1- Vài nét về lịch sử hình thành khu công nghiệp Dung Quất.
Quãng Ngãi từ xưa vốn là mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến hành công nhgiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Quãng Ngãi đã nổ lực vươn lên, khắc phục nhiều khó khăn, đồng
thời tranh thủ sự chi viện của Trung Ương, sự giúp đỡ của các tỉnh bạn đã xây dựng công trình đại thuỷ nông Thạch Nham, tạo ra sự phát triển bước đầu về kinh tế-xã hội.
Sau ngày tái lập tỉnh, với điểm xuất phát thấp do kết cấu hạ tầng yếu kém, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân Quãng Ngãi đang nổ lực và quyết tâm vươn lên đưa tỉnh nhà trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên ưu đãi, có điều kiện thuận lợi để xây dựng một cảng biển nước sâu với quy mô lớn ở khu vực Dung Quất, tháng 6 năm 1993 Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân đã có chủ trương và UBND tỉnh Quãng Ngãi đã thành lập ban chủ nhiệm chương trình 693 nghiên cứu về cảng nước sâu Dung Quất. Các nhà khoa học đã hợp tác với các công ty tư vấn đầu tư của Nhật Bản để nghiên cứu khảo sát, thu thập tài liệu xây dựng dự án, mong muốn tìm con đường phát triển công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.
Tỉnh đã chủ động phối hợp với các bộ ngành Trung Ương tiến hành điều tra khảo sát, chụp không ảnh, xây dựng bản đồ khu vực Dung Quất và các vùng lân cận, xúc tiến lập quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất. Ngày 19 tháng 9 năm 1994, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã thị sát vùng Dung Quất, chỉ thị cho nghiên cứu, khảo sát lập quy hoạch khu công nghiệp tập trung và cảng biển nước sâu Dung Quất và tìm địa điểm cho nhà máy lọc dầu số 1. Ngày 9 tháng 11 năm 1994. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 658/TTg về địa điểm về nhà máy lọc dầu số 1 và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam. Việc hình thành khu công nghiệp Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 là yếu tố then chốt có tính quyết định, là động lực để thúc đẩy Miền Trung từng bước rút ngắn sự cách biệt về phát triển kinh tế so với hai đầu đất nước. Tỉnh Quãng Ngãi và Quãng Nam có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, có nhiều cơ hội để nhanh chóng xoá đói giảm nghèo, tụt hậu, hướng tới tương lai tốt đẹp.
Về tính chất, theo quy hoạch đã được phê duyệt thì “ khu công nghiệp Dung Quất là khu công nghiệp lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước; nơi đây sẽ tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai; là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng”.
Về quy mô, theo quyết định phê duyệt khu công nghiệp Dung Quất của Thủ tướng Chính phủ bao gồm khoảng 14.000 ha, trong đó có 10.300 ha thuộc phạm vi của huyện Bình Sơn, huyện Sơn Tịnh ( Quảng Ngãi ); còn lại 3.700 ha nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Bắt đầu từ mũi Kỳ Hà thuộc Quảng Nam ( bao gồm cả sân bay Chu Lai ) đến mũi Co Co thuộc Quảng Ngãi, khu công nghiệp Dung Quất đựơc xây dựng chủ yếu trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và một phần đất thuộc phía Nam huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam .
Về sử dụng đất, trong 14.000 ( trong phạm vi 9 xã với 70.000 dân ); đất công nghiệp 3.180 ha ( địa bàn Quảng Nam: 751 ha; địa bàn Quảng Ngãi; 2.429 ha ; đất giao thông; 300 ha; Cảng Dung Quất có diện tích mặt nước hữu ích; 4 km2; diện tích đất phát triển cảng 600 ha (kho bãi, dịch vụ phụ trợ).
- Vị trí kinh tế của vùng Dung Quất:
Địa điểm Dung Quất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (ranh giới từ Huế đến Nha Trang) mà hạt nhân là trục Liên Chiểu- Dung Quất; là 1 trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Miền kinh tế trọng điểm miền trung ở vào vị trí trung độ của cả nước với trên 1.000 km bờ biển và hàng trăm đảo lớn nhỏ, có nhiều cảng nước sâu, gần đường hàng hải Quốc Tế, là bao lon của nước ta ra Thái Bình Dương, là đầu mối của hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt Bắc Nam và các trục Đông- Tây nối với Tây Nguyên và tương lai với Lào- Thái Lan trong hệ thống đường xuyên Á.
