VẸO XƯƠNG SỐNG

Một phần của tài liệu 230 loi giai ve benh tat tre em (Trang 73 - 74)

II. Trường hợp bị thương ở đầu, ở lưng

90. VẸO XƯƠNG SỐNG

Xương sống có thể bị vẹo với những kiểu dáng khác nhau làm cho lưng cong ở phần trên, ở phần dưới hoặc vẹo theo chiều ngang. Những dáng bất thường như vậy có thể phối hợp với nhau như vừa bị cong vừa bị vẹo.

Với các trẻ em sơ sinh: Lưng trẻ sơ sinh, trong mấy tháng đầu, thường cong. Trẻ càng lớn, lưng càng thẳng hơn cho tới khi đến tuổi biết ngồi.

Bởi vậy, ở thời gian xương sống còn yếu. Khi để Bé ở tư thế ngồi phải có gối hoặc vật gì dùng để tựa lưng vì ở độ tuổi này cột xương sống của Bé rất dễ bị xiêu vẹo.

Với các trẻ lớn hơn: Trẻ em từ độ tuổi biết đi cho tới năm lên 2, lên 3 hay ưỡn cột sống lưng ra phía trước. Dáng đi này sẽ mất dần khi các cháu lớn lên.

Ở độ tuổi này, nếu thấy các cháu bị lệch vai: khi đứng thẳng vai này thấp hơn vai kia thì nguyên nhân là do cột xương sống không thẳng, cong về bên phải hay bên trái hoặc có thể đã bị gù ở một bên nào đó.

Nếu khi cho các cháu hơi cúi người về đằng trước mà các khuyết tập trên không còn nữa thì chứng vẹo xương trên chỉ là do phải bổ sung sự cao thấp không bằng nhau tạm thời của hai chi dưới: các trường hợp này phần lớn có thể chữa trị bằng phương pháp tập các động tác thể dục chọn lọc, hoặc chơi thể thao.

Nhiều chứng vẹo cột sống có nguyên nhân từ các bệnh của hệ thần kinh hoặc của các cơ bắp. Nhưng nhiều khi cả những trẻ khỏe mạnh cũng bị - nhất là các cháu bé gái - mà không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt.

Nói chung, hiện tượng vẹo cột sống của các cháu, cần được chú ý theo dõi cẩn thận để xem nó tiến triển ra sao. Chứng vẹo cột sống đã ở thế ổn định hay có xu thế tiến triển nặng hơn. Bởi vậy, cần phải cho các cháu tới các bệnh viện chuyên khoa xương mỗi năm 2 lần hay 1 lần, chụp X-quang xương, và so sánh các hình chụp để nhận định xương các cháu phát triển thế nào.

Sự phát triển không bình thường của cột sống có mức độ nhẹ ở trẻ em, có thể không nhận thấy trong những năm đầu. Hiện tượng này cần phải được đặc biệt chú ý khi các cháu tới độ tuổi từ 11 tới 15, là giai đoạn dậy thì cơ thể phát triển nhiều, nhất là đối với các cháu gái.

Một phần của tài liệu 230 loi giai ve benh tat tre em (Trang 73 - 74)