Con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh (Trang 28)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Con ngƣời trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc

2.2.1. Con người bi kịch

Viết về nông thôn, một đề tài quen thuộc, nhƣng Trần Thanh Cảnh đã có hƣớng tiếp cận mới về hiện thực đời sống và con ngƣời khi đề cập đến những vấn đề bức xúc đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay. Đó là hiện tƣợng đáng báo động về một bộ phận dân cƣ sống vụ lợi, buông thả và tha hóa. Nông thôn dƣới ngòi bút của Trần Thanh cảnh không còn là mảnh đất bình yên nhƣ truyền thống trƣớc đây mà ẩn chứa những điều bất ổn với bao số phận bi kịch của con ngƣời.

Con ngƣời Việt Nam vốn là cƣ dân của nền văn hóa gốc nông nghiệp, từ bao đời này ngƣời dân quê luôn chịu thƣơng chịu khó, chất phác, hiền lành. Trong Kì nhân làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh miêu tả những con ngƣời vốn hiền lành, chất phác ở vùng quê Kinh Bắc mà cuộc đời đầy bi kịch. Nhân vật ông Xiêm (truyện Hoa núi) vốn xuất thân trong một gia đình thuộc hàng

danh gia vọng tộc trong làng Ngọc”. Ngoại hình “đen đen” bởi “dãi nắng

dầm mƣa”, nhƣng ông địa chủ Xiêm rất tốt bụng. Đặc biệt trong kháng chiến ông địa chủ này còn là ngƣời “đã hiến dâng cả phần lớn gia tài cho kháng

chiến, đã hi sinh cả người con trai ưu tú nhất”[1, 63]. Những tƣởng ông Xiêm

đã hết lòng vì kháng chiến nhƣ thế thì sau này khi đất nƣớc đã hòa bình, gia đình ông sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình yên, sẽ đƣợc đãi ngộ thỏa đáng. Nhƣng trái lại, ông phải chuốc nhận bi kịch thảm khốc trong cải cách ruộng đất: Trần Thanh Cảnh đã dũng cảm phản ánh những vùng khuất tối ở nông thôn giai đoạn cải cách ruộng đất mà trƣớc đây các nhà văn tránh đề cập.

Ông địa chủ Lí Lƣu (truyện Kì nhân làng Ngọc) cũng là một con ngƣời bi kịch. Trong kháng chiến Lí Lƣu đã “ủng hộ thóc cho kháng chiến, lại có thằng con cả theo cộng sản từ hồi còn học trường Bưởi ngoài Hà Nội”[1, 278]. Vậy mà sau khi đất nƣớc hòa bình, bao nhiêu “nhà cửa, ruộng vườn tích

24

cóp bao đời, đùng một cái mất sạch”[1, 278]. Rõ ràng, độ lùi thời gian và không khí dân chủ của xã hội ngày nay đã cho phép Trần Thanh Cảnh nhận thức lại những vấn đề trƣớc đây vẫn bị xem là cấm kị của quá khứ lịch sử.

Bi kịch đến với con ngƣời trong Kì nhân làng Ngọc không chỉ do hoàn cảnh khách quan mà còn do chính họ mang lại. Lối sống buông thả, tha hóa đạo đức của một bộ phận cƣ dân trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng ngày nay khiến họ phải chuốc nhận lấy bi kịch. Nhân vật Quang (truyện Có trời) có một gia đình hạnh phúc với ngƣời vợ hết lòng vì chồng con:“Vợ quang xoay đủ các nghề làm thêm, nào là nấu rượu nuôi lợn, hàng xay, hàng xáo, buôn bán lặt vặt thêm ngoài phố… để nuôi chồng nuôi con. Quang thì còn bận

phấn đấu, chả giúp gì được thêm cho vợ” [1, 103]. Thế nhƣng Quang không

biết trân trọng giá trị gia đình mà lao vào ăn chơi buông thả, bồ bịch trai gái… Để rồi kết cục anh ta phải sống trong bi kịch.

Ông Lƣ (truyện Giỗ hậu) hết lòng chiều chuộng, yêu thƣơng cô con gái Hàn Xuân:“Cả làng này, chưa thấy ai chiều con gái như ông Lư. Con ông đòi gì thì cho dù nửa đêm gà gáy ông cũng vùng dậy đi kiếm cho bằng được”. Một lần con gái ông tắm ao bên chùa bị gai sen cào xƣớc bắp chân,“hôm sau ông bỏ cả ngày, sang xin sư bà cho dọn sạch một khoảng sen, chỗ bậc thềm cầu ao. Ông lặn ngụp vét sạch bùn đến khi còn trơ đất sét. Rồi ông đi nhặt sỏi cuội các nơi về đổ xuống khoảng đáy ao. Từ đó sen không mọc được vào chỗ Hàn Xuân đứng tắm, mà cũng không có bùn vẩn lên làm bẩn nước mỗi khi

con ông vùng vẫy tập bơi” [1, 222]. Thế nhƣng chính sự chiều chuộng quá

mức của ông Lƣ khiến cô con gái của ông sống tự do rồi hƣ hỏng. Để rồi ông Lƣ phải nhận lấy bi kịch thật cay đắng.