Trong vùng có nhiều khoáng sản: cát thuỷ tinh, cao lanh đá granit, vạt liệu xây dụng dồi dào, ngoài ra còn nhiều vàng, than đá, nước khoáng…
Đất đai cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng cả trồng trọt chăn nuôi và thuỷ hải sản là nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến.
Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng, nhiều bãi tắm thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ.
Trong vùng, còn có nhiều vùng đất thuận lợi cho phát triển công nghiệp mà không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp; có nguồn nước ngọt phong phú từ các sông Thu Bồn- Vũ Gia, sông Tam Kỳ- Trà Bồng, với hệ thống kênh của đập hồ Phú Ninh, Thạch Nham. Nằm trong hệ thống điện Quốc Gia thống nhát đến nay, đã có đủ điều kiện cung cấp điện từ trạm 500 KV Dà Nẵng.
Vùng Dung Quất đang được quy hoạch, xác định là một trong những điểm hội đủ các lợi thế kể trên.
- Quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất:
Trên quan điểm phát triển các hạt nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung bộ và Tây Nguyên, hoà đồng trong sự phát triển chung của cả nước, Dung Quất được chọn là một vùng phát triển mạnh công nghiệp, tạo động lực đột phá cho miền Trung.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì, nhưng xét về tiềm năng, có đủ các điều kiện về vị trí địa lý, đất đai cung cấp điện, nước, có điều kiện xây dựng cảng, sân bay giao thông đường sắt, đường bộ, có nguồn lao động lớn, là những điều kiện quan trọng để phát triển thành vùng công nghiệp lớn.
Trong quy hoạch về sơ bộ bố trí khu công nghiệp Dung Quất trên địa bàn của 19 xã thuộc Bình Sơn và Sơn Tịnh với tổng diện tích 29.000 ha trong đó có 10.600 ha chưa sử dụng tương đối bằng phẳng.
Cụm công nghiệp Dung Quất được bố trí:
Khu A: Diện tích 600 ha với một cảng nước sâu đảm bảo xây dựng cảng 4 chức năng: dầu khí- công ten nơ- thương mại (tổng hợp)- dịch vụ. Giai độan 1 công suất 20-30 triệu tấn. Giai đoạn 2 công suất 50-60 (có thể 100) triệu tấn. Nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn (ở giai đoạn 1).
Khu B: Diện tích 300 ha là khu công nghiệp luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm và các nhà máy phục vụ.
Khu C: Diện tích 400 ha là khu công nghiệp nhẹ, dệt may mặc, điện tử và tiểu thủ công nghiệp.
Khu D: Diện tích 400 ha là khu công nghiệp chế biến nông lâm hải sản.
Xây dựng cụm công nghiệp Dung Quất sẽ kéo theo các ngành công nghiệp khác của tỉnh Quảng Ngãi như : đường, bia, vật liệu xây dựng và dịch vụ cùng phát triển, đồng thời ra đời và phát triển thành phố Vạn Tường quy mô từ 4-12 (vạn người)(2000-2010).
Dự tính giai đoạn đầu, đột phá là nhà máy lọc dầu (trước năm 2000) 200ha, khu D khoảng 50ha được xây dựng các xí nghiệp. Giai đoạn sau (2010), khu A tăng lên 400ha; khu B tăng lên 100ha; khu C tăng lên 100 ha; khu D tăng lên 100ha.
Cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp là việc xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng khác như cảng Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, các tuyến đường nối với đường bộ, đường sắt quốc gia, nâng cấp quốc lộ 24 và xây dựng các tuyến đường nội bộ.
Như vậy, nhà máy lọc dầu đã nằm trong quy hoạch phát triển của vùng trọng điểm trung bộ và giữ vai trò quan trọng trong quy hoạch.
