Ngoài họ mạc

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 44 - 48)

Nhịp sống đô thị bận rộn khiến cho người dân nơi đây không có thời gian xây dựng mối quan hệ với hàng xóm láng giềng. Cuộc sống hiện đại với những căn hộ khép kín, biệt lập là cánh cửa đóng đối với mối quan hệ láng giềng. Đó là sự khác biệt rất lớn đối với những người dân sống ở nông thôn. Người dân sống ở khu vực nông thôn có nhu cầu giao tiếp rất cao. Và mối quan hệ hàng xóm láng giềng rất chặt chẽ.

Như tôi đã nói ở phần trên, trong thời gian tôi đi điền dã tại Quảng Châu thì một ngày làm việc của tôi như thế nào, tôi đi đâu, nói chuyện với ai thì một người đi vắng cả ngày cũng sẽ biết rõ. Người dân sống ở nông thôn thường hay qua lại, giúp đỡ nhau. Tình cảm hàng xóm láng giềng rất thân thiết. Chính vì lẽ đó mà những người dân nông thôn khi ra sinh sống và lao động tại thành phố sẽ cảm thấy bị hạn chế các mối quan hệ xã hội.

“ Hôm đầu tiên em ở nhà cô chú (người thuê lao động), lúc giặt ở trên gác em có nói chuyện với một chị ở nhà bên cạnh và bị cô nhắc rằng lần sau đừng có nói chuyện linh tinh với người lạ như thế! Lúc đầu em thấy lạ nhưng về sau mới hiểu là ở đây ai biết nhà nấy không như ở quê em. Như thế thì kể ra cũng buồn thật nhưng không sao! Ở mãi rồi cũng quen. Bây giờ em không còn

thói quen để ý đến hàng xóm xem họ làm gì nữa nên khi về quê em bị người ta nói là khinh người, không chịu để ý đến ai ” (Lan).

Đó là câu chuyện của Lan sau khi em đã có một khoảng thời gian dài gần 2 năm sống và lao động tại Hà Nội. Do điều kiện môi trường lao động mà em buộc phải thay đổi những thói quen để thích nghi với điều kiện mới. Rồi lâu dần, cách sống mới đó đã trở thành quen thuộc. Nhưng cách sống này ở thành phố lại không thể áp dụng được ở nông thôn khiến Lan bị những người ở địa phương đánh giá không tốt khi vẫn giữ thói quen này ở quê. Thói quen ấy khiến Lan gặp một số khó khăn khi giao tiếp với cộng đồng tại quê nhà.

Do còn ít tuổi và chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nên việc tiếp thu và vận dụng một văn hoá mới trong cuộc sống của bản thân như thế nào cho phù hợp là điều khó khăn với các em. Mặc dù vậy, mỗi người cũng đã có cách lựa chọn riêng cho tương lai của mình.

“ Ở ngoài ấy (Hà Nội) mọi người sống mà không cần có hàng xóm, không biết hàng xóm là ai. Như vậy, cũng có cái hay nhưng cũng có cái không hay. Em thích có hàng xóm để nói chuyện và giúp đỡ nhau chuyện nọ chuyện kia! Nhưng em lại không thích họ cứ để ý từng tí một rồi đi nói này nói nọ, phiền phức lắm! Nói chung là được cái nọ thì mất cái kia chị nhỉ!” (Hồng).

Đối với mối quan hệ với hàng xóm láng giềng thì mỗi em có một sự lưa chọn khác nhau. Ngay cả cách thức quan hệ với hàng xóm của người dân đô thị cũng khiến các em có một cách đánh giá nhìn nhận riêng. Tuỳ và khả năng nhận xét, đánh giá của mỗi cá nhân mà họ tự lựa chọn cho mình một cách sống mà họ cho là phù hợp.