Đƣợc dùng tên để đặt cho cả tập truyện, Kỳ nhân làng Ngọc là câu chuyện đầy bi kịch về Liên Hƣơng- một cô gái xinh đẹp nhƣ “bông sen cạn trong bể cảnh”. Nhƣng do Bình- ngƣời hàng xóm cạnh nhà “nổi cơn thú tính”

25

ra tay hiếp dâm nàng. Thêm vào đó là sự điều tra, làm rõ sự việc nàng “đã mất trinh hay chƣa?” của công an và trƣởng bệnh xá là y sĩ Tre đã khiến cho “ bé mới mười ba tuổi cảm thấy mình như rơi vào vạc dầu đang sôi dưới mười tám tầng địa ngục như lời kể kinh của mấy bà vãi già trong làng. Những bóng lom khom nhòm ngó, bình phẩm cãi nhau về cái phần thầm kín nhất của thiếu nữ chập chờn trong ánh điện cứ như bọn quỷ sứ của Diêm Vương hiện hình

để xâu xé thân thể mình.” [1, 280]. Đây là đoạn mô tả quá trình kiểm tra của y

sĩ Tre: “Tre y sĩ cấp tốc triệu tập toàn bộ hội đồng chuyên môn của bện xá gồm hai ông y tá lưu dung, một bà nữ hộ sinh đến khám lâm sàng. Ba ông, một bà, hết vạch, nhòm, ngó cái phần dưới của cô bé mười ba tuổi rồi lại cãi

nhau như mổ bò về nào là môi lớn, môi nhỏ, âm vật, màng trinh, âm đạo…”

[1, 279]. Kể từ sau sự việc đó, cô gái xinh đẹp Liên Hƣơng biến thành “một đứa ngẩn ngơ, bảo ăn thì ăn, bảo làm thì làm, cả ngày chẳng nói một câu, lâu dần làng quên cả tên Liên Hương, mà gọi cô “Ngơ”. Có dạo cô tự dưng cô lại đòi mẹ cấp vốn cho cô đi buôn…Cô cứ mua mười bán năm nên rất đắt

hàng và chả mấy hết vốn” [1, 288]. Dƣờng nhƣ thói “hoa tình”, sự bỉ ổi, vô

liêm xỉ của Bình, sự tắc trách, thiếu hiểu biết của đội ngũ y bác sĩ đã tạo nên tấn bi kịch cho cuộc đời Liên Hƣơng- “bông hoa xinh đẹp nhất làng Ngọc”.

Có thể thấy, Trần Thanh Cảnh không né tránh những vấn đề “gai góc” mà phản ánh đầy đủ mọi ngóc ngách của cuộc sống nông thôn trƣớc những thay đổi lớn của lịch sử nhƣ chiến tranh, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa, cơ chế thị trƣờng… Từ đó, cho độc giả có cái nhìn đa diện về bức tranh hiện thực đời sống và con ngƣời ở nông thôn hiện nay.

2.2.2. Con người tha hóa

Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Trẻ, 2001), tha hóa đƣợc hiểu là bị biến

26

mà bản chất Ngƣời trong con ngƣời, bị những toan tính, dục vọng, ham muốn vị kỉ cá nhân lấn át.

Trong văn học Việt Nam, ta gặp không ít những hình tƣợng nhân vật tha hóa. Đó là một loạt các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao nhƣ Chí Phèo trong truyện Chí Phèo, Hộ trong truyện Đời thừa, Binh Tƣ trong truyện Lão Hạc, ngƣời cha không tên trong truyện Trẻ con không được ăn thịt chó…

Truyện của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cũng xuất hiện hàng loạt nhân vật tha hóa, biến chất. Bƣớc vào thời kì đổi mới, xã hội có nhiều thay đổi, hiện thực đời sống đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng về con ngƣời. Trần Thanh Cảnh đi sâu miêu tả những thân phận con ngƣời trong thái cực xã hội có nhiều bất trắc tiềm ẩn. Ông đặc biệt thành công khi khắc họa sự tha hóa của con ngƣời trong một số truyện ngắn viết về nông thôn. Viết về sự tha hóa của con ngƣời, Trần Thanh Cảnh tập trung bút lực vào việc khắc họa những biến thái về mặt tính cách và tâm hồn ngƣời ở nông thôn. Tiếp cận hiện thực và con ngƣời trong cách nhìn mới, nhân sinh quan mới, Trần Thanh Cảnh đã tìm thấy nhiều giá trị có ý nghĩa lớn lao trong hành trình tìm kiếm, phát hiện và níu giữ những giá trị ngƣời.

