PHÂN KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Một phần của tài liệu 230 loi giai ve benh tat tre em (Trang 144 - 146)

X. CÁC BÊNH KHÁ CỞ TRẺ EM

194. PHÂN KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Trừ trường hợp cháu bé đi táo hoặc đi tướt, còn những ngày bình thường, phân cháu có thể như thế nào ?

Phân mềm, ít: Chứng tỏ sự tiêu hóa bình thường.

Phân có chất nhầy trắng hay xanh: Rối loạn tiêu hóa hoặc Bé bị sổ mũi. Nếu sự hô hấp cháu vẫn bình thường mà lại đi phân nhầy thì cần phải nói cho bác sĩ biết vì cháu có thể bị rối loạn ngay ở màng nhầy của ruột.

Phân có mủ: Nếu trong chất nhầy lẫn trong phân, có cả mủ thì cháu đã bị viêm ở một bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hóa. Mủ là các bạch huyết cầu, các vi trùng đã chết lẫn với các mảnh niêm mạc bị bong ra.

Phân có máu: Nếu bạn thấy tã hay trong "bô" của cháu bé có máu, hoặc rõ hơn là có máu chảy ở hậu môn của cháu bé ra, cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay. Nên giữ tã lại và lấy một ít phân trong bô vào một lọ nhỏ đã rửa sạch, mang tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

Nếu cháu bé vẫn khỏe bình thường, không sốt thì trong đoạn trực tràng có thể có một cục thịt thừa (pô líp). Bác sĩ sẽ giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Việc lấy nhiệt độ cho cháu bé bằng đường hậu môn cũng có khi làm trực tràng bị thương nhẹ (dù nhiệt kế không bị vỡ). Vết thương như vậy cũng mau lành.

Ngoài ra còn có các nguyện nhân khác như: cháu bé đi táo, đi tướt, làm ruột bị tổn thương nhẹ. Trường hợp này, phải chữa bệnh táo hay đi tướt.

Một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là cháu bị lồng ruột.

Phân xanh: Phân xanh không hẳn là điều đáng lo ngại vì chỉ thể hiện việc di chuyển quá nhanh của chất thải qua ruột, làm cho phân không đủ thời gian có được mầu bình thường. Hơn nữa, nên chú ý rằng việc ôxy-hóa của phân trong không khí ngoài trời, cũng có thể làm phân của cháu bé có màu xanh.

Phân xám: Cháu bé ăn sữa bò cô đặc có thể làm cho phân có màu xám. Phân màu nhạt hoặc màu trắng: Phân mầu trắng có thể là biểu hiện của gan hoạt động yếu, có bệnh gan hoặc tắc ống mật ở các trẻ sơ sinh.

Phân có màu sắc: Rau, củ cải đường, cà rốt đều làm cho phân có mầu sắc của chúng. Chất sắt làm phân có màu đen.

Nếu bạn thấy phân của cháu bé khác thường, nên lấy mẫu, và mang tới bác sĩ để nếu cần thì làm xét nghiệm.

Một phần của tài liệu 230 loi giai ve benh tat tre em (Trang 144 - 146)