Thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩu xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam (Trang 62 - 65)

5.1. Tình hình sản xuất và chế biến chè

Do nớc ta có địa hình tơng đối thuận lợi cho phát triển ngành chè. Từ năm 1975 đến nay, cây chè đợc phát triển mạnh ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (chủ yếu ở Lâm Đồng). Diện tích chè tính tới năm 2002 đã đạt mức 100 nghìn ha, có trên 4 vạn hộ với 20 vạn lao động sản xuất chè.

Hiện nay, chè đợc trồng nhiều ở 35 tỉnh trong cả nớc nhng tập trung chủ yếu ở 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (khoảng 46.306 ha chiếm 58,9% diện tích ) và Tây Nguyên (chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng khoảng 20.500 ha chiếm 26,1% diện tích ). Năng suất bình quân của cả nớc đạt 3,7 – 4 tấn chè tơi/ha so với các nớc khác thì năng suất chè ở nớc ta vào loại thấp (Malaixia 10,3 tấn/ha, ấn độ 7,8 tấn/ha, Srilanca 5,4 tấn/ha )…

Biểu 28: Tình hình sản xuất chè của Việt Nam (1996 2002)

Năm Tổng diện tích (1000 ha) Diện tích kinh doanh (1000 ha) Sản lợng chè búp khô (1000 tấn) 1998 82,5 63,5 56,6 1999 84,6 69,2 64,7 2000 86,0 70,1 68,853 2001 95,6 75,8 76,5 2002 100,5 83,7 81,9

Nguồn: Niên giám thống kê 2001- NXB thống kê Hà Nội - 2002

Năm 2002 diện tích trồng chè đã tăng lên mức cao nhất khoảng 100nghìn ha và sản lợng đạt 81,9 nghìn tấn chè búp khô tăng 7,05% so với năm 2001.

Về chế biến chè, cả nớc có 72 cơ sở chế biến chè công nghiệp (qui mô từ 6 tấn tơi/ngày đến 60 tấn tơi/ngày), đảm bảo chế biến trên 60% sản lợng. Trong số các cơ sở chế biến trên, tổng công ty chè quản lý 28 cơ sở với tổng cộng 535,5 tấn tơi/ngày và các địa phơng quản lý 44 cơ sở chế biến với tổng công suất 557,5 tấn tơi/ngày.

Ngoài những cơ sở chế biến công nghiệp có qui mô lớn còn có khoảng 1200 cơ sở chế biến qui mô vừa và nhỏ, cộng với hàng chục ngàn bộ thiết bị chế biến qui mô hộ, liên hộ đảm bảo chế biến đợc khoảng 20% sản lợng chè.

Nhìn chung, công nghệ chế biến chè của ta còn lạc hậu khoảng 40% nguyên liệu đợc chế biến bằng thủ công và bán cơ giới. Sản phẩm chủ yếu là qua sơ chế khi xuất khẩu, dẫn tới sự thua thiệt về giá khi xuất khẩu.

5.2. Tình hình xuất khẩu chè hiện nay

Hàng năm chúng ta sản xuất ra lợng chè búp khô khoảng trên 50 ngàn tấn trong đó tiêu dùng chè nội địa hiện nay khoảng 40 – 45%, theo dự đoán thì thị tr- ờng nội địa có thể mở rộng lên khoảng 50%. Năm 1995 nhờ giải pháp đúng đắn của Nhà nớc, ngành chè đã có bớc phát triển vợt bậc với tốc độ tăng năm 1996 là 55,28% và kim ngạch tăng 48,48%. Năm 2002 vừa qua sản lợng chè xuất khẩu đạt 75 nghìn, tấn tăng 29,6% so với năm 2001 và đạt kim ngạch 83 triệu USD tăng 25% so với năm 2001 - đây là một năm khả quan của ngành chè Việt Nam sau nhiều năm liên tục giảm, năm 1999 giảm 10,6% so với năm 1998 và năm 2001 giảm 5,1% so với năm 2000.

Biểu 29: Tình hình xuất khẩu chè giai đoạn 1996 2002

Năm Khối lợng (1000 tấn) Tăng/giảm (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng/giảm (%) Giá bình quân (USD/tấn) 1996 20,8 29 1394 1997 32,9 55,28 48,81 68,3 1486 1998 33,21 3,09 50,51 3,4 1521 1999 36,44 9,7 45,15 - 10,6 1239 2000 55,66 52,7 69,61 54,2 1250

2001 58 4,2 66 - 5,1 1138

2002 75 29,32 83 25 1200

Nguồn: Vụ qui hoạch kế hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở dĩ có sự giảm sút kim ngạch trong những năm vừa qua là do nhu cầu chè thế giới giảm, dẫn tới giá chè ngày càng xuống thấp, nếu nh giá chè năm 1997 bình quân là 1486 USD/tấn FOB thì năm 2001 giảm xuống mức 1138 USD/tấn FOB tức giảm tới 30,58%. Sang năm 2002 giá chè trên thế giới bắt đầu tăng nhẹ đạt mức 1200 USD/tấn FOB. Dự báo có thể tăng vào những năm tới cùng với sự phục hồi kinh tế ở các nớc trên thế giới.

Biểu 30: Giá chè xuất khẩu Việt Nam (1998 2002)

12001138 1138 1250 1239 1521 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1998 1999 2000 2001 2002 USD/tấn FOB

Về thị trờng xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào các thị tr- ờng truyền thống nh: Irắc, Nga, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Pakistan và một số nớc vùng Nam á.

Năm 2002 các thị trờng xuất khẩu chè truyền thống vẫn đợc giữ vững. Trung Cận Đông với thị phần 47 – 49%, SNG và Châu âu khoảng 27,24%, các nớc khác khoảng 23 – 24%. Ngoài ra năm nay có một số thị trờng nhập khẩu mạnh chè của chúng ta nh khu vực ASEAN và Nam á, cũng nh thị trờng Trung Quốc.

5.3. Khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam

Xuất phát từ những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên mà ngành chè Việt Nam đã có những bớc tiến dài trong thời gian qua nhng đó mới chỉ là sự tăng lên về khối lợng mà giá trị lại không tăng hoặc tăng thấp hơn là do chất lợng chè của còn thấp trên thị trờng. Do công nghệ chế biến lạc hậu dẫn đến chất lợng mẫu mã

chè ngày càng thấp, tỷ trọng chè loại ngon (OP, FBOP) cha cao nên giá xuất khẩu bình quân chỉ đạt 1,3 USD/kg trong khi bình quân thế giới từ 1,8 – 2 USD/kg.

Mặt khác trong mấy năm gần đây nguy cơ thua ngay trên sân nhà của chè chúng ta đang là điều nhức nhối. Trong khi nhu cầu tiêu dùng chè cao cấp trong n- ớc ngày càng tăng lên mà các doanh nghiệp chế biến không đáp ứng đợc. Hàng loạt các sản phẩm chè từ các nớc khác đợc chế biến cao đã đổ vào Việt Nam nh: Dilmah, Lipton, Quality từ Srilanca đã chiếm lĩnh thị trờng và làm thay đổi gu th- ởng thức chè của ngời Việt. Có thể đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp sản xuất chè trong nớc, khi ta phải nhập chè thành phẩm với giá cao và xuất khẩu chịu nhiều thua thiệt.

Nhìn chung hiện nay sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém trên thế giới. Vì vậy việc nâng cao năng suất, sản lợng cũng nh chất lợng sản xuất và chế biến chè là yếu tố quyết định trong tơng lai của ngành chè Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩu xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w