của khách hàng. Có nghĩa là, ngay từ lúc thẩm định tài chính khách hàng, cán bộ ngân hàng nên sử dụng những thông số tài chính đó để đưa vào bảng tính phân tích hồi quy ví dụ như hồi quy biến sản lượng hay thu nhập của dự án theo giá cả nguyên vật liệu. Ngân hàng quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính của khách hàng như chi phí, thu nhập, khả năng thanh toán,v.v mà những chỉ tiêu này lại phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến hoạt động kinh doanh trên thị trường với rất nhiều biến số khó dự đoán như lãi suất, lạm phát, giá cả,v.v. Vậy nên khi đã có trong tay bảng tính toán (sử dụng các hàm trong Excel) thì chỉ cần các thông số trên thị trường có biến động, nhà quản trị thay đổi các con số đó trong bảng tính là lập tức các chỉ tiêu tài chính khách hàng cũng được điều chỉnh theo các dữ liệu đó. Nhà quản trị sẽ rất nhanh chóng xác định được biến động trên thị trường tác động trực tiếp đến khách hàng ở những tiêu thức nào, là tích cực hay tiêu cực, từ đó dự đoán được các rủi ro nếu có xảy ra với khách hàng
giúp ngân hàng đánh giá được tiềm lực, vị thế cũng như các nguy cơ đang đe dọa khách hàng. Để làm được việc này thì ngân hàng phải có thông tin về môi trường kinh tế đang trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng, tính chất cạnh tranh trên thị trường, các yếu tố nội tại của khách hàng… từ đó xây dựng bảng đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của khách hàng, sự thay đổi các yếu tố đó sẽ tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào đến hoạt động của khách hàng. Như vậy khi môi trường kinh tế có biến động, nhà quản trị chỉ cần nhìn vào bảng tổng hợp đã có là xác định được ngay những nguy cơ có thể xảy ra đối với khách hàng của mình