Mối quan kệ giữa việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế tổng hợp Dung Quất

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai (Trang 50 - 59)

tế tổng hợp Dung Quất

1- Tổng quan kinh nghiệp về việc hình thành khu kinh tế mở.

Lịch sử xây dựng các khu kinh tế mở hoặc đặc khu (còn được hiểu như là khu kinh tế đặc biệt) đã có chiều dài nhiều thế kỷ với các loại hình rất khác nhau. Thương cảng tự do đầu tiên được xây dựng ở Italia vào năm 1574. đặc biệt những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, do có những nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tạo dựng những khu vực có điều kiện môi trường hấp dẫn, các nước đã hình thành nhiều khu kinh tế phát triển. Khu chế xuất đầu tiên được xây dựng tại sân bay Shanon thuộc cộng hoà Ailen vào năm 1959.các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trong những năm 70 và 80 đã tiến hành theo hướng này nhằm hình thành cac khu kinh tế mở và đặc khu. Trong những năm 80 trung quốc đã rất thành công trong việc hình thành các khu kinh tế mở hoặc đặc khu (hay còn gọi là đặc khu kinh tế).

1.1.V ề khái niệm:

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức đầy đủ về khu KTM (hay còn gọi là đặc khu kinh tế). Tuy vậy, có thể thống nhât một cách mô tả rằng khu kinh tế mở là một địa bàn lãnh thổ, được vận hành theo khuân khổ pháp lý riêng (thường là theo thông lệ quốc tế), chính quyền sở tại được phân cấp nhiều quyền hạn hơn và trên đó được áp dụng những cơ chế, chính sách đặc biệt thông thoáng hơn sơo với những khu vực khác của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh-dịch vụ, khuyến khích xuất khẩu để tạo động lực mới cho nền kinh tế.

1.2. V ề các loại hình khu kinh tế mở :

Đến nay trên thế giới đã tồn tại nhiều loại hình về khu KTM, nhưng có thể tập hợp lại vào hai nhóm chính. Một là các khu kinh tế nhằm một chức năng riêng biệt. Hai là các khu kinh tế mang tính chất tổng hợp.

Khu kinh tế mang một chức năng riêng biệt như khu thương mại tự do, khu cảng tự do, khu du lịch tự do, khu bảo thuế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao…những khu kinh tế có chức năng riêng biệt chủ yếu tập trung vào một mục tiêu, các cơ chế chính sách cho những khu này cũng tập trung sâu nhằm phát huy tốt đa mục tiêu đó. Chẳng hạn khu bảo thuế được áp

dụng các thuế xuất bằng không đối với hàng hoá ra vào khu vực này. khu công nghiệp tập trung được cho áp dụng các ưu đãi về đầu tư. Khu chế xuất được ưu đãi về gia công hàng cho xuất khẩu. Khu công nghệ cao được ưu đãi về nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới, công nghệ cao…

Khu kinh tế mở hoặc đặc khu mang tính chất tổng hợp được hình thành bao gồm trong nó nhiều khu kinh tế mang chức năng riêng biệt và nhằm tới một mục tiêu tổng hợp hơn. các cơ chế chính sách trong khu kinh tế mở hoặc đặc khu tổng hợp cũng mang tính tổng hợp đa dạng hơn. ví dụ khu KTM hoặc đặc khu Thâm Quyến ở Trung Quốc còn gọi là đặc khu Thâm Quyến, bao gồm trong nó các cơ chế chính sách, các loại hình kinh tế như một quốc gia với những chế độ gần như riêng biệt đối với Trung Quốc. Các khu kinh tế phát triển mang tính tổng hợp thường đóng vai trò cửa ngõ của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn hình thành các khu kinh tế mở. Giai đoạn 1 là sự hình thành các khu kinh tế Thâm Quyến, Sán Đầu, Hạ Môn, Chu Hải. Giai đoạn 2 là sự hình thành 14 thành phố mở ở dải ven biển (Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Linh, Tân Hoàng Đảo, Yên Đài…) Giai đoạn 3 là quá trình mở cửa 3 đồng bằng (đồng bằng Châu Giang, Nam Phúc Kiến, Trường Giang) và thành lập khu phát triển kinh tế Hải Nam. Đồng thời bên cạnh việc hình thành các khu kinh tế đặc biệt lớn đó, Trung Quốc còn tiến hành xây dựng loại hình kinh tế đặc biệt ở các cửa khẩu biên giới (khu kinh tế cửa khẩu) như khu kinh tế dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, khu kinh tế cửa khẩu Hà Khẩu tỉnh Vân Nam giáp với Việt Nam.