Về địa điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn/ năm tại Dung Quất là nhà máy đầu tiên được chọn địa điểm tại vùng cảng theo quy hoạch nên được ưu tiên lựa chọn trong phạm vi rộngchung quanh vùng cảng sao cho đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật của công nghệ trước mắt và lâu dài và tính khả thi về kinh tế của dự án nhưng đồng thời cũng phải dành chỗ cảng cho các mục tiêu khác như quy hoạch và không gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt là cảng)
Bốn địa điểm của dự án đưa ra lựa chọn hiện chỉ có một địa điểm được khảo sát sơ bộ, vì vậy khó có thể xét địa điểm nào là tốt nhất. Việc so sánh các địa điểm dựa trên những số liệu đầu vào rất sơ bộ, vì vậy khó có thể xét địa điểm nào là tốt nhất. Việc so sánh các địa điểm dựa trên những số liệu đầu vào rất msơ bộ với nhiều giả thiết còn đang bàn cải và như vậy những kết luận đưa ra chưa có cơ sở, cần được bổ xung kỹ hơn.
Về cảng nhập và xuất đầu đề nghị xét trong tổng thểquy hoạch của cảng, nhà máy lọc dầu chỉ sử dụng 1 phần cảng (13 triệu tấn/ năm) trong số 50-60 triệu tấn thì nhà máy chỉ chịu một phần vốn tương ứng là hợp lý hơn việc đầu tư toàn bộ hoặc không tính đầu tư.
Các đầu tư khác về kết cấu hạ tầng (không kể cảng) phục vụ riêng cho nhà máy thì không nên đặt vấn đề tách riêng.
Với địa điểm Dung Quất, bất cứ 1 công trình nào xây dựng đầu tiên cũng sẽ gặp khó khăn tương tự nhiều phải xây dựng hạ tầng cơ sở từ đầu. Riêng đối với lọc dầu phải cộng thêm một khó klhăn lớn khác là xa thị trường (thị trường trong nước tập trung ở miền Bắc 30%, miền Nam 50%, miền Trung chỉ 10%). Nừu chọn Dung Quất là nhà máy lọc dầu thứ nhất thì còn gặp một khó khăn lớn khác là thời gian xây dựng (yên cầu xong trước năm 2000). Với khó khăn này làm cho tính khả thi hiện tại của dự án bị giảm. Vì vậy tính khả thi của dự án thiên về là nhà máy lọc dầu thứ 2 (dành chỗ cho nhà máy lọc dầu) khi cảng Dung Quất đã hoạt động.
2- Những thành tựu đạt được
Khu vực Dung Quất chủ yếu là các đồi cát với các hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khai thác hải sản năng suất thấp; chưa có cơ sở công nghiệp đáng kể ngoài một số cơ sở như kho tàng, bến cảng khu vực Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, cũng như khu vực Sa Kỳ ở phía Nam. Khu vực Kỳ Hà có cơ sở phá dỡ tàu biển và luyện thép bằng sắt vụn do Quân khu 5 quản lý kết hợp với việc quản lý khai thác cảng Kỳ Hà (cảng quân sự hiện nay).
Về dân số và lao động Dung Quất có khoảng 139.513 người, chủ yếu là lao động nông nghiệp và ngư nghiệp. Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không đáng kể, lao động dịch vụ thương nghiệp còn ít và chủ yếu ở hai thị trấn Châu Ô (Quảng Ngãi) và Núi Thành (Quảng Nam).
Về cơ sở hạ tầng, ngoài một số tuyến, công trình đầu mối như giao thông quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, tuyến cao áp 110 KV dọc quốc lộ 1A và các tuyến trung áp 15KV ngoài khu vực Dung Quất; còn trong khu vực quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế phục vụ công nghiệp và đô thị chưa có. Các cơ sở hạ tầng xã hội còn thấp kém, các công trình công công như trường học, trạm y tế…chủ yếu là công trình 1 tầng cấp IV bán kiên cố và tạm thời.
2.2. T ừ năm 1996 – 2001.
Năm năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ ngành Trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất và các Sở ban ngành trong tỉnh… khu công nghiệp Dung Quất đã được khởi công và bắt đầu hoàn thành.
2.2
.1.Các quy hoạch đã được phê duyệt
- Quy hoạch mặt bằng khu công nghiệp Dung Quất- Chu Lai 14.000 ha.
- Quy hoạch chi tiết khu tái định cư; Gò Đường, Đông Hoà, Đồng Lớn, Giếng Hồ, Đồng Rướn, Tây Trà Bồng, Hàm Rồng, An Phú…
- Quy hoạch chi tiết các khu nghĩa địa Bình Trị, Bình Đông, Hàm Rồng, Gò Đường, Bình Hoà.
