Quan niệm về gia đình hành phúc

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 32 - 35)

Như đã đề cập ở trên, gia đình là nền tảng cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, tìm hiểu quan niệm của trẻ về một gia đình hạnh phúc là điều cần thiết để bước đầu phân tích những cảm nhận cũng như thay đổi của trẻ với vấn đề gia đình sau khi trẻ đã có điều kiện tiếp cận với hình thức gia đình ở đô thị.

Sau một thời gian dù ngắn hay dài giúp việc gia đình tại Hà Nội thì các em vẫn có được cảm nhận nào đó về gia đình- môi trường làm việc của các em. Trong quá trình làm việc tại gia đình ấy, các em sẽ được tiếp cận với

những luồng văn hoá mới, những cách sống mới mà các em có thể tiếp nhận một cách thụ động, không thể ngờ tới.

Tết cổ truyền của người Việt Nam là dịp tất cả các thành viên trong gia đình quây quần. Đối với một số gia đình thì có lẽ đây là dịp duy nhất trong cả năm có thể họp mặt đầy đủ tất cả các thành viên. Đó chính là hoàn cảnh tốt nhất để các em hiểu được cuộc sống của gia đình thành phố. Mặt khác, một điều hạn chế là cũng vì đây là dịp tết nên mọi người trong gia đình trở nên rộng rãi và quan tâm đến nhau nhiều hơn mức bình thường. Vì lẽ đó, có thể các em chỉ nhận thấy những điều tốt đẹp- một mặt của gia đình họ mà thôi. Nhưng, dù sao thì các em cũng có những nhận xét cá nhân về họ.

“ Tết nhà em vui lắm ! Bạn bè em suốt ngày tụ tập đi chơi. Nhưng năm

nay ăn tết ở nhà cô chú (gia đình thuê lao động ) thì không vui bằng! Cô chú coi em như con cái trong nhà nhưng mà gia đình cô chú không tình cảm gì cả, mọi người dửng dưng lắm! Em thấy ngày tết thì mọi người phải thân thiện với nhau nhưng nhà cô chú ngày tết chỉ như là ngày nghỉ thôi!”. (Hoa)

Theo ý kiến riêng của mỗi em thì hình mẫu của một gia đình hành phúc có sự khác biệt nhau. Hoa cho rằng, một gia đình như gia đình của em là một gia đình đình hạnh phúc. Tôi được biết, gia đình đình em có 3 chị em. Hai em sau của Hoa đều là em trai (Một em học lớp 9 và 1 em 5 tuổi). Bố của Hoa là người rất chăm chỉ, hiền lành, ít nói và “Bố mẹ rất ít khi cãi nhau!” (Hoa). Với Hoa thì cuộc sống gia đình của Hoa là rất đầm ấm vì vậy khi tới làm việc tại gia đình ấy Hoa cảm thấy cách sống của họ không thân thiện và tình cảm. Chắc rằng, em sẽ nghĩ đấy là cách sống của gia đình thành phố. Trong trường hợp của Hoa thì chính chuẩn mực về gia đình của bản thân Hoa đã chi phối cách nhìn nhận, đánh giá về gia đình tại nơi mà em làm việc. Từ cảm nhận về gia đình mình mà Hoa cho rằng sống như gia đình người chủ lao động là không hạnh phúc.

Đối với Lan thì với em một gia đình hạnh phúc là gia đình có bố, mẹ hoà hợp và có đủ ăn, đủ mặc.

“ Em thấy gia đình cô chú (gia đình thuê lao động ) thật vui vẻ! Bố mẹ

em đánh nhau suốt! Từ ngày bố em có vợ hai đến giờ, gia đình em chưa bao giờ có một cái tết vui vẻ cả! Nhà em nghèo lắm cho nên tết chưa chắc đã có quần áo mới chứ nói gì đến trong năm! ” (Lan).

Gia đình vốn luôn nghèo đói nên Lan rất muốn đi học nhưng lại phải bỏ học để đi làm. Cũng vì nghèo nên Lan rất ít khi có quần áo mới. Với Lan thì gia đình của em chưa bao giờ có hạnh phúc. Lan luôn phải chứng kiến bạo lực gia đình. Vì vậy, Lan cho rằng những khiếm khuyết của gia đình em là những yếu tố cơ bản quy định về một gia đình hạnh phúc.

Còn đối với Hồng, hạnh phúc là có mẹ chăm sóc, lo toan mọi việc cho gia đình . Hạnh phúc là cả gia đình được quây quần bên nhau. Đó là những mơ ước của em. Và khi một gia đình có những điều mà em mong muốn cho gia đình mình thì em tin rằng gia đình ấy thật là hạnh phúc!

“ Mẹ em mất 10 năm rồi, em không có chị gái, chỉ có anh trai nên tết đến em phải lo chuẩn bị tết cho gia đình. Buồn lắm chị ạ! Tết ở Hà Nội sướng chị nhỉ! Đến mọi việc trong nhà cũng chẳng phải làm, thuê người như em về làm hết để chơi cho thoải mái. Nhà hai bác (người thuê lao động ) thích lắm! Bố mẹ và con cái đều vui vẻ, lại hay trêu nhau nữa!” (Hồng).

Như vậy, đối với các em thì việc nhìn nhận thế nào là một gia đình

hạnh phúc? rất rõ ràng. Tôi nhận thấy rằng, những gì mà các em mong muốn

cho gia đình mình thì sẽ là những tiêu chí để nhận xét về một gia đình hạnh phúc. Hoa hài lòng với gia đình mình vì vậy em tin rằng mình đang có một gia đình hạnh phúc. Hồng do mất mẹ từ nhỏ nên em mong muốn có mẹ và với em thì một gia đình có đầy đủ cả bố và mẹ là hạnh phúc rồi! Còn Lan thì do

nhà quá nghèo và bố mẹ chưa bao giờ hoà hợp nên với em thì chỉ cần bố mẹ đừng đánh nhau nữa, gia đình có đủ ăn, đủ mặc đã là niềm hạnh phúc lớn!

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w