BÊNH ĐÁI RA CHẤT PHENYLCETONE

Một phần của tài liệu 230 loi giai ve benh tat tre em (Trang 80 - 81)

VI. NHỮNG VẤN ĐỂ LIÊN QUAN TỚI BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ BÀI TIẾT

103. BÊNH ĐÁI RA CHẤT PHENYLCETONE

Bệnh này hiếm xảy ra, nhưng là loại bệnh trạng dẫn tới sự chậm phát triển về trí khôn. Nếu phát hiện được bệnh ngay từ những ngày đầu tiên của trẻ em sau khi sinh thì có thể tránh bệnh được, nhưng cháu bé phải giữ một chế độ ăn uống đặc biệt hàng nhiều năm tiếp theo. Bác sĩ xác định bệnh bằng những xét

nghiệm nước tiểu và máu, nhất là máu (xét nghiệm Guthne). ớ Pháp, bệnh viện sản nào cũng thực hiện những xét nghiệm này cho các cháu sơ sinh. Bởi vậy các bà mẹ nên nhìn qua quyển sổ sức khỏe của Bé, xem Bé đã được xét nghiệm chưa.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, nên yêu cầu xét nghiệm lại lần nữa cho chắc chắn, trước khi tiến hành chữa trị .

104. ĐÁI DẦM

Trẻ em thường đái dầm vì chưa chủ động điều khiển được hoạt động của bọng đái. Đa số các cháu cứ như thế cho tới tuổi lên 4, lên 5. Một số không kiểm soát được cả cơ bắp ở hậu môn nên còn tật ị đùn nữa.

Có các cháu đái dầm cả ban ngày lẫn ban đêm. Số đông, thường chỉ đái dầm vào ban đêm.

Nghiên cứu về vấn đề này, các bác sĩ thường tìm xem cháu bé có bị tổn thương gì ở bộ máy bài tiết hay không. Kết quả cho thấy phần lớn các cháu nhỏ chưa thành thói quen điều khiển một cách chủ động sự bài tiết ra ngoài.

Có cháu bé đã thôi đái dầm một thời gian rồi lại bị lại, do những yếu tố tâm lý. Thấy bạn hoặc em bị chế giễu, cháu bé lo sợ cho mình, luôn nghĩ tới vấn đề đó và ban đêm lại đái dầm như để giải phóng khỏi sự ức chế ban ngày.

Trong khi săn sóc trẻ em, người lớn nên thông cảm với nỗi khổ tâm này của các cháu, vì chúng không muốn như thế. Không nên mắng hoặc chế giễu chúng chóng mà chỉ nên an ủi, động viên để hỗ trợ cho chúng chóng có được một trạng thái tâm lý và tinh thần mạnh khỏe và chủ động.

Một phần của tài liệu 230 loi giai ve benh tat tre em (Trang 80 - 81)