3. Một số kiến nghị đối với nhà nước
3.3. Nhà nước cần hỗ trợ bằng một nỗ lực cơ cấu lạ
Nhà nước cần hỗ trợ việc cơ cấu lại dựa trên các đặc điểm: tăng năng suất trong các công đoạn, về lao động và quản lý; nâng cao công nghệ sản xuất và cải
tiến tổ chức các quy trình chế tạo; đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, tăng giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm; tuyển dụng những nhà quản lý có chuyên môn và chú ý phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy những thay đổi trong tổ chức ngành; tập trung phát triển các dịch vụ và sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng.
Các chương trình hỗ trợ đặc biệt nên phát được phát triển trong bốn lĩnh vực sau:
Nguồn nhân lực
Các trường đào tạo nên đảm bảo những lớp đào tạo phát triển nhân lực có kỹ thuật, có ý nghĩa quyết định và nâng cao tay nghề kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật chính xác, thiết kế công nghiệp, tự động hóa nhà máy và công nghệ tiên tiến (trang bị máy CNC và chương trình CNC, CAD/CAM), điện tử công nghiệp. Nên thành lập một Trung tâm quản lý hiệu quả để đảm bảo đào tạo kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và phổ biến các công nghệ có hiệu quả, hiện đại nhất.
Các công ty nên đựoc khuyến khích để thực hiện đào tạo một cách có hệ thống cho lao động tuyển dụng và cho công nhân có trình độ thấp. Nhà nước sẽ trợ cấp các loại phí cho lớp đào tạo và chi phí đào tạo của các chuyên gia trong nước và nước ngòai.
Nâng cấp công nghệ trong nước
Cần cải thiện cơ chế cho phép các doanh nghiệp (cả quốc doanh lẫn tư nhân) có thể liên kết chiến lược với các doanh nghiệp nước ngòai.
Nhà nước nên tài trợ cho chuyển giao những kỹ năng kỹ thuật, vận hành và quản lý từ những công ty nước ngòai tỏng vùng đối với công nghiệp trong nước.
Nhà nước nên trợ cấp cho những dịch vụ tư vấn nghề nghiệp theo chiều sâu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng suất bằng việc nâng cao kỹ thuật công nghiệp, các thủ tục vận hành quản lý chất lượng, quản lý năng suất, quản lý nguồn nhân lực và giảm tiêu hao năng lượng và vật liệu thô.
Nhà nước nên khuyến khích đầu tư nước ngòai và trong nước về công nghệ và các bí quyết hiện đại hơn so với mức trung bình trong ngành thông qua miễn giảm thuế.
Nhà nước nên hướng vào việc tạo ra mọt bầu không khí thuận lợi để phát triển và đổi mới sản phẩm. Các quy chế của Chính phủ cản trở phát triển và đổi mới sản phẩm phải được xem xét lại.
Hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp trong nước những ngừơi có tư tưởng sáng tạo mà có thể khai thác về thương mại.
Trợ cấp các chương trình nuôi dưỡng nghiên cứu và triển khai bao gồm những phương tiện kiểm tra phát triển và thiết kế mẫu sản phẩm cho những dự án nghiên cứu khả thi về thương mại. Phát triển năng lực nghiên cứu và triển khai trong ngành cơ khí thông qua những nỗ lực hợp tác giữa ngành và các trường đại học.
Quốc tế hóa
Trợ cấp cho các nhà tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến lược tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Trợ cấp cho các kế hoạch phát triển xuất khẩu đối với các ngành thuộc chùm công nghiệp cơ khí bao gồm thúc đẩu sự liên minh kinh doanh trong khu vực, phát triển sự hỗ trợ chọn gói cho xuất khẩu và trợ cấp cho các lớp đào tạo trọn gói thúc đẩy xuất khẩu.
Phát triển kết cấu hạ tầng thông tin quốc tế bằng việc đảm bảo mạng lưới tương tác quốc tế, về thị trường, công nghệ và những nhà cung cấp công nghệ.
Thực hiện cơ cấu lại
Điều quan trọng là làm rõ vai trò của Nhà nước trong cơ cấu lại ngành cơ khí. Những thay đổi nhanh chóng về những điều kiện công nghệ và chi phí nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp và những người chu doanh nghiệp riêng lẻ và phản ứng của họ đối với những lực lượng thị trường đang thay đổi. Các chương trình được nhà nước gợi ý không thể thấy trước được sự phát triển của thị trường và cơ cấu ngành trong tương lai, nhưng chúng có thể đảm bảo một khuôn khổ chính sách ổn định hỗ trợ cho các nỗ lực ở cấp công ty tiến hành cơ cấu lại.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doẩnnhphẩm cơ khí , đồng thời phân tích thực trạng quá trình kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt nam-Hâm thái,một lần nữa chúng ta có thể thấy rằng kinh doanh đống một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty trong cơ chế thị trường cạng tranh ngày càng khốc liệt nhất là khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO .Thành lập công ty từ năm 2003 và đã xuất hiện ở Việt nam 3 năm trước đó với tư cách là văn phòng đại dịên.
Công ty đã luôn nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, thu được lợi nhuận ghóp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động
Do đó thông qua đề tài tốt nghiệp "Giải pháp phát triển kinh doanh của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam-Hâm Thái", tôi đã đưa ra một số giải pháp cần thiết về công tác quản trị theo chiến lược, các hoạt động Marketing chủ yếu, đồng thời đưa ra những kiến nghị với công ty cũng như với nhà nước để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên những giải pháp em đưa ra mang tính chủ quan của bản thân vì thế vẫn còn nhiều thiếu sót.Trong quả trình làm đề tài tốt nghiệp em nhận được sự giúp đỡ nhiết tình cú giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phan Tố Uyên, cũng như của công ty TNHH thiết bị khuôn mẫu và điều khiển số Việt Nam - Hâm Thái.