Kế hoạch thu hồi đất

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá ở huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội (Trang 82 - 91)

- Đất rừng sản xuất tăng 2422,59 do chuyển từ đất cây lâu năm 235,41ha; đất

1.2.Kế hoạch thu hồi đất

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.2.Kế hoạch thu hồi đất

1.2.1. Kế hoạch thu hồi đất năm 2008

Trong năm này cần thu hồi 223,36 ha đất nông nghiệp và 103,60 ha đất phi nông nghiệp đợc chia ra các loại đất cụ thể gồm:

* Đất nông nghiệp:

+ Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp: thu hồi 211,53 ha gồm 209,33 ha đất trồng cây hàng năm và 2,20 ha đất cây lâu năm.

+ Thu hồi đất nuôi trồng thủy sản cần thu hồi 11,83 ha để sử dụng vào mục đích khác.

* Đất phi nông nghiệp:

+ Thu hồi đất ở nông thôn 0,5 ha;

+ Thu hồi đất có mục đích công cộng 1,32 ha.

+ Thu hồi đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng 101,78 ha chuyển sang các mục đích nh nuôi trồng thủy sản, trang trại, đất ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp....

1.2.2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2009

Trong năm này cần thu hồi 298,18 ha đất nông nghiệp và 81,31 ha đất phi nông nghiệp đợc chia ra các loại đất cụ thể gồm:

* Đất nông nghiệp:

+ Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 284,11 ha bao gồm 279,51 ha đất trồng cây hàng năm và 4,60 ha đất cây lâu năm.

+ Thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 14,07 ha để sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

* Đất phi nông nghiệp:

+ Thu hồi đất ở nông thôn 0,42ha;

+ Thu hồi đất có mục đích công cộng 2,95 ha.

Trong năm cuối của kỳ kế hoạch, cần thu hồi 317,69 ha đất nông nghiệp và 83,11 ha đất phi nông nghiệp đợc chia ra các loại đất cụ thể gồm:

* Đất nông nghiệp:

+ Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 301,38 ha bao gồm 291,48 ha đất trồng cây hàng năm và 9,90 ha đất cây lâu năm.

+ Thu hồi đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 16,31 ha phục vụ mục đích làm nhà ở và các mục đích phi nông nghiệp.

* Đất phi nông nghiệp:

+ Thu hồi đất ở với diện tích 1,36 ha.

+ Thu hồi đất có mục đích công cộng với diện tích 0,77 ha.

+ Thu hồi đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng với diện tích 80,98 ha phục vụ mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

2. phơng hớng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Quá trình ĐTH đòi hỏi phải đổi mới cơ cấu sử dụng đất. Do vậy, việc CĐMĐSDĐ là một tất yếu. Với tình hình thực tế của huyện Đông Anh hiện nay, nên CĐMĐSDĐ theo các hớng sau:

- Giảm diện tích đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an ninh lơng thực.

- Đa diện tích đất cha sử dụng vào sử dụng.

- Đầu t phát triển các khu công nghiệp dịch vụ; phát triển các mô hình làng du lịch sinh thái; đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nh: giao thông, trờng học, bệnh viện đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình ĐTH…

3. các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện đông anh trong thời gian tới 3.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch

3.1.1. Nâng cao chất lợng và sự đồng bộ của các quy hoạch

Công tác quy hoạch, kế hoạch phải có tầm nhìn tổng thể. Quy hoạch TĐC phải đợc xây dựng trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất phải xuất phát từ quy hoạch phát triển đô thị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Phải kịp thời khắc phục tình trạng quy hoạch treo, thu hồi đất sau đó bỏ hoang gây lãng phí và mất lòng tin của nhân dân, quy hoạch chậm, quy hoạch lạc hậu, quy hoạch bất hợp lý.

Xây dựng phơng án quy hoạch sử dụng đất phải có sự bàn bạc, trng cầu dân ý; đồng thời phải công khai trớc quần chúng nhân dân.

Quy hoạch sử dụng đất phải đợc xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu của thị trờng để tránh tình trạng nay quyết định, mai sửa.

3.1.2. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất đã đề ra

Để đảm bảo kế hoạch sử dụng đất đai của huyện Đông Anh đợc thực thi tốt, có hiệu quả, dới góc độ quản lí Nhà nớc về đất đai cần quan tâm và thực hiện một số giải pháp sau:

- Triển khai xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung phơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các ngành, các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành mình, lĩnh vực mình, nhng không phá vỡ khung khống chế đất đai theo kế hoạch sử dụng đất của huyện nói chung và của thành phố nói riêng.

- Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất đai chung và các chỉ tiêu về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các xã, thị trấn cần cụ thể hoá bằng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phù hợp với tình hình tiến độ phát triển của các

ngành trong huyện theo hớng phát triển kinh tế tế hàng hoá, thúc đẩy xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Thực hiện việc thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất theo đúng kế hoạch đề ra và quy định của pháp luật.

- Đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và ngời sử dụng đất, tạo cơ sở để giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai; đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhất là đối với đất ở trong thời gian tới.

- UBND huyện chỉ đạo việc thực hiện và ban hành các văn bản về chính sách đất đai phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện và theo đúng các quy định của Nhà nớc. Trong đó chú trọng các chính sách về đầu t xây dựng hạ tầng, về hạn mức giao đất ở; chính sách khuyến khích thâm canh tăng vụ, chính sách về bồi thờng đất đai khi Nhà nớc thu hồi để xây dựng các công trình công cộng…

- Sau khi kế hoạch sử dụng đất đai đợc phê duyệt, cần tuyên truyền, phổ biến công khai các chỉ tiêu đất đai theo kế hoạch sử dụng đất để các ngành, các cấp và ngời dân thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và các thủ tục hành chính

3.2.1. Cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy

Các văn bản pháp luật phải đợc xây dựng trên cơ sở các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nớc. Tuy nhiên phải vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Trong công tác đền bù GPMB phải lấy con ngời làm mục tiêu chính, không lấy tài sản làm mục tiêu, từ đó có những biện pháp áp dụng thích hợp. Bố trí chỗ ở TĐC luôn luôn phải đảm bảo bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ cho ngời bị thu hồi đất.

Cần quy định các biện pháp xử lý nghiêm minh (kể cả áp dụng các hình thức cỡng chế) đối với các trờng hợp cố tình vi phạm pháp luật, gây khó khăn trong công tác thu hồi, đền bù GPMB.

Giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài và vợt cấp.

Trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện, cần tạo ra hành lang pháp lý an toàn, cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu t tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và xoá bỏ dần khoảng cách giàu – nghèo, nông thôn - thành thị.

3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân, làm rõ trách nhiệm công dân với công cuộc xây dựng đất nớc, trên cơ sở đó tự giác chấp hành chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất

CĐMĐSDĐ là một nhiệm vụ lớn mà Đảng, Nhà nớc đang tiến hành trên phạm vi cả nớc, ở địa phơng nào cũng có những bức xúc của quần chúng. Việc thu hồi và CĐMĐSDĐ đai ảnh hởng đến lợi ích của nhiều ngời, trớc hết là nông dân. Các vấn đề lợi ích kinh tế không đợc giải quyết hợp lý, sẽ ảnh hởng đến quan hệ giữa Nhà nớc với dân c, giữa các nhóm dân c với nhau, làm chậm sự tăng trởng kinh tế và suy giảm lòng tin của quần chúng, mất an toàn xã hội…

CĐMĐSDĐ trở thành một vấn đề có tầm kinh tế - chính trị - xã hội. Nó cần đợc quan tâm trên các mặt sau:

Làm cho nhân dân, trớc hết là nông dân hiểu rõ sự tất yếu phải CĐMĐSDĐ.

Tổ chức các đợt học tập chuyên sâu để nhân dân hiểu mục tiêu, các bớc tiến hành, các thủ tục và công cụ của chính sách.

Các tổ chức Đảng, quần chúng phải vào cuộc tổ chức đợt vận động này.

3.2.3. Nâng cao chất lợng công tác cán bộ

Công tác quản lý đất đai là một công tác phức tạp, nhạy cảm cần phải có đội ngũ cán bộ chất lợng cao đảm nhận. Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao chất lợng công tác cán bộ cần chú ý các điểm sau:

Đạo đức cán bộ, các sai phạm về quản lý đất đai phần đông là do cán bộ không giữ vững đạo đức, hám lợi gây ra những tham nhũng, lợi dụng chức quyền, chiếm đoạt đất công…

Cần có biện pháp giáo dục thích hợp, đồng thời có cơ chế xử lý răn đe nghiêm túc.

Giáo dục tinh thần trách nhiệm trớc dân, thông cảm với những khó khăn của nhân dân.

