Tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại của công ty cổ phần y dược Bảo Long (Trang 39 - 44)

II. Thực trạng của công ty cổ phần y dược Bảo Long

2. Tình hình tài chính của công ty

2.1. Tình hình vốn và tài sản của công ty

Khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường đã đặt công ty trước nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên do có những bước chuyển đổi phù hợp nên công ty vẫn đứng vững được tự khẳng định mình và mở rộng phạm vi hoạt

động ra toàn miền bắc hiện nay công ty được coi là một trong những công ty cổ phần Y Dược Bảo Long có qui mô tương đối lớn

Ta có thể thấy điều đó qua một số chỉ tiêu về tình hình tài sản của chi nhánh trong bảng sau:

Bảng số 1: Bảng số liệu về vốn – ts của công ty từ năm 2004 đến 2007 đvt: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 1 2 Tài sản lưu động Tài sản cố định 20.940.229.353 1.199.461.424 Tổng cộng 22.139.690.777

Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.

Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.

Căn cứ vào số liệu ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích sau:

Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu

Số đầu năm Số cuối năm

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ

%

A. TSLĐ 12.266.095.674 88,85 20.940.229.353 94,58 - Tiền 3.122.955.756 22,95 2.519.299.306 11,38 - Tiền 3.122.955.756 22,95 2.519.299.306 11,38 - Các khoản phải thu 1.809.848.138 9,64 2.129.220.831 21,91 - Hàng tồn kho 5.378.851.489 39,53 14.264.003.117 69,43 - TSLĐ khác 1.954.440.291 13,46 2.027.706.039 9,15 B. TSCĐ 1.498.448.600 11,15 1.199.461.424 5,42 - TSCĐ 1.490.548.600 11,09 1.191.561.424 5,38 - CPXD dở dang 7.900.000 0,06 7.900.000 0,04 Tổng 13.764.544.274 100 22.139.690.777 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Tỷ trọng tài sản lưu động đầu năm là 88,85% đến cuối năm tăng lên thành 94,58%. Bảng phân tích cho thấy phần vốn lưu động tăng thê do nhập thêm hàng từ doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vào dịp sắp tết

- Ngoài ra bảng phân tích còn cho thấy Công ty đẩy mạnh việc mua bán hàng hoá trên thị trường song có một số lượng lớn tiền hàng chưa thu được thể hiện ở các chỉ tiêu, các khoản phải thu của Công ty tăng 309.372.693 đ.

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty giảm chủ yếu do giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên theo thời gian là hợp lý, giá trị hao mòn TSCĐ của Công ty hàng năm xấp xỉ 150 triệu đồng, việc trang bị mua sắm mới TSCĐ đối với Công ty trong thời gian này chưa thực sự cần thiết bởi tỷ trọng của TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản của Công ty là tương đối hợp lý.

Quy mô dự trữ hàng hoá đầu năm chiếm khoảng 39,53 % với giá trị là 5.378.851.489đ thì đến cuối năm cũng chỉ là 14.264.003.177đ chiếm tỷ trọng

69,43% trong tổng tài sản lưu động, tuy nhiên việc các khoản phải thu của Công ty tăng đáng kể là một điều không tốt. Đầu năm các khoản phải thu của Công ty là: 1.809.848.138đ chiếm 9,64%. Đến cuối năm lên tới 2.129.220.831đ chiếm 21,91%. Mặc dù nó có thể hiện được quy mô hàng hoá của Công ty bán ra trên thị trường lớn hơn, song nếu bán hàng thu được tiền ngay vẫn tốt hơn. Do vậy Công ty cần tích cực thu hồi công nợ hơn nữa.

Nguồn vốn là nguồn hình thành nên vốn hay là nguồn hình thành nên tài sản, tài sản là cụ thể, còn nguồn vốn là trừu tượng. Nó không tồn tại trên thực tế mà chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán. Nguồn vốn trả lời câu hỏi “Vốn ở đâu hay tài sản ở đâu”.

Như vậy, ngoài việc phân tích tình hình tài sản chung ta cần phân tích thêm cơ cấu nguồn vốn, nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tính chủ động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu

Số đầu năm Số cuối năm

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng nguồn vốn 13.764.544.27 4 100 22.139.690.77 7 100 Trong đó: - Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu 8.807.128.221 4.957.416.053 57,07 42,93 16.366.840.36 6 5.802.850.411 73,79 26,21 Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Khoản nợ phải trả của Công ty tăng là 7.529.712.145đ, về tỷ trọng tăng từ 57,07% lên tới 73,79%.

Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm với một lượng là 7.961.693.863đ, về tỷ trọng giảm từ 42,93% xuống còn 26,21 % việc giảm này do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh khiến tỷ trọng của vốn này tăng nhiều. Như vậy mặc dù quy mô vốn của Công ty tăng, song vẫn không hoàn toàn tốt bởi không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Đây chính là mối lo thường trực của Công ty bởi còn trách nhiệm trả nợ. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ, các khoản nợ này chiếm tới 73,79% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.

Nói tóm lại tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Y Dược Bảo long tăng lên là do nợ phải trả là chủ yếu. Là một doanh nghiệp thương mại, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn cho thấy vốn của Công ty phải huy động từ bên ngoài là chính. Mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh có tăng lên với tỷ lệ khá cao, song nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi với tỷ lệ nhỏ, điều

này cho thấy Công ty không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính. Vì vậy Công ty cần tìm mọi cách khắc phục tình trạng này để tránh chịu tác động quá lớn ở bên ngoài vào những quyết định kinh doanh của Công ty.

Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ càng ít nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ như sau:

Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ

Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch A. Các khoản phải thu

1. Phải thu của khách hàng 2. Phải trả trước cho người bán

3. Phải thu khác

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại của công ty cổ phần y dược Bảo Long (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w