Tận dụng và tăng cường cán bộ nguồn tại các xã 135 của huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông (Trang 53 - 54)

b. Lý luận chính trị và quản lý nhà nước

4.2.5 Tận dụng và tăng cường cán bộ nguồn tại các xã 135 của huyện

Các xã 135 của huyện hầu như có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống và đặc biệt là các dân tộc tại chỗ. Việc phát triển nguồn nhân lực tại các xã 135 cũng cần phải chú ý đến cán bộ nguồn ( cán bộ người dân tộc tại chỗ) chính những cán bộ này sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương tại nơi họ đang sinh sống, để tăng cường nguồn nhân lực này thì chính quyền địa phương cần phải

- Có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có thể nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề

- Phát hiện những cán bộ giỏi, khuyến khích và tạo điều kiện cho học nâng cao thêm trình độ của mình

- Tiếp tục thực hiện chế độ cử tuyển cho con em người dân tại các xã 135 nhằm đào tạo họ trở thành những cán bộ địa để phục vụ địa phương của mình

- Theo tôi, để tạo dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết cần có một chiến lược thống nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao, hay gọi là chiến lược phát triển nhân tài, nhận được sự đồng thuận xã hội. Chiến lược ấy phải được xây dựng trên một nền tảng tư duy mới, “đứng ra ngoài”, “đứng trên” ngành giáo dục – đào tạo, có tầm bao quát tổng thể, nhìn xa, thấy rộng, kết hợp được những tinh hoa dân tộc với những thành tựu hiện đại của thế giới. Chỉ có trong chiến lược tổng thể ấy mới có thể xác định rõ trách nhiệm xã hội cụ thể cho từng địa chỉ, từng xã cụ thể. Và như vậy, trách nhiệm đầu tiên hiện nay – trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược nói trên – là thuộc về chính quyền cấp trên và có sự phối chặt chẽ với các xã trên địa bàn huyện.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w