Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh (Trang 35 - 38)

7. Bố cục của khóa luận

3.1.Nghệ thuật kể chuyện

Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn học là một mảng hiên thực đời sống muôn màu của con ngƣời, đƣợc hiện qua cái nhìn, qua cảm nhận, đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn. Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng một thái độ tƣ tƣởng, lập trƣờng quan điểm và sự sáng tạo của nhà văn đối với đời sống.

Nghệ thuật kể chuyện là yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nó là cách nhà văn tổ chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm, vì“phương diện cơ bản của phương thức tự sự là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự việc, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần

thuật nhất định” [3, 364]. Ngƣời kể chuyện là do nhà văn sáng tạo ra không

chỉ có mối liên hệ gắn bó với tác giả mà còn với bản thân câu chuyện kể và ngƣời tiếp nhận nó. Có nhiều cách để phân loại ngƣời kể chuyện. Căn cứ vào vị trí của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm ta có thể phân loại thành: ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba, nhƣng cũng có khi ngƣời kể chuyện vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba. Điểm nhìn nghệ thuật cũng vậy, có thể là điểm nhìn bên trong, chính là nhân vật trực tiếp chứng kiến, khiến câu chuyện mang tính khách quan. Điểm nhìn bên ngoài đƣợc kể lại bởi một nhân vật khác khiến câu chuyện mang tính chủ quan. Nghệ thuật kể chuyện không chỉ giúp nhà văn xây dựng đƣợc một chỉnh thể nghệ thuật mà còn là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

31

Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện trực tiếp xƣng “tôi” hoặc “chúng tôi”. Lúc này ngƣời kể chuyện đứng ở vị trí bên trong nhƣ một chủ thể, đƣợc tự do quan sát bình luận, có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu khám phá thế giới hiện thực trong tác phẩm. Ngƣời kể chuyện ở ngôi này có thể mang quan điểm của tác giả nhƣng không phải lúc nào cũng trùng khít với tác giả. Lời kể bộc lộ tính chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ. Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba làm cho câu chuyện hoàn toàn mang tính khách quan, là ngƣời biết hết mọi chuyện và kể lại.

Trong Kì nhân làng Ngọc, có khi ngƣời kể chuyện trần thuật một cách khách quan, có khi anh ta nƣơng theo điểm nhìn của nhân vật để kể, có lúc lại lùi ra sau để nhân vật có điều kiện phát biểu trực tiếp những suy nghĩ của bản thân. Thƣờng xuyên có sự di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong khiến các câu chuyện trong Kì nhân làng Ngọc có tính khách quan chân thực tạo ra sự tin cậy cho bạn đọc. Chẳng hạn, trong Có trời, có lúc ngƣời kể chuyện theo ngôi thứ ba, đứng ngoài cuộc kể lại câu chuyện để cho ngƣời đọc có cái nhìn khách quan, chân thực về nhân vật Quang, về tính cách và bản chất của y:“Quang bản phủ vốn là chánh án ở tòa án huyện. Nhưng hình dáng bên ngoài, giống như nhân vật Bao Thanh Thiên bên Tàu trong bộ phim truyền hình nhiều tập. Tối hôm trước xem phim, sáng hôm sau đến tòa, từ bị can, đương sự đến nhân viên, thư kí tòa giật mình thon thót, nhìn lên ghế chánh án, cứ như thấy ông Bao Chửng ngồi trên thật. Cũng tai to mặt lớn đen sì” [1, 99]. Nhƣng cũng có lúc ngƣời kể chuyện lại chuyển điểm nhìn vào bên trong để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình. Đây là cuộc đối thoại của Quang và cậu con trai tên Minh:

“- Mày đừng có láo nhé. Tao đây là bố mày, nhưng thử hỏi bao năm qua, mày có gửi cho tao được đồng xu lẻ nào không? Mày đi nước ngoài chỉ biết sướng thân một mình, mày có qua tâm đến ai đâu chứ.