Thành tựu của quá trình xây dựng các khu kinh tế mở ở Trung Quốc đãgóp phần quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong vài thập kỉ. Kể từ khi cải cách và mở cửa năm 1978, Trung Quốc liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: thời kì 1981-1990 đạt 9,3%/ năm; thời kì 1991-1995 đạt 12%/năm. Thời kì 1996-2000 đạt bình quân năm khoảng 7,5%. Với tốc đọ tăng trưởng cao như vậy, cho nên thực lực kinh tế của Trung Quốc đứng thứ 10 về tổng sản phẩm quốc nội năm 1994 đã vươn lên đứng thứ 7 năm 1999 và năm 2000 GDP đạt hơn 1.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc hình thành các khu kinh tế mở ở Trung Quốc cũng có những hạn chế nhất định như khoảng cách giữa vùng ven biển nơi có những đặc khu kinh tế và nội địa ngày càng tăng, phá vỡ sự phân công truyền thống giữa

các vực ven biển với các khu vực trong đát liền dẫn đến mats cân đối gay gắt về cung cầu chưa phát triển nhịp nhàng giữa mở cửa đối ngoại với bảo vệ môi trường.

Một số nước trên thế giới và trong khu vực đã tiến hành xây dựng các khu kinh tế mở theo những mô hình khác nhau. Hàn Quốc cũng đã có những thành công nhất đinh trong việc xây dựng các khu kinh tế mở Masan theo hướng sử dụng nguyên liệu bán thành phẩm trong nước (30% nguyên liệu cho ngành điện tử, 77% nguyên liệu cho ngành dệt may, 35% nguyên liệu cho ngành chế tạo máy, 37% nguyên liệu cho ngành giầy da).

Trong đó, Philipil đã thất bại trong việc xây dựng khu KTM trong những năm 80. kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học và xã hội Philipil chỉ ra rằng tác động của khu chế xuất đến nền kinh tế trong nước là không đáng kể, 83-93% đầu vào là nguồn nhập khẩu từ ngoài và việc làm tạo ra cho khu vực công nghiệp chỉ chiếm khoảng 1%.

Kinh nghiệm của Malaixia cũng cho thấy 70% số xí nghiệp của khu xuất khẩu chỉ sử dụng sản phẩm địa phương để đáp ứng 10% nhu cầu nguyên liêu thô và hàng tiêu dùng, còn lại là nhập khẩu. điều này cho thấy, nhà đầu tư khi đầu tư vào khu KTM để chiếm lĩnh thị trường trong nước dưới hình thức nhập khẩu, khai thác chênh lệch về giá do mức bảo hộ trong nước cao, hơn là đáp ứng mong muốn của nước sở tại.

Tóm lại, có thể rút ra những nét tóm tắt về kinh nghiệm xây dựng khu kinh tế mở của một số nước theo các nhận định sau:

Một là, việc xay dựng khu kinh tế mở là một giải pháp xuất phát từ nhu cầu phát triển của quốc gia nói chung và của từng địa phương. trong tiến trình hội nhập quốc tế về việc thành lập các khu phát triển kinh tế là để thu hút nguồn lực từ bên ngoài, qua đó khơi dậy tiềm năng trong nước. Nến trong phạm vi quốc gia có thể mở cửa rộng rãi với bên ngoài thì không cần thiết phải xây dựng khu kinh tế mở với những cơ chế và chính sách đặc biệt.

