năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Việc xây dựng Quy hoạch khu kinh tế tổng hợp Dung Quất cần quán triệt các quan điểm cụ thể sau :
Khai thác và phát huy triệt để những lợi thế hiện có, mà trước hết là lợi thế về cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, công nghiệp lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp mũi nhọn khác để đẩy nhanh sự hình thành và phát triển khu kinh tế làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá miền Trung và cả nước là hành trang để Quảng Ngãi và Quảng Nam bước vào thế kỷ XXI.
Phát triển khu kinh tế Dung Quất trên quan điểm mở rộng và hội nhập thị trường các nước trong khu vực và thế giới, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế, giữ vững an ninh quốc phòng dải hành lang ven biển
Gắn kết bằng các quy hoạch cụ thể giữa việc xây dựng phát triển khu Dung Quất với vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả Tây Nguyên , với các nước láng giềng phía Tây (Campuchia - Lào - Thailan ), nhằm xây dựng Dung Quất thành cửa ngỏ của đất nước lên phía Tây và ra phía Đông.
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất toàn diện ,vững chắc ,đồng bộ ,xây dựng đô thị mới hiện đại ,văn minh . Thực hiện cơ chế năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ,…đặc biệt chú ý tới phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu và hát triển du lịch để phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước .
Phát triển khu kinh tế Dung Quất phải đảm bảo hiệu quả tổng hợp , cả kinh tế , chính trị , xã hội an ninh quốc phòng , bảo vệ môi trường ,mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế .
Cơ chế chính sách được áp dụng tại khu kinh tế Dung Quất phải thực sự ưu đãi ,khuyến khích , ổn định lâu dài , tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khuân khổ pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.
Thực hiện quản lý tập trung thống nhất , thủ tục hành chính đơn giản nhanh gọn thuận lợi , một đầu mối , tạo môi trường thông thoáng cho mọi hoạt đọng sản xuất kinh doanh , dịch vụ tại khu kinh tế tổng hợp thông qua thương cảng lớn Dung Quất và không cảng Chu Lai .
2- Phương hướng và mục tiêu phát triển
2.1.1. Phác hoạ hình ảnh của khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai trong tầm nhìn 2020.
Nhìn nhận từ khía cạnh quốc tế,khu vực và xu hướng hình thành các đo thị lớn và các khu vực tập trung công nghiệp của Việt nam có thể thấy hình ảnh của khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai trong tổng thể phát triển của cả nước đén năm 2020 với các đặc trưng sau:
+ Trọng điểm là tập trung phát triển công nghiệp nặng , đặc biệt là công nghiệp hoá dầu và sau hoá dầu lớn nhất cả nước , đòng thời cũng là một cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung-Huế-Đà Nẵng –Dung Quất . Tương lai sẽ là một trung tâm phát triển công nghiệp và đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm .
+ Đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng của cực phía nam vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của quốc gia .Trong vùng có sân bay quốc tế , cảng biển tổng hợp và chuyên dùng phục vụ xuất nhập khẩu hành hoá cho khu vực miền Trung , Nam Lào , Đông Bắc Thái Lan và Mianma.
+Trong tầm nhìn dài hạn , các nước trong khu vực đặc biệt là Nhật Bản đang dành sự quan tâm nhiều đến sự phát triển của khu vực Nam Lào-Đông Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên Á theo các hành lang Đông -Tây .Cảng nước sâu Dung Quất sẽ là cửa Vào –Ra ở miền Trung góp phần quan trọng phát triển quan hệ quốc tế của cả nước . + Có thị trường rộng lớn là Tây Trung Nguyên Nam Lào ,Đông Bắc Thái Lan,khu kinh tế Dung Quất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế , cung ứng các sản phẩm công nghiệp , trung chuyển các mặt hàng xuất nhập khẩu, trao đổi các mặt hàng nông sản , hải sản …
+ Thành phố Vạn Tường sau những năm 2020 sẽ là đơn vị mới có kiến trúc hiện đại với các chức năng sau:
- Là đô thị trung tâm cấp quốc gia ,trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung , có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia .
