Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 -THPT) (Trang 76 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

Đánh giá định lượng

- Lớp thực nghiệm có tỷ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên là 93,84% và tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi là 51,37%.

- Lớp đối chứng có tỷ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên là 79,17% và tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi là 29,17%.

- Lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 6,71 và lớp đối chứng là 5,62 Giá trị này không thay đổi nhiều so với giá trị điểm trung vị là 6 ở cả hai lớp.

- Giá trị về phương sai ở hai lớp lần lượt là 2,01 và 2,27 cho thấy học sinh lớp thực nghiệm có điểm số ít biến động hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ sau thực nghiệm lớp được thực nghiệm có phần nào nắm vững bài học hơn lớp đối chứng.

Như vậy kết quả chung lớp thực nghiệm có phần cao hơn so với lớp đối chứng, trong đó tỷ lệ học sinh của lớp thực nghiệm đạt điểm khá nhiều hơn và bị điểm yếu ít hơn.

Đánh giá định tính

- Lớp thực nghiệm: Nhiều học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản và bước đầu hình thành các năng lực thực hành thí nghiệm. Một số học sinh tích cực, chủ động và có phần sáng tạo.

- Vẫn có một số ít học sinh đạt điểm yếu ở cả hai lớp. Điều này có thể là do các phương pháp đưa ra chưa thực sự phù hợp với