Phân tổ thu nhập theo giá trị thu nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông (Trang 41 - 42)

2. Phân theo lý luận chính trị

3.2.3.2 Phân tổ thu nhập theo giá trị thu nhập

Thu nhập là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nói chung và người cán bộ nói riêng. Đối với cán bộ, thu nhập là động lực để họ làm việc ở những vùng còn nhiều khó khăn như những xã 135 hiện nay. Trước khi đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động, ta tiến hành phân tổ thu nhập của lao động cụ thể ở bảng 9

Bảng 10. Phân tổ thu nhập của nguồn nhân lực

Tổ Khoảng cách tổ ( 1000đ) SL Người % TNBQ (1000đ) (Người/Năm) 1 < 10.000 2 3,33 9.648 2 10.000 – 15.000 7 11,67 12.468 3 15.000 – 20.000 11 18,33 19.347,709 4 20.000 – 25.000 27 45,00 21.806,585 5 25.000 – 30.000 10 16,67 26.670,20 6 >30.000 3 5,00 39.904,267 BQC 21.569,660

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Tổ 1 bao gồm những cán bộ có thu nhập dưới 10.000 nghìn đồng trên một năm. Qua điều tra ta thấy có 2 cán bộ có thu nhập dưới 10.000 nghìn đồng một năm chiếm 3,33 % tổng số cán bộ được điều tra. Bình quân một năm nhóm này thu được 9.648 nghìn đồng trên một lao động. Đây là mức thu nhập thấp, họ thuộc những cán bộ ở cấp thôn như (thôn trưởng, bon) và rơi vào các đối tượng là cán bộ người dân tộc thiểu số.

Có 7 cán bộ có thu nhập có thu nhập từ 10.000 – 15.000 nghìn đồng trên một năm, chiếm 11,67% tổng số cán bộ được điều tra có mức thu nhập bình quân 12.468 nghìn đồng và số cán bộ này vẫn nằm trong số cán bộ cấp thôn, ngoài những công việc làm trưởng thôn họ còn tích cực tham gia hoạt động sản xuất để kiếm thu nhập. Tuy nhiên, nhìn vào thu nhập trên ta thấy vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội ngày nay, với mức thu nhập này đời sống của cán bộ cấp thôn vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Số lượng cán bộ vào tổ 3 có 11 người, với thu nhập từ 15.000 - 20.000 nghìn đồng trên một năm, chiếm 18,33% tổng số lao động được điều tra. Bình quân một lao động

thuộc tổ này thu về 19.347,709 nghìn đồng một năm. Đây được coi là thu nhập khá của cán bộ trong các xã 135 của huyện

Có thu nhập ở mức từ 20.000-25.000 nghìn đồng là cán bộ thuộc tổ 4. Tổ này có số cán bộ nhiều nhất với 27 người,chiếm 45,00% so với tổng số cán bộ được điều tra, bình quân một năm một lao động thu được 21.806,585 nghìn đồng. Đây cũng được xem thu nhập mức cao so với mặt bằng chung của toàn huyện, số cán bộ này chủ yếu là cán bộ công chức cấp xã trở lên, ngoài thu nhập từ tiền lương họ còn thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt hoặc chăn nuôi…

Cán bộ có thu nhập từ 25.000-30.000 nghìn đồng có 10 người chiếm 16,67% so với tổng số cán bộ được điều tra, bình quân một cán bộ có thu nhập khoảng 26.670,20 nghìn đồng trên một năm, đây là số cán bộ có thu nhập cao so với mặt bằng của toàn xã cũng như thu nhập của cán bộ các xã khác trong toàn huyện. Số lượng cán bộ này chủ yếu là cán bộ trong nhóm cán bộ công chức và cán bộ chuyên trách của xã.

Và tổ cuối cùng có 3 người thuộc tổ 6 có thu nhập cao nhất của các xã 135 của toàn huyện, bình quân thu nhập của cán bộ trong tổ này vào khoảng 39.904,267 nghìn đồng trên một năm, chiếm 5,00% số cán bộ được điều tra, sở dĩ số lượng cán bộ này có thu nhập cao như vậy là vì đây là những cán bộ làm việc lâu năm, cũng có trình độ tay nghề, ngoài tiền lương họ còn có thu nhập từ các lĩnh vực khác như trồng trọt, chăn nuôi, các khoản hỗ trợ cho các xã 135…

Qua phân tích số liệu trên, có thể thấy rằng trên địa bàn nghiên cứu sự chênh lệch về thu nhập vẫn khá cao. Đặc biệt là nhóm cán bộ chuyên trách và cán bộ công chức cấp xã có thu nhập cao hơn nhiều so với cán bộ cấp thôn. Nhưng nhìn chung thu nhập của cán bộ trong các xã 135 cũng cao là do nhà nước có chính sách ưu đãi hơn so với cán bộ không thuộc các xã 135 của toàn huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w