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu công nghiệp phía Tây sông Trà Bồng (Nam Chu Lai) 2.100 ha.
- Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp phía Đông Dung Quất: 5.054 ha.
- Quy hoạch chung đô thị Vạn Tường với 2.400 ha, quy mô dân số năm 2005 khoảng 28.000 dân và năm 2010 khoảng 120.000 dân.
- Quy hoạch xây dựng khu trung tâm phía Bắc Thành phố Vạn Tường: 180 ha và khu trung tâm phía Nam thành phố Vạn Tường 750 ha.
- Cắm mốc quy hoạch khu công nghiệp (34km) với 15 biển báo.
2.2.2. H ệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống giao thông
- Đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng gai đoạn một của KCN Dung Quất và thành phố Vạn Tường với tổng số vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng. - Đã đầu tư xây dựng hai tuyến đường chính nối từ trục giao thông Bắc- Nam vào KCN Dung Quất và các đường giao thông chính trong thành phố Vạn Tường với tổng số 60,96 km đưòng giao thông và đã đưa sử dụng 55 km đường giao thông và một bến cảng chuyên dùng cho tàu 10.000 tấn.
Cụ thể như sau:
+Tuyến đường phía Bắc nối quốc lộ 1A với cảng Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 dài 20,3 km đã hoàn thành và phát huy tác dụng.
Tuyến đường phía Nam :nối quốc lộ 1A với Bình Long và nhà máy lọc dầu số 1 dài 9,16km đã đưa vào sử dụng.
+Đường công vụ Bình Hiệp – Dung Quất (11km) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ tốt quá trình thi công xây dựng.b
b)Hệ thống cảng Dung Quất : Liên doanh Vietros đã khởi công xây dựng đê chắn sóng, cảng xuất sản phẩm và chuẩn bị thủ tục đưa vào vận hành Bến cảng chuyên dụng số 1 phục vụ thi công đáp ứng tầu trọng tải 1 vạn- 1,5 vạn DWT. Đang hoàn chỉnh dự án đàu tư 2 bến cảng tổng hợp cho tầu 3 vạn tấn. Một số doanh nghiệp hàng hải đang có kế hoạch đầu tư phát triển bãi, kho tàng gắn với cảng.
Bến cảng số 1 đã cơ bản hoàn thành Đang xây dựng đê chắn sóng dài 1,6 km
Đang lập dự án khả thi xây dựng bến cảng số 2 cảng tổng hợp theo phương thức BOT.
c)Đường hàng không :tên cơ sở 2 tuyến đường băng hiện có ( 3020 m x 45m và 2080 m x…m), sân bay Chu Lai sẽ được ngành hàng không đầu tư khôi phục và đưa vào hoạt động vào năm 2003 và sẽ tiếp tục triển khai đầu tư nâng cấp từng bước trở thành sân bay quốc tế.
Đã hoàn thành nhà máy nước 15.000m3 / ngày, lắp đặt xong tuyến đường ống dẫn nước phục vụ xây dựng NMLD số 1, tuyến đường ống đến khu vực cảng, thành phố Vạn Tường. Đang dự kiến nâng cấp nhà máy nước lên 1000.000m3/ngày đem theo sự phát triển của KCN Dung Quất .
e)Hệ thống cấp nước
Đã hoàn thành nhà máy nước 15.000m3/ ngày, lắp đặt xong tuyến đường ống dẫn nước phục vụ xây dựng NMLD số 1, tuyến đường ồng đến khu vực cảng, thành phố Vạn Tường. Đang dự kiến nâng cấp nhà máy nước lên 100.000m3/ngày đêm theo sự phát triển của KCN Dung Quất.
f)Hệ thống cấp điện
Đã hoàn thành điện 110KV/25MVA, đường dây 110KV Nước Mặn – Bình Trị( trung tâm KCN). Trạm 220KV /63MVA và đường dây220KV mạch kép từ trạm 500 KV Cầu Đỏ - Đà Nẵng về trạm 220KV nước Mặn.
f)Hệ thống thông tin liên lạc
Hoàn thành Bưu điện Dung Quất với tổng đài điện tử 512 số, cột ăng ten cao 40m phủ sóng điện thoại di động toàn KCN Dung Quất .Chuẩn bị khởi công