Hai là, yếu tố quyết định thành công của việc xây dựng khu kinh tế mở là thời cơ, địa điểm và con người. Lựa chọn đúng thời điểm xay dựng mới có thể thu hút được nguồn lực từ bên ngoài. với mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương phải chọn địa điểm đủ hấp dẫn để hình thành và xây dựng. cần phải có quyết tâm cao trong việc xây dựng khu phát triển kinh tế. Kết hợp được 3 yếu tố này mới có thể thành công trong việc xây dựng khu kinh tế mở.

Ba là, phải lựa chọn mô hình đúng. với mỗi quốc gia, với mỗi thời điểm cần chọn cho đúng mô hình xây dựng khu kinh tế mở mới có thể thành công.

Bốn là, chọn lựa ục tiêu và đối tác chính xác. với mỗi mô hình của khu kinh tế mở, việc lựa chọn đối tác là yếu tố rất quan trọng để có thể thu hút và hấp dẫn được nguồn lực từ bên ngoài.

2- Sự hạn chế trong việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai.

2.1. X ác định vị trí và vai trò của khu vực Chu Lai

Khu vực Chu Lai nếu tách riêng biệt chỉ là động lực cho sự phát triển riêng của tỉnh Quảng Nam theo chiều ngang, còn khu vực Chu Lai gắn với sân bay Chu Lai được quy hoạch là sân bay quốc tế có chức năng phục vụ cho cả vùng, trong đó đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất, vì vậy khả năng phục vụ liên vùng liên tỉnh và quốc tế là rất lớn.

Các đô thị khu vực miền trung như tp đà nẵng, thị xã Hội An; Tam Kỳ; Quảng Ngãi cung với các thị trấn khác tạo thành chuỗi (hoặc dải) đô thị đã và đang giữ vai trò là toả kinh tế theo chiều ngang là chủ yếu. Mối liên kết với các tỉnh liền kề thường lỏng lẻo, vì lý do điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên quy định.(tỉnh nào cũng có biẻn có rừng, có đồng bằng, có cảng biển); vai trò đa trunh tâm của niềm trung thường tích cực hơn và có tác động mạnh hơn tới vung xung quanh hơn là vai trò một trung tâm (hay đơn cực) phát triển.

2.2. V ề điều kiện để hình thành một khu kinh tế mở

Khu vưc Chu Lai là khu vực chưa phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng rất lạc hậu, lại nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt, hạn hán lũ lụt thường xảy ra… Do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế mở hét sức khó khăn và vẻ mâtá nhiều thời gian, trong khi cơ hội không còn nhiều, năm 2006 là thời điểm Việt Nam hội nhập đầy đủ với các nước ASEAN, do đó việc hình thành thành công một khu kinh tế mở tại đây là một thách thức rất lớn, tính khả thi không cao.

Mặt khác, ở khu vực Chu Lai thiếu cảng biển nước sâu là điều kiện tối caanf thiết cho xu hướng toàn cầu hoá mậu dịch quốc tế với đòi hỏi khong ngừng hạ chi phí chuyên chở đường biển.

Khu vực này chưa có một công trình đầu tư quy mô lớn nào làm tiền đề để hình thành một khu kinh tée mở, nếu có công trình này sẽ thúc đẩynhanh nhu cầu

phát triển hạ tầng, tiện ích (đường điện nước thông tin liên lạc…) cho khu kinh tế mở.

2.3. V ề thủ tục luật pháp áp dụng cho khu kinh tế mở

Để thực sự mơ theo nhu cầu hội nhập, phải có thêm một số cơ chế, chính sách vượt ntrội về nhiều mặt so với cơ chế, chính sách và pháp luật hiện hành, thậm chí có thể đụng chạm đến hiến pháp, như vậy ít ra cũng phải có một nghị quyêt cửa Uỷ ban thường vụ quốc hội; điều này rất không đơn giản trong điều kiện hiện nay.

2.4. V ề thời cơ để hình thành và phát triển khu kinh tế mở.

Lộ trình hội nhập của Việt Nam vào AFTA sẽ bắt đầu thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước vao năm2006, thuế xuất nhập khẩu khi đó chỉ còn từ 0-5%. Việc thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mỹ và nước ta chẩn bị ra nhập WTO làm cho thời điểm hội nhập ngày càng đến gần. Do vậy, nếu tính cả thời gian để xây dựng kết cấu hạ tầng và các công tác chuẩn bị khác thì sẽ mất đi yếu tố thời cơ của khu kinh tế mở Chu Lai.