Con ngƣời đƣơng đại đang phải gồng mình lên trƣớc cơn bão của cái mới, của sự cám dỗ. Trong đó đã có không ít những kẻ “bản lĩnh” kém cỏi đã tụt sâu xuống “hố đen” đạo đức, bán rẻ linh hồn và nhân cách cho quỷ sứ để nhận vào đời mình những bi kịch không lối thoát. Đọc Kì nhân làng Ngọc

chúng ta nhận thấy nhà văn đã lột trần không thƣơng tiếc những bi kịch nhức nhối ấy trong cuộc sống đƣơng đại đầy xô bồ. Những trang viết của ông phản ánh một thực trạng xã hội hiện nay, một xã hội mất ổn định, mất cân đối, một xã hội đang có những biểu hiện tha hóa về tinh thần và đạo đức, bị đảo lộn mọi quan niệm nhân sinh, đánh mất nhân phẩm con ngƣời.

27

Nhân vật Yến trong truyện Gái đảm từ một cô gái nông thôn hiền lành, xinh đẹp, vừa học hết cấp hai đã phải nghỉ học, kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhƣng chỉ vì chia tay với mối tình đầu đẹp đẽ, chia tay với ngƣời mà cô ta đã dâng hiến tất cả tuổi thanh xuân cô ta đã trở nên tha hóa:“Yến tự nhiên trở

thành “gái” lúc nào không hay” [1, 24].“Yến đang dùng thân xác của mình

để kiếm ăn và hình như cả là một cách trả thù cho sự chạy trốn hèn nhát của người yêu” [1, 25]. Tƣởng nhƣ tình yêu, hạnh phúc đã trở lại khi Yến gặp đƣợc một “đại gia” ngành than. Nhƣng sự đời thật lắm éo le, có thời gian bẵng đi sáu, bảy tháng không thấy đại gia ngành than quay lại hay tin tức gì khiến cho Yến buồn lắm, buồn đến độ nàng muốn đi lấy chồng. “Bố mẹ nàng thấy con gái ngỏ ý muốn lấy chồng thì cũng mừng, cũng muốn lo cho nàng yên bề gia thất, không thì nó cứ chòng chành như nón không quai, chết mình chả nhắm mắt được. Bèn nhờ người mối lái gả tắp lự Yến về mạn Dũng Tiến

bên tỉnh Bắc, một vùng gọi là chiêm khê mùa thối nghèo lắm” [1, 26]. Yến lấy

chồng về trên mạn, đẻ liền hai thằng con trai, nhƣng quê chồng thuần nông nghèo lắm mà “gái làng Ngọc nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc là đảm đang,

buôn bán giỏi, một tay nuôi chồng nuôi con”. Yến quyết định xa chồng con,

đi buôn bán. Tại đây Yến đã gặp và “cặp bồ” với một tay đại gia buôn bán bất động sản để đƣợc chu cấp và có vốn liếng làm ăn. Có thể thấy, từ một cô gái hiền lành, chất phác Yến đã tha hóa, đánh mất nhân phẩm, phẩm hạnh của ngƣời phụ nữ Kinh Bắc. Tác phẩm gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống buông thả của một bộ phận các cô gái trẻ ở nông thôn hiện nay.

Truyện Ngôi biệt thự bỏ hoang phản ánh sự tha hóa, biến chất của một số cá nhân trong ngành giáo dục, những ngƣời vẫn đƣợc xem là “lái đò” đƣa thế hệ trẻ cập bến tƣơng lai. Đó là nhân vật Vi, một vị giám đốc sở giáo dục tham nhũng và tha hóa đánh mất nhân phẩm của ngƣời thầy. Vi kiếm tiền bằng mọi cách:“Ở tầm một giám đốc sở.Vi đặc biệt nắm chắc các dự án xây dựng

28

trường lớp, cơ sở vật chất. Vì đấy là chỗ làm nên cơ nghiệp ăn mấy đời không hết của Vi. Luật bất thành văn quy định rồi, chủ đầu tư cứ mười phần trăm bỏ túi, còn lại bao nhiêu bên B lo tất. Cho nên Vi rất tích cực đi xin dự án xây