32

- Thế bao năm nay, ông có biết tôi phải sống như thằng nô lệ bên ấy không? Thằng Minh bắt đầu cao giọng quát lại.

- Mày sống thế nào thì kệ con mẹ mày. Tao không cần biết, mày lớn rồi, mày phải có nghĩa vụ gửi tiền về cho tao.

- Thế ra ông chỉ quan tâm đến tiền à?

- Ừ đấy, giờ tao chỉ quan tâm đến tiền. Không có tiền cho tao thì cút mẹ mày đi đâu thì đi.” [1,114-115].

Trong Sếp tổng, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba nhìn nhận một cách khách quan, không tham gia bình phẩm, phán xét câu chuyện cũng nhƣ nhân vật. Ngay mở đầu tác phẩm, với lối kể chuyện khách quan, chân thực, tác giả đã thuật lại câu chuyện về nhân vật “sếp Tiến”: “Ngày 12 tháng 12 năm 2012. Sếp Tiến, tổng giám đốc công ty Hà Lạng làm giỗ đầu cho bố tại quê làng Ngọc. Phải ghi rõ ngày tháng năm như trên vì đây cũng là một sự kiện lớn.

Mà dân làng bàn tán xôn xao, suốt chín mươi mốt ngày sau đó mới thôi”[1;

65]. Hay:“Bố sếp Tiến phải đi chiến trường. Mẹ sếp Tiến là cô giáo cấp hai trường làng, ở nhà đẻ ra sếp Tiến bây giờ. Có điều là bà mẹ sếp Tiến đẹp lắm. Gái một con. Chồng đi vắng mà cứ rờ rỡ như bông hoa hồng nhung, thì

làm sao mà không có đàn ông ong ve nhòm ngó…” [1, 66]. Nhƣng cũng có

lúc ngƣời kể chuyện lại lùi ra xa để cho nhân vật của mình tự bộc lộ suy nghĩ. Đó là khi đoàn khách của ngân hàng AHS đến, Tiến nghĩ:“Đ.m mấy thằng chó chết chuyên cắt cổ doanh nghiệp! Vụ năm trăm dàn máy MTs vừa rồi, chỉ ngồi không, cả lũ chúng mày cũng nuốt chửng ba triệu rưỡi đô. Trong khi bố mày đầu tắt mặt tối, lăn như bi hêt nước trong lại nước ngoài nhập về, cũng chỉ được năm chai. Hôm nay, bọn mày phải cúng bố ông vàng thoi mới

33

Để tạo cho câu chuyện thêm tính khách quan, chân thực trong tập truyện

Kì nhân làng làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh đã trao vai trò kể chuyện cho một

nhân vật phiếm chỉ. Truyện Hương đêm xuất hiện hàng loạt các cụm từ phiếm định:“người làng Ngọc Vẫn kể. Bốt Ngọc bị vỡ. Trung đoàn bắc của Việt Minh từ bên kia sông Đuống sang đánh. Nhưng công lớn nhất là ở đội Phú. Dương Xuân Phú, con ông hương Bằng, nhà trong xóm ngõ Ngói. Trận ấy, du kích bắt liên lạc với đội Phú làm tay trong, mở cổng, cắt đường dây thép liên

lạc với đồn Cẩm Giàng, nên Tây không biết để câu moochiê lên chi viện.”[1,

118]; “Người xóm Ngói vẫn kể”, “các cụ cao niên trong làng Ngọc vẫn kể”,

mấy ông du kích cũ trong làng kể”, “dân vùng Thuận An đều kể”…

Có thể nói, nghệ thuật kể chuyện trong Kì nhân làng Ngọc đã góp phần không nhỏ vào việc thể hiện bức tranh hiện thực đời sống và con ngƣời nông thôn một cách chân thực, sâu sắc, tạo đƣợc dấu ấn trong lòng ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Nông thôn trong tập truyện Kì nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh (Trang 35 - 38)