Xuất tổ chức hoạt động “Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long”

Một phần của tài liệu Tổ chức sự kiện về kinh tế làng nghề cho sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội (Trang 37 - 39)

hướng tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long

Phân tích bảng 10 sau ta có thể biết được nguồn thông tin mà sinh viên hay tìm hiểu nhiểu nhất

Bảng 10 – Nguồn thông mà sinh viên tìm hiểu

Internet Phát thanh truyền hình Báo, tạp chí Người thân, bạn Nguồn khác Số lượng (người) 151 191 152 101 19 Tỷ trọng (%) 50.3 63.7 50.7 33.7 6.3

Nguồn : Số liệu điều tra

Theo bảng phân tích số 10, ta có thể thấy sinh viên chủ yếu tìm hiểu kiến thức thông qua Internet (chiếm 50,3%), phát thanh truyền hình (chiếm 63,7), báo tạp chí (chiếm 50,7%) và qua người thân, bạn bè (chiếm 33,7%) . Điều này cho thấy rằng những kiến thức mà sinh viên thu được hoặc tìm hiểu chỉ mang tính lý thuyết chưa có thực tế nhiều. Vì vậy nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về kinh tế làng nghề đồng thời có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với làng nghề, đồng thời cùng hướng tới kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhóm chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp về việc tổ chức chương trình mang tên “Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội”

2.1. Mô tả chương trình - Thông điệp của chương trình

2.1.1. Mô tả chương trình

“Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội” là chương trình với sự kết hợp của 2 hình thức tổ chức là “hội chợ” và “hội thảo” .Sự kết hợp này nhằm mong muốn mang lại hiệu quả truyền thông thông tin về kinh tế làng nghề tới sinh viên được hiệu quả nhất.

Chương trình này sẽ lần lượt được tổ chức tại 5 trường mà chúng tôi đã chọn khảo sát với kết cấu chung như sau :

Phần I : Hội chợ - triển lãm

- Là nơi trưng bày các sản phẩm của làng nghề

- Tạo cơ hội tìm hiểu thông tin và trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp ngay tại các gian hàng trong hội chợ

- Là nơi mọi người có thể tham gia các trò chơi vận động lý thú, bổ ích.

Phần II : Hội thảo

- Cung cấp các kiến thức sâu hơn về làng nghề, đặc biệt là kinh tế làng nghề Việt Nam trong thời thời kỳ hội nhập

- Tạo cợ hội giao lưu, trao đổi giữa sinh viên với những người thực sự am hiểu về làng nghề và kinh tế làng nghề

- Tạo một sân chơi bổ ích cho các sinh viên nhằm tìm hiểu và phát triển các ý tưởng của mình nhằm tìm ra hướng đi cho kinh tế làng nghề

Bảng 11 - Mô tả chương trình “Tuần lễ làng nghề với sinh viên hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội”

2.1.2. Thông điệp của chương trình

Sinh viên kinh tế tiếp thu thông tin về làng nghề để thể hiện ý thức, trách nhiệm với vấn đề phát triển kinh tế làng nghề trong thời kỳ hội nhập của đất nước hiện nay.

Thông qua hội chợ Triển Lãm: việc trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của làng nghề, giúp sinh viên hiểu them về các giá trị văn hóa, truyền thống, giá trị kinh tế làng nghề.Từ đó, khơi gợi được ý thức và trách nhiệm của những sinh viên kinh tế- những người trẻ có tri thức và đầy năng động, sáng tạo trước vấn đề phát triển kinh tế làng nghề.

Thông qua hội thảo “Kinh tế làng nghề trong thời kỳ hội nhập”: cung cấp cho các nhà kinh tế tương lai những cái nhìn sâu sắc hơn về Kinh tế làng nghề; thực trạng phát triển ,những tồn tại và khó khăn– cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc trao đổi trực tiếp giữa các bạn sinh viên với các vị khách mời giao lưu là cách để các bạn sinh viên thể hiện cái nhìn và tiếng nói của mình trước vấn đề kinh tế làng nghề. Việc phát động và tổ chức cuộc thi “Sinh viên với kinh tế làng nghề” là dịp để các bạn sinh viên được thể nghiệm khả năng sáng tạo, kiến thức kinh tế của mình áp dụng trong thực tiễn phát triển “Kinh tế làng nghề”.

2.2. Đơn vị tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức sự kiện về kinh tế làng nghề cho sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w