dựng trường sở. Vừa được tiếng vừa được miếng”[1,166]. Khi tuyển dụng, bổ

nhiệm điều động cán bộ:“Mỗi đứa tuyển vào, vài trăm. Mỗi tay muốn lên hiệu

trưởng hiệu phó vài trăm, mấy mà thành tỉ” [1, 167]. Vợ Vi - cô giáo Hoa

vốn là giáo viên dạy giỏi, luyện thi đại học có uy tín bậc nhất tỉnh, vậy mà vì “đồng tiền” cô ta đã bán rẻ lƣơng tâm của một ngƣời thầy: “Hàng ngày, buổi sáng lên lớp theo lịch dạy chính khóa ở trường. Cô chỉ dạy lướt qua kiến thức. Buổi chiều cô dành thời gian dạy thêm. Lúc đó cô mới đào sâu và bày

vẽ cho học sinh những mưu mẹo khi đi thi” [1,164]. Cách kiếm tiền, làm giàu

của vợ chồng thầy cô giáo Vi Hoa cũng phải khiến hai cô con gái của mình thốt lên: “Mà trong nhà, con xin nói thật, chúng con biết thừa cách kiếm tiền

của bố mẹ. Chúng con không muốn đi con đường ấy.” [1,166]. Trần Thanh

Cảnh đã không ngần ngại phanh phui những ung nhọt của ngành giáo dục trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay.

Nhân vật Quang trong truyện Có trời vốn là một chánh án ở tòa án Nhân dân huyện, ngƣời cầm cán cân công lí nhƣng vì tiền cũng trở nên tha hóa biến chất. Cách Quang xử án rất đặc biệt:“Chuyện Quang xử án có rất nhiều truyền thuyết. Không những người trong tòa biết mà còn lan truyền ra cả ngoài xã hội. Lần Bản phủ được giao xử vụ li hôn đơn phương của một cô bên Đông Hồ. Cô này lúc ấy mới hăm nhăm tuổi, lấy chồng ba năm có một con gái. Không hiểu khúc mắc thế nào mà một mực đưa đơn xuống tòa xin li hôn. Hòa giải mấy lần không thành, bản phủ phải thăng đường xử án. Tại tòa cô vợ dứt khoát li hôn, còn anh chồng thì vẫn không chịu. Giằng co mãi, bản phủ phát mệt, cho giải lao mười lăm phút. Cô vợ tranh thủ đến bàn chủ tọa trình bày, xin tòa giải quyết nhanh, chứ em chán phải nhìn mặt thằng chồng

29

ất ơ này lắm rồi. Quang lấy bút viết vào lòng bàn tay mình dòng chữ:“Muốn xử nhanh, nộp năm triệu” xòe tay cho cô ta xem, rồi nắm tay lại lấy nước dãi

xóa đi” [1,104]. Rồi “từ ngày lên chức chánh án Quang càng tích cực thăng

đường xử án. Kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề nên bản phủ rất tinh tường. Những vụ nào dễ xơi, thì bản phủ tự thăng đường. Vụ nào khó nhằn, thì giao cho bọn đàn em. Cứ thế năm nào tòa của bản phủ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Án xử năm nào cũng vượt năm trước. Tiền kiếm

được cũng nhiều và dễ như ăn ớt” [1, 105].

Có thể nói, Trần Thanh Cảnh đã dũng cảm phơi bày những sự thật đáng hổ thẹn về lƣơng tâm một bộ phận ngƣời có chức có quyền trong xã hội hiện nay. Mặt trái của cơ chế thị trƣờng với những cám dỗ của đồng tiền khiến họ tha hóa, đánh mất lƣơng tri và lòng tự trọng của chính mình.

30

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TẬP TRUYỆN KÌ NHÂN LÀNG NGỌC

3.1. Nghệ thuật kể chuyện

Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn học là một mảng hiên thực đời sống muôn màu của con ngƣời, đƣợc hiện qua cái nhìn, qua cảm nhận, đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn. Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng một thái độ tƣ tƣởng, lập trƣờng quan điểm và sự sáng tạo của nhà văn đối với đời sống.

Nghệ thuật kể chuyện là yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nó là cách nhà văn tổ chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm, vì“phương diện cơ bản của phương thức tự sự là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự việc, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần

thuật nhất định” [3, 364]. Ngƣời kể chuyện là do nhà văn sáng tạo ra không

chỉ có mối liên hệ gắn bó với tác giả mà còn với bản thân câu chuyện kể và ngƣời tiếp nhận nó. Có nhiều cách để phân loại ngƣời kể chuyện. Căn cứ vào vị trí của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm ta có thể phân loại thành: ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhƣng cũng có khi ngƣời kể chuyện vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba. Điểm nhìn nghệ thuật cũng vậy, có thể là điểm nhìn bên trong, chính là nhân vật trực tiếp chứng kiến, khiến câu chuyện mang tính khách quan. Điểm nhìn bên ngoài đƣợc kể lại bởi một nhân vật khác khiến câu chuyện mang tính chủ quan. Nghệ thuật kể chuyện không chỉ giúp nhà văn xây dựng đƣợc một chỉnh thể nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh (Trang 28)