- Là trung tâm công nghiệp , dịch vụ thương mại , tài chính ngân hàng nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ hoá dầu và các sản phẩm sau hoá dâù là thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ven biển lớn của cả nước , đầu mối giao thông , viễn thông quan trọng trong vùng , quốc gia và quốc tế.
- Là một trong những địa bàn giữ vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh của khu vực nam Trung Bộ ,Tây Nguyên .
+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật : Mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố có hệ thống giao thông hiện đại , đảm bảo được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá : Hệ thống cảng nước sâu đi vào hoạt động với trang thiết bị hiện đại , đưa công nghệ vận chuyển conteiner trở thành công nghệ vận chuyển chủ yếu để đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường . Cảng hàng không có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại , có các đường bay đến các thành phố trên thế giới . Bưu chính viễn thông trở thành trung tâm hiện đại của cả nước ; công nghệ thông tin tryền hình phát triển mạnh trong hoạt động như một công cụ chính của quá trình điêù hành kinh tế –xã hội . Các khu dân cư với các toà nhà cao tầng thụ hưởng môi trường ven biển . Các khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khoẻ được phát triển trên phạm vi toàn thành phố , đáp ứng yêu cầu mọi tầng lớp dân cư . Có sân bay trượt thăng hoặc sân bay tắc xi phục vụ khách du lịch và nghỉ dưỡng.
2.1.2.Phương hướng và mục tiêu đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010
a) Phương hướng chung:
- Khai thác lợi thế so sánh , sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng tài nguyên và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. Gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo phát triển xã hội một cách bền vững ; tiết kiệm để tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển ; đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và vùng theo hướng CNH,HĐH mà khoa học công nghệ là nền tảng.
- Thúc đẩy nhanh chóng việc hoàn thành nhà máy lọc dầu số 1 . - Tiếp tục xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội .
- Bổ sung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát huy mọi nguồn lực và thu hút đầu tư vào khu Dung Quất . Gắn sản xuất hàng hoá của khu kinh tế Dung Quất với thị trường quốc tế .
- Phát triển kinh tế kết hợp với tăng cường an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái .
b) Một số mục tiêu trước mắt:
- Hoàn thành nhà máy lọc dầu số 1 vận hành và sử dụng khoảng 4% công suất vào năm 2005, sau đó nâng cấp nhà máy lọc dầu số 1 công suất 6,5 triệu tấn dầu
thô lên khoảng 9 triệu tấn , trong đó trong nước cung cấp khoảng 50% nguyên liệu .
Theo quy hoạch vùng này sẽ là vùng công nghiệp lọc , hoá dầu quy mô lớn của đất nước gắn với công nghiệp sợi tổng hợp , chất dẻo , chất tẩy rửa …
Nhà máy lọc dầu số 1 được xây dựng với công suất 6.5 triệu tấn /năm (trong đó dầu thô trong nước cung cấp cho nhà máy khoảng 69%) nhằm cung cấp sản phẩm xăng dầu cho tiêu dùng nội địa , chủ yếu là diezel và gasoline.
Để vận hành nhà máy cần phải có bể chứa dầu , trước mắt xây dựng một số bể có công suất 120.000lít một bể .
Trong giai đoạn này cần nghiên cứu xây dựng thêm một nhà máy hoá dầu và các cơ sở sản xuất PP để tận dụng các phụ phẩm của nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được đưa vào hoạt động năm 2004
c) Công nghiệp cơ khí:
Hiện nay vùng KTTĐMT đã có nhà máy cán thép ở Liên Chiểu (Đà Nẵng ) quy mô khoảng 5 nghìn tấn /năm (năm 1999 đạt sản lượng khoảng 370 tấn ) . Ngoài ra còn có một số cơ sở kéo cán thép khác ở Lien Chiểu và Ngũ Hành Sơn (sản lượng khoảng 2.4 nghìn tấn) .Nhà máy cơ khí Phú Xuân (Thừa Thiên Huế )công suất khoảng 200 tấn /năm , vốn đàu tư 14 tỷ đồng . Các cơ sở cơ khí chủ yếu là sửa chữa và đóng mới tàu loại nhỏ ,thuyền phục vụ và vận tải và nghề cá ….Nhìn chung các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ , phân tán , năng lực yếu , chất lượng sản phẩm thấp.
Trong quy hoạch sẽ đầu tư xây dựng một lò luyện và cán thép tại Dung Quất có công suất 2 triệu tấn/ năm , sử dụng cảng để nhập nguyên liệu ,đồng thời tận dụng phế phẩm của các cơ sở khác trong vùng. Sản phẩm là loại sắt ,thép chuyên dùng chủ yếu phục vụ cho khu công nghiệp và một số tỉnh lân cận .
Trên cơ sở đó xây dựng nhà máy sửa chữa , lắp ráp ô tô . d) Phá dỡ và sửa chữa tàu thuyền:
Đóng tàu , sửa chữa các loại tàu chuyên dùng cho chở dầu là rất cần thiết cho khu vực khi công suất lọc , hoá dầu tăng lên . Cần xác định cơ sở phá dỡ tàu ,tái sinh phế liệu , sửa chữa tàu thuyền và đóng mới tàu tại đây với các hoạt động chính:
Sửa chữa tàu chở dầu
Phá dỡ tàu
Sản xuất , tái sinh phế liệu phục vụ đóng tàu . e) Công nghiệp năng lượng:
Sẽ xem xét tận dụng nguyên liệu dầu xây dựng nhà máy điện công suất 150MW tại khu để cung cấp một cách chủ động điện cho nhà máy lọc dầu và tận dụng nguồn điện lưới quốc gia (dự kiến vào năm 2002).
3.2 ,Phát triển du lịch - dịch vụ - thương mại
Xuất nhập khẩu trong cả vùng năm 2000 đạt trên 550 triệu USD ,tăng 10%, so với năm1999, trong khi toàn quốc tăng 23%:kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 500 triệu USD tăng 14%;Giá trị xuất khẩu trung bình đầu người đạt khoảng 50 USD(cả nước 150 USD). Tổng giá trị xuất khẩu của vùng còn thầp so với tiềm năng ; ngoài hải sản đông lạnh có giá trị xuất khẩu lớn nhất với giá trị trên 140 triệu USD , còn hầu như chưa có sản phẩm hàng hoá xuất khẩu nào có khối lượng đáng kể .
Giai đoạn 2001-2005 và sau giai đoạn 2006-2010 ,khi nhà máy lọc dầu và các khu công nghiệp đi vào hoạt động , ngoài việc xuất khẩu sản phẩm dầu , xăng còn phải kể đến các loại sản phẩm khác như gỗ , cà phê , chè , cao su …từ Tây nguyên và các nước khác và nhập khẩu trang bị , máy móc , vật tư thông qua cảng Dung Quất .
2.2. Ch ương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn
Khu công nghiệp Dung Quất khác với các khu công nghiệp khác của cả nước là trên một diện tích rộng lớn 14.000ha bên cạnh hoạt động của công nghiệp thì hoạt động của nông nghiệp chiếm một diện tích rất lớn . Vấn đề giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở công nghiệp ở đây đơn thuần chỉ là chuyển dân ra khỏi những vị trí cần xây dựng đến nơi định cư mới còn đất đai và tập quán canh tác không đòi hỏi thay đổi. Đây là đặc thù được đặt ra cho việc qui hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn trong khu.
Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn sẽ được hướng tới những vấn đề cụ thể sau:
Trước tiên là ổn định chỗ ở và sinh hoạt cho dân cư , bao gồm : nhà ở và ác dịch vụ về học hành , khám , chữa bệnh ,vui chơi giải trí . Tận dụng vốn của các chương trình lớn của nhà nước như chương trình Định canh định cư , xoá đói giảm nghèo , phát triển kinh tế và đầu tư vốn bằng nhiều nguồn khác để ổn định cuộc sống dân cư trong khu đang canh tác nông nghiệp và hoạt động ngư nghiệp
Nghiên cứu , phát triển các ngành nghề phù hợp với khả năng khai thác đất đai và vùng biển để giải quyết việc làm tại chỗ. Kết hợp các ngành nghề truyền thống với phát triển dịch vụ và du lịch để khai thác nguồn lợi về cảnh quan , môi trường.
Tạo điều kiện kiện bằng cách đào tạo kỹ thuật ,nâng cao tay nghề cho lao động nông nghiệp, ưu tiên sử dụng lao động của vùng đã qua đào tạo vào làm trong các lĩnh vực công nghiệp tại khu.
2.3.Chương trình phát triển các lĩnh vực xã hội.
Phương hướng chung để phát triển về mặt xã hội là trong giai đoạn đầu khu công nghiệp cần có biện pháp để phát triển giáo dục, y tế và các dịch vụ khác nhất là trong khu đô thị mới Vạn Tường.
Về giao dục, đào tạo nguồn nhân lực:
Nhu cầu về giáo dục, đào tạo cho khu rất lớn và cấp thiết. Đây là một khu với các ngành công nghiệp hiện đại và thu hút nhiều lao động lành nghề.Muốn có đội ngũ nhân lực như vậy chương trình giáo dục ,đào tạo phải hướng tới những vấn đề cụ thể như sau:
Nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu dân trí, đồng thời đặc biệt chú trọng đẩy nhanh đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ phát triển công nghiệp nặng có công nghệ tiên tiến.
Trong giai đoạn trước mắt cần ổn định các trường phổ thông cho con em công nhân viên.Hiện đại hoá trường dạy nghề để nhận vào mỗi năm 1 nghìn học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cho khu công nghiệp .
Mở các khoá ngắn hạn vừa học vừa thực hành cho những công nhân đang làm việc để nâng cao trình độ, bổ xung các kiến thức mới và công nghệ mới đòi hỏi.
Về y tế :
Từ nay đến năm 2005 phải xây dựng xong bệnh viện 100 giường để phục vụ sức khoẻ cho chuyên gia và công nhân viên và gia đình họ.
Thực hiện tôt chủ trương của nhà nước về phát triển y tế cộng đồng và các chương trình khác.
2.4.Ch ương trình bảo vệ môi trường
Đây là khu công nghiệp được bố trí các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm cao về cả đất , nước và không khí.Như vậy ngay từ khi lập quy
hoạch đã cần phải chú ý đặc biệt đến vấn đề này.Những vấn đề cần được quan tâm, đó là:
Phải quy hoạch hệ thống sử lý chất thải rắn , nước thải cho từng cơ sở sản xuất và toàn khu ,xây dựng bãi rác hiện đại cho toàn khu.
Hệ thống quan trắc môi trường thường xuyên cung cấp những thông tin về ô nhiễm để có cách xử lý kịp thời.
Trồng và chăm sóc rừng cây tạo vành đai xanh,không gian xanh cho cả khu vực .
Tạo cảnh quan môi trường hài hoà giữa nơi sản xuất và nơi giải trí . 2.5.Quy ho ạch nguồn cung cấp vật liệu xây dựng
Dự kiến quy hoạch đến năm 2010 toàn vùng KTTĐMT sẽ xây dựng một số nhà máy xi măng và nghiền clinkẻ. Tuy vậy chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng ở mức độ thấp . Còn đối với khu Dung Quất nhu cầu xây dựng cao hơn nhiều , do đó quan điểm phát triển nguồn vật liệu xây dựng là dựa vào điều kiện có tự sản xuất để cung cấp vật liệu xây dựng cho khu . Khai thác tối đa nguồn tài nguyên đá , cát của vùng để phục vụ một khối lượng khổng lồ . Ngoài ra phát triển sản xất gạch xây , gạch men cao cấp để đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của khu.
2.5.1.Nhu c ầu cung cấp vật liệu xây dựng
Nhu cầu VLXD bao gồm xi măng , đá , cát các loại , vật liệu lợp ,bê tông