7. Bố cục của khóa luận
2.1.2. Hiện thực đời sống văn hóa
Tập truyện Kì nhân làng Ngọc của nhà nhà văn ngƣời Kinh Bắc đã mở ra một không gian làng quê nổi tiếng với những truyền thống văn hóa độc đáo, gắn với chiều dài lịch sử của đất nƣớc. Trần Thanh Cảnh đã vẽ lên trƣớc mắt bạn đọc bức tranh hiện thực đời sống văn hóa làng quê Kinh Bắc, nơi ông sinh ra mà ở đây chính là làng Ngọc cũng chính là hình ảnh nông thôn Việt Nam.
Trên mảnh đất nông thôn Việt Nam có các trầm tích văn hóa cổ xƣa của những cộng đồng kế tiếp nhau tích tụ thành một bức tranh văn hóa nông thôn nhiều màu sắc. Ngƣời nông dân sống gắn bó với làng quê, cùng lƣu giữ những nét đẹp văn hóa, đời sống tinh thần, phong tục tập quán từ nhiều đời. Trần Thanh Cảnh đi sâu miêu tả bức tranh văn hóa với những tập tục, nếp sống và tín ngƣỡng dân gian. Tác giả đã đem đến cho ngƣời đọc những trải nghiệm, những hiểu biết về tập tục văn hóa độc đáo của ngƣời dân quê.
Truyện Hội làng đƣa ngƣời đọc vào một không gian văn hóa lễ hội còn bảo lƣu rất đậm nét thực hành tín ngƣỡng phồn thực. Ở Việt Nam, tín ngƣỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Tín ngƣỡng này đƣợc thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Tín ngƣỡng phồn thực mang tính phổ quát có nguồn cội trong kho tàng tín ngƣỡng dân gian. Với cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc, các biểu tƣợng âm - dƣơng, đất - trời, non- nƣớc là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con ngƣời vẫn có ƣớc nguyện đƣợc tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngƣỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngƣỡng phồn thực, thể hiện niềm tin của con ngƣời trong nguyện cầu đƣợc sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ƣớc mong đƣợc sản xuất phồn thịnh, mùa màng đƣợc bội thu. Dân
21
gian xƣa còn quan niệm qua trực giác, năng lƣợng thiêng liêng đƣợc tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi ngƣời có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng. Bởi vậy, tín ngƣỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển. Ở làng Ngọc - ngôi làng nổi tiếng với nhiều nét đẹp văn hóa, tín ngƣỡng phồn thực đƣợc nhà văn Trần Thanh Cảnh miêu tả rất chân thực, sinh động qua đêm hội làng“tình xòe tình phập”. Làng Ngọc xƣa nay có tục“thờ Bà Cái và vật thiêng sinh thực khí của bà, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh, con đàn cháu đống… Làng có lệ, đêm hội làng làm lễ trút xiêm y cho bà, mở khán lấy sinh thực khí, hai trai chưa vợ cầm chắc trong tay, theo nhịp hô của cụ từ: Tình xòe tình phập, tình xòe tình phập. Mỗi lần phập lại đưa sinh thực khí vào
nường. Cứ thế ba lần, sau đó, tắt đèn đuốc“tháo khoán”[1,12]. Hội làng
Ngọc thƣờng tổ chức vào mùng mƣời tháng hai âm lịch hằng năm, là dịp để con cháu, bạn bè gặp mặt, sum vầy sau một năm buôn bán xuôi ngƣợc. Nó hằn in vào tâm thức mỗi ngƣời dân làng Ngọc.
Truyện Giỗ hậu là phong tục, nếp sống văn hóa tốt đẹp của ngƣời dân làng Ngọc. Truyện giải thích về phong tục:“Dù ai buôn bán trăm nghề. Tháng
8, 16 nhớ về giỗ chay” của ngƣời dân vùng đất Kinh Bắc. Đó là ngày lễ tƣởng
nhớ bà Hàn Xuân - ngƣời có công xây chùa, phát ruộng lập ấp cho nhân dân làng Ngọc. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa của ngƣời dân Việt Nam, thực hiện truyền thống đạo lí cao đẹp “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…
Làng Ngọc cũng giống bao ngôi làng cổ của nông thôn Việt Nam đã từng in sâu trong tâm thức biết bao ngƣời về một nếp sống phồn thực phồn
sinh:“Dân làng Ngọc từ xưa đến nay, già trẻ nam nữ thường hay ra tắm trần
ngoài đầm. Trên cầu ao, các cô thôn nữ hồn nhiên cởi trần dội nước ào ào kì cọ bộ ngực trinh nữ rắn chắc hồng hào. Bên cầu ao chỗ khác, mấy ông già
22
làng lại điềm nhiên khỏa thân tắm gội, chim cò để thộn thện cứ như cuộc đời này chẳng còn gì quan tâm. Dưới đầm bọn thanh niên bơi lội náo nhiệt,
dường như việc đồng áng nhà nông chả ăn thua gì với sức vóc của chúng” [1,
282].
Trong truyện Gái đảm hình ảnh “giếng làng” cũng là một nét văn hóa của truyền thống còn đƣợc lƣu giữ:“Ở đầu làng Ngọc có một cái giếng khơi thành xây cao, cuốn tròn, xung quanh lát gạch sạch sẽ, một cái bậc thềm được bó vỉa cẩn thận để lấy chỗ cho dân làng xuống múc nước… người ta kháo nhau là nước giếng làng ấy ngọt lắm nên gái làng Ngọc đã xinh, da
trắng mọng mà giọng hát lại hay” [1, 21]. Giếng làng tồn tại trong nếp sống
sinh hoạt từ thuở xa xƣa. Giếng làng không chỉ là nơi để lấy nƣớc, mà còn là suối nguồn yêu thƣơng, nơi chứng kiến bao kỷ niệm, thăng trầm của ngƣời dân và làng xóm Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngƣời xƣa quan niệm giếng làng nào khơi đƣợc mạch nƣớc tốt thì con gái làng ấy mới xinh đẹp, lúa khoai mới tƣơi tốt. Ngƣời dân làng yêu quý và giữ gìn giếng làng nhƣ máu thịt. Không chỉ vì nó là nguồn nƣớc nuôi sống bao thế hệ mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Bao nhiêu ngƣời trƣởng thành luôn nhớ tuổi thơ của mình đƣợc nuôi dƣỡng bởi dòng sữa mẹ và nguồn nƣớc giếng làng. Vì thế, giếng làng phải luôn đƣợc bảo vệ, giữ gìn sạch sẽ ngay từ trong ý nghĩ của nhiều thế hệ. Khi đôi trai gái trong làng tự tử dƣới giếng thì làng phạt vạ hai gia đình “bắt phải vét sạch lại giếng làng cho khỏi ô uế... Rồi lại phải làm lễ
tạ ở đền Bà Chúa Giếng ngay đấy mới yên” [1, 23].
Có thể nói, thông qua hiện thực về phong tục, nếp sống ở làng Ngọc, nhà văn Trần Thanh Cảnh cho bạn đọc hiểu thêm về nét đẹp văn hóa dân gian, nếp sống truyền thống của ngƣời dân thôn quê Việt Nam.
23