3.3. Nâng cao hệ số sử dụng đất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chú trọng phát triển mô hình sinh thái

Quá trình ĐTH ảnh hởng quan trọng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, quá trình ĐTH không giống nhau giữa các quốc gia cũng nh các địa phơng, các vùng lãnh thổ. Do nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, con ngời làm cho quy mô, tốc độ cũng nh… nội dung của quá trình ĐTH giữa các địa phơng là khác nhau. Quá trình ĐTH dẫn đến sự hình thành các khu đô thị, khu công nghiệp; đối với ngành nông nghiệp, ĐTH đồng thời cũng là quá trình thu hẹp diện tích đất, thu hẹp quy mô sản xuất nông nghiệp và cơ cấu lại cấu trúc sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp của huyện Đông Anh cần thiết phải góp phần đảm bảo cung cấp lơng thực và thực phẩm, trở thành vành đai xanh, vành đai sinh thái, bảo đảm chức năng điều hoà môi trờng, trở thành lá phổi của thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hớng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Sự phát triển nông thôn tới đây phải là quá trình hoà nhập với các khu công nghiệp và đô thị sẽ hình thành. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu CĐMĐSDĐ phục vụ quá trình ĐTH, trong ngành nông nghiệp cần lu ý đến các vấn đề sau:

Tích cực thực hiện công tác vận động nhân dân dồn điền đổi thửa. Đây là công tác mang lại rất nhiều lợi ích cho ngời nông dân. Kết quả dồn điền đổi thửa sẽ tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, ít phân tán nên sẽ khắc phục đợc những hạn chế do manh mún đất đai tạo ra, thuận lợi cho cơ giới hoá một số khâu nh làm đất, giảm công đi lại, có điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất cây trồng tăng. Tạo điều kiện cho nhiều hộ có vốn, có sức lao động, có kỹ thuật...nhận ruộng một thửa cộng thêm một phần diện tích trong

quỹ đất ngân sách xã (5%), để phát triển theo hớng sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế của một đơn vị diện tích.

Chuyển đổi mô hình canh tác. Chuyển dần một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Tích cực xây dựng cánh đồng sản xuất nông sản hàng hoá với công thức luân canh, xen canh đa dạng, thực hiện cánh đồng 50 triệu.

Xác định các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hiệu quả và bền vững trên cơ sở phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế so sánh của huyện để đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ven đô, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất theo hớng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, phù hợp và thích ứng nhanh với thị trờng. Hình thành ở mỗi vùng, mỗi địa phơng một vài sản phẩm chủ lực; từng bớc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra một số sản phẩm mũi nhọn; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hoá và tạo thị trờng đầu ra ổn định kích thích sản xuất phát triển. Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn; tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm duy trì tốc độ tăng trởng cao của ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.

Trong giai đoạn hiện nay, nên đẩy mạnh xây dựng mô hình làng du lịch sinh thái. Tận dụng lợi thế của một huyện ngoại thành Hà Nội, mặc dù quá trình ĐTH đang diễn ra với tốc độ nhanh nhng tiềm năng đất đai của Đông Anh vẫn còn khá lớn; đồng thời thực hiện chính sách kêu gọi đầu t để chuyển dịch kinh tế, hạ tầng cơ sở, mở rộng và phát triển sản xuất và dịch vụ, do vậy có thể triển khai các dự án đầu t phát triển mô hình làng du lịch sinh thái theo hớng sau :

- Xây dựng các khu biệt thự, nhà nghỉ cho khách du lịch thuê, trung tâm thơng mại

- Xây dựng nhà hàng ăn uống, dịch vụ

- Xây dựng khu phức hợp thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ công cộng - Xây dựng các khu sinh thái bao gồm : ao cá, mặt đầm, vờn sinh thái, hoa viên.

Mô hình sinh thái sẽ mang lại những nét mới cho Đông Anh : góp phần bảo vệ môi trờng sinh thái nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trờng do quá trình ĐTH mang lại; thu hút nhiều khách du lịch trong nớc và quốc tế, là nơi tham quan nghỉ dỡng lý thú vào ngày nghỉ cuối tuần; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Ngoài ra, xây dựng mô hình sinh thái còn giúp cho ngời nông dân quen dần với lối sống thành thị, từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Trên đây là những giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh CĐMĐSDĐ, đồng thời sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn.

4. Kiến nghị, đề xuất

4.1. Đề nghị các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền nên sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế

Dới đây là đề xuất về phơng hớng đổi mới chính sách pháp luật có liên quan nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả CĐMĐSDĐ.

4.1.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất

4.1.1.1. Phải quán triệt nguyên tắc kinh tế thị trờng trong xác định hớng và nội dung đổi mới hệ thống chính sách của từng chính sách

Thứ nhất, nền kinh tế của nớc ta đang trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý đất đai chuyển biến theo hớng thị trờng còn chậm tạo ra khoảng cách so với sự chuyển biến chung của nền kinh tế. Do vậy chúng ta phải xây dựng lộ trình hợp lý để rút ngắn khoảng cách đó. Đó cũng là lộ trình để hoàn thiện và

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá ở huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội (Trang 82 - 91)