Những điều mà các em tiếp thu được ở Hà Nội cũng chính là những kinh nghiệm cuộc sống có ảnh hưởng tới những suy nghĩ và hành động của các em tại quê nhà. Cách sống riêng biệt của người dân thành phố cũng khiến các em phải suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Khi các em cho

rằng cách sống ấy hợp lý thì chắc rằng các em cũng sẽ muốn làm theo và có thể có cả khả năng ngược lại. Tuỳ vào cách đánh giá và lựa chọn riêng của mỗi người mà các em tự chọn cho mình một cách sống riêng.

Tiểu kết: Những ảnh hưởng của thời gian đi giúp việc gia đình tại Hà

Nội đã để lại không ít những hệ quả trong tư duy, tình cảm của trẻ em gái. Những ví dụ vừa nêu trên có thể cho thấy sự khác biệt về tâm sinh lý của mỗi trẻ. Do điều kiện lao động, nền tảng gia đình, đặc điểm tính cách, lứa tuổi khác nhau mà trẻ em có cách tiếp nhận luồng văn hoá mới- văn hoá đô thị khác nhau.

Những gì mà các em có thể cảm nhận được trong quá trình làm việc cũng giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc sống: về gia đình, bạn bè, thầy cô… Đặc biệt là cũng từ đó mỗi em tìm được cho mình hướng đi tiếp theo trong cuộc sống. Những suy nghĩ hay quyết định trong định hướng nghề nghiệp cũng cho các em những lựa chọn mới.

Như vậy, tác động của quan hệ lao động này không hề nhỏ đối với những trẻ em gái đang ở thời điểm tìm cách khẳng định mình. Và rõ ràng các em đang bị lạm dụng trên nhiều hình thức khác nhau: lạm dụng sức lao động, lạm dụng về tâm lý và phải hứng chịu cảnh bạo lực gia đình thường xuyên… Đặc biệt là các em không được quan tam chăm sóc đầy đủ về tinh thần.

Chương 4

LAO ĐỘNG TRẺ EM - QUA LĂNG KÍNH GIA ĐÌNH _XÃ HỘI Cùng với nhu cầu thuê người giúp việc gia đình ngày càng tăng tạo cơ hội tăng thêm việc làm cho người lao động. Đặc biệt là với những người lao động ngoại tỉnh. Công việc giúp việc gia đình gần như là một công việc đặc thù của giới nữ. Giúp việc gia đình đòi hỏi sự khéo léo, đức tính cẩn thận, thật thà và có thể cả một chút sự chịu đựng.

Có thể thấy rằng, thu nhập của trẻ em giúp việc gia đình không hề quá thấp so với mức thu nhập chung của thành phố mà còn cao hơn nhiều so với mức thu nhập ở nông thôn. Mặt khác, điều kiện lao động của công việc này thường nhàn hạ hơn nhiều so với nững công việc nặng nhọc ở quê nhà. Do đó, giúp việc gia đình giờ đây đã trở thành một nghề rất phổ biến, hấp dẫn đối với nhiều trẻ em gái ở khu vực nông thôn.

Đối với hầu hết mọi người thì công việc này chỉ mang tính tạm thời bởi với họ khi không còn khó khăn nữa thì đó cũng là lúc họ không làm nghề này nữa. Đặc biệt là đối với trẻ em gái. Một mặt, nếu các em đã bỏ học thì các em cũng chỉ làm công việc này một thời gian để kiếm ít vốn làm ăn rồi lấy chồng vì ở nông thôn họ thường lấy chồng từ rất sớm (nếu con gái khoảng 22, 23 tuổi mà chưa lấy chồng thì đã bị coi là ế). Mặt khác, đối với những em lao động thời vụ để kiếm tiền trang trải việc học thì các em chắc chắn cũng không theo đuổi công việc này lâu dài.

Cho dù không có ảnh hưởng trực tiếp những việc thanm gia lao động giúp việc của một nhóm trẻ em gái cũng đem lại một số tác được tới những người dân địa phương. Và về vấn đề này, họ cũng có cách đánh giá, nhìn nhận riêng.

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 44 - 48)