Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 -THPT) (Trang 31 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Kết quả điều tra

1.4.4.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác thực hành bộ môn Sinh học ở trường phổ thông

Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ cho công tác thực hành bộ môn Sinh học ở các trường được thể hiên qua bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hành, thí nghiệm bộ môn Sinh học

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra GV Số lượng Tỉ lệ Phòng thực hành, thí nghiệm của nhà trường Có 20 90,9%

Không 2 9,1%

Các trang thiết bị của nhà trường chuẩn bị cho các bài thực hành có đầy đủ không?

Đầy đủ 5 22,7% Chưa đầy đủ 17 77,3% Những khó khăn về cơ sở vật chất để đáp ứng công tác thực hành, thí nghiệm Dụng cụ 16 72,7% Hóa chất 6 27,2% Mẫu vật 18 81,8%

Qua bảng điều tra trên cho thấy vấn còn 9,1% giáo viên được hỏi cho rằng nhà trường không có phòng thực hành, thí nghiệm và chỉ có 22,7% giáo viên được hỏi cho rằng các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất đảm bảo chất lượng để đạt được kết quả thí nghiệm và có đến 77,3% giáo viên được hỏi cho rằng các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất chưa đảm bảo chất lượng để đạt được kết quả thí

nghiệm. Khi được hỏi về những khó khăn chủ yếu để đáp ứng được công tác thực hành, thí nghiệm thì có đến 27,2% giáo viên cho rằng khó khăn lớn nhất là về hóa chất ngoài ra còn có đến 72,7% giáo viên được hỏi cho rằng khó khăn về dụng cụ.

Từ những kết quả phân tích trên chúng tôi nhận thấy khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật có ảnh hưởng không hề nhỏ đến khâu tổ chức thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay.

1.4.4.2. Kết quả điều tra ở GV

Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò của thục hành trong dạy học bộ môn sinh học ở trường phổ thông được thể hiên qua bảng dưới đây:

Bảng 1.2. Khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng thí nghiệm, thực hành trong quá trình dạy học ở trường THPT

Nội dung điều tra Kết quả điều tra GV Số lượng Tỉ lệ Mức độ nhận thức của giáo viên

về việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học ở trường

THPT.

Rất cần thiết 21 95,5%

Cần thiết 1 4,5%

Không cần thiết 0 0%

Mức độ giáo viên thực hiện các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK

Thực hiện đầy đủ 4 18,2%

Có thực hiện nhưng

không đầy đủ 15 68,2%

Không thực hiện 3 13,6%

Kết quả thu được ở bảng 1.2 cho thấy, đa số giáo viên đều đánh giá cao vai trò của thực hành, thí nghiệm trong dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông (với 100% giáo viên được hỏi đánh giá vai trò rất cần thiết và cần thiết) trong đó có 95,5% GV đánh giá vai trò ở mức cần thiết của việc thực hành, thí nghiệm. Mặt khác qua kết quả điều tra thực tiễn việc dạy học có rất ít GV thực

hiện đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK (chi có 18,2% giáo viên cho rằng mình thực hiện đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK và vẫn còn 13,6% giáo viên được hỏi không thực hiện các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK).

Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về vai trò tầm quan trọng của thực hành, thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học mức độ thực hiện các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK của giáo viên là chưa cao. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra để tìm hiểu một số khó khăn ảnh hưởng đến thực trạng tổ chức thực hành, thí nghiệm của giáo viên và thu được kết quả như sau:

Bảng 1.3. Khảo sát một số nguyên nhân ảnh hưởngđến công tác tổ chức thực hành, thí nghiệm của giáo viên trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Nội dung điều tra

Kết quả điều tra GV

Số lượng Tỉ lệ

Một số lý do khiến giáo viên ít

tổ chức các bài thực hành, thí nghiệm trong SGK cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Nội dung các bài thực hành thí nghiệm trong SGK là dễ thực hiện phù hợp với học sinh

22 100%

Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị,

dụng cụ, hóa chất 15 68,2%

Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời

gian cho bài thực hành, thí nghiệm 20 90,9% Lớp học nhiều học sinh nên khó tổ

chức trong một tiết học 17 77,3%

Giáo viên chưa có nhiều kĩ năng để tổ

chức học sinh thực hành, thí nghiệm

6 27,3%

Giáo viên ít hứng thú với phương

pháp thực hành, thí nghiệm 2 9,1%

Học sinh ít hứng thú với phương

Từ kết quả thu được thông qua bảng 1.3 cho thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo viên ít tổ chức thực hành, thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông chủ yếu là do: việc tổ chức thực hành, thí nghiệm cho học sinh thường phải chuẩn bi công phu và mất nhiều thời gian cho một tiết học (90,9%), lớp học đông học sinh nên khó tổ chức (77,3%), thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất (68,2%).

Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về vấn đề phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.4. Khảo sát nhận thức của giáo viên về vấn đề phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông

Nội dung điều tra Số lượngKết quả điều tra GVTỉ lệ Việc phát triển

năng lực thực hành, thí nghiệm cho HS có tầm quan trọng như thế nào trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Rất quan trọng 20 90,9% Quan trọng 2 9,1% Không quan trọng 0 0% Năng lực thực hành, thí nghiệm của HS thầy cô đang dạy hiện đang đạt ở mức độ nào. Tốt 0 0% Khá 7 31,8% Trung bình 7 31,8% Yếu, Kém 8 36.4% Phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm sẽ đem lại lợi ích gì cho HS

Gây hứng thú học tập cho HS 4 18,2%

Nâng cao tính tích cực, tự sáng tạo

cho HS 5 22,7%

HS biết ứng dụng trong thực tiến

hàng ngày 7 31,8%

HS nhớ kiến thức bài học lâu hơn 6 27,3% Những lợi ích khác

Giải pháp để hình thành và phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất 22 100%

Tăng số giờ thực hành lên 16 72,7%

GV tích cực bồi năng lực TH 13 59%

Tăng nội dung đánh giá năng lực

Từ kết quả thu được thông qua bảng 1.4 chúng tôi thấy rằng hầu hết các GV đều cho rằng việc phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh là quan trọng và rất quan trọng (90,9%). Tất cả các GV đều cho rằng năng lực thực hành của HS còn chưa tốt chủ yếu đạt mức trung bình (31,8%) và khá (31,8%) còn lại là yếu, kém (36,4%). Hầu hết GV đều nhận thấy lợi ích của việc phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho HS. Lợi ích lớn nhất là giúp HS biết ứng dụng trong thực tiến hàng ngày (31,8%). HS nhớ kiến thức bài học lâu hơn (27,3%), nâng cao tính tích cực, tự sáng tạo cho HS (22,7%), gây hứng thú học tập cho HS (18,2%). Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho HS mà tất cả các GV được hỏi đều muốn tìm ra giải pháp, mong muốn được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất (100%), kiểm tra đánh giá tăng nội dung đánh giá năng lực TH (90,9%), tổ chức nhiều cuộc thi về TH cho GV và HS (81,8%), Tăng số giờ thực hành lên (72,7%), GV tích cực bồi năng lực TH (59%).

Từ thực trạng điều tra trên chúng tôi nhân thấy rằng việc tìm hiểu đề xuất một số biên pháp nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông sẽ khắc phục được một số khó khăn trong thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiên nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học thực hành bộ môn Sinh học.

1.4.4.3. Kết quả điều tra ở học sinh

Bảng 1.5. Kết quả điều tra học sinh lớp 11 ban cơ bản

Nội dung điều tra CóSố HS(%)Không

1. Các bài thực hành có cần thiết không ? 100 0 2. Thầy, cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn và thường cho điểm cao ? 95 5 3. Em có thích học các bài thực hành không ? 90 10 4. Mục tiêu các bài thực hành trong sgk có rõ ràng không ? 89 11 5. Các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ cần chuẩn bị trong bài

thực hành SGK có đầy đủ để thực hiện không ?

68 32

6. Cách bố trí, các bước tiến hành thí nghiệm trình bày trong SGK Sinh học 10 cơ bản có dễ hiểu không ?

92 8

7. Có được làm tất cả các bài thực hành không ? 67 33

8. Các mẫu vật có dễ tìm không ? 87 13

9. Có mẫu vật nào được GV thay thế bằng mẫu vật khác không?

21 79

10. Có tự làm thành công các thí nghiệm không ? 63 37 11. Có giải thích được kết quả của các thí nghiệm không? 85 15 12. Các trang thiết bị của nhà trường chuẩn bị cho các bài

thực hành có đầy đủ không? - Mẫu vật - Hóa chất -Dụng cụ 85 25 40 15 75 60 13. Thời gian để tiến hành các thí nghiệm có đủ không? 72 28

Qua bảng số liệu 1.5 trên cho thấy, tất cả các em HS được hỏi đều cho rằng các học bài thực hành là cần thiết, không chỉ bởi vai trò củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn vì tò mò về hiện tượng, thích khám phá khi làm TN và qua TN các em được quan sát, được làm TN qua đó có nhiều niềm vui, hứng thú trong học tập. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TN trong dạy học Sinh học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS chưa ý thức được tầm quan trọng của bài thực hành, qua kết quả điều tra HS ở trên.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, đề tài đã tổng quan những vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm như:

- Các năng lực chung, năng lực cốt lõi chuyên biệt cần hình thành cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Sinh học.

- Một số khái niệm có liên quan đến đề tài như: thực hành, vai trò của thực hành trong dạy học Sinh học, thí nghiệm, vai trò của thí nghiệm trong dạy học Sinh học.

- Cơ sở khoa học của việc sử dụng thí nghiệm, thực hành trong quá trình dạy học.

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng thí nghiệm, thực hành Sinh học nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh thông qua phiếu điều tra 22 giáo viên và 100 học sinh lớp 11 ở một số trường THPT trên tỉnh Lạng Sơn. Qua đó, chúng tôi nhận thấy vấn đề hình thành và phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh ở những trường này vẫn chưa thực sự được quan tâm.

Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu, xây dựng một số biện pháp nhằmphát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học tế bào - Sinh hoc 10 được trình bày ở chương 2 của luận văn.

Chương 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCTHỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONGDẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO

(SINH HỌC 10)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 -THPT) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w