2.5. Các chủ trương của đảng và nhà nước về phát triển khu Dung Quất đã bao gồm một phần đất đai của khu kinh tế mở Chu Lai.

Theo nghị quyết của quốc hội, quyết định của thủ tướng chính phủ về công trình trọng điểm xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất; Xây dựng hệ thống cảng nước sâu Dung Quất; … đều đặt trong phạm vi không gian của khu Dung Quất bao gồm cả Chu Lai. Điều này được lý giải bởi:

Cần phải coi trọng không gian kinh tế hơn là không gian hành chính, liên kết kinh tế là liên kết để phát triển bền vững theo lãnh thổ. Sân bay là khu vực đặc thù, đây là sân bay quốc tế không còn riêng địa phương nào.

Cảng biển nước sâu Dung Quất, nhà máy lọc dầu số 1 và sân bay Chu Lai là ba nhân tố chính gắn kết với nhau, tạo nên sự đồng bộ và bổ sung hỗ trợ cho nhau trong phát triển, trong đó sự ra đời của nhà máy lọc dầu số 1 là điều kiện quan trọng nhất để sớm khôi phục sửa chữa sân bay Chu Lai và đây là điều kiện tiên quyết để sân bay này vận hành có hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên.

Việc tách Chu Lai ra khỏi Dung Quất bị vướng vào quyết định hiện hành của nhà nước.

Như vậy sự thống nhất ranh giới, phạm vi lãnh thổ giữa Dung Quất và Chu Lai như trong văn kiện đại hội đảng IX cũng như trong các quyết định của thủ tướng chính phủ là phù hợp, vừa tạo nên sự liên kết , hỗ trợ lẫn nhau, vừa

thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ban đầu, sau này khi cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển thì sẽ đề xuất mở rộng về phía Bắc như trong đề án phát triển khu kinh tế mở Chu Lai- Kỳ Hà như đã trình cũng không muộn.

3- Đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế tổng hợp Dung Quất – Chu Lai

3.1. C ăn cứ pháp lý để kiến nghị mô hình phát triển khu kinh tế Dung Quất –Chu Lai.

 Quyết định 519/TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, trong đó khu công nghiệp Dung Quất với diện tích 14000 ha.

 Quyết định số 14/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải Nam trung bộ đến năm 2010 gồm: Thành phố Đã Nẵng và các tỉnh Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà. Khu công nghiệp Dung Quất được nên trong Quy hoạch với diện tích 14000 ha.

 Quyết định số 2020/1999/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 10 năm 1999 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, trong đó có nhóm cảng biển trung trung bộ, có cảng biển nước sâu Dung Quất.

 Quyết định sô 207/TTg ngày 11 tháng 4 năm 1996 phê duyêt khu công nghiệp Dung Quất với diện tích đất xây dựng là 14000ha. đây là khu công nghiệp lọc hoá dầu đầu tiên, tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, đô thị mới Vạn Tường, có rừng, biển, có dân cư sinh sống và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, cũng như bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.

 Bộ chính trị đã có thông báo số 232/TB-TW ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai.

 Quyết định số 204/1999/QĐ-TTg ngày 18 tháng10 năm1999 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai.

 Về mặt quản lý, xuất phát từ yêu cầu thực tế, ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất đã được bổ sung một số chức năng khác với ban quản lý khu công nghiệp các địa phương như : là đơn vị đầu mối kế hoạch, là cơ quan

nhà nước có thẩm quyền thống nhất quản lý về Quy hoạch, kế hoạch và môi trường; có thẩm quyền ký các hợp đồng BOT, BT, các dự án nhóm B và C là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn vốn ODA; được quyền hình thành các tổ chức trực thuộc để quản lý các công trình công cộng trong khu công nghiệp Dung Quất, có tính chất của một khu kinh tế và đang được vận hành theo xu hướng quản lý một khu kinh tế đặc thù.

3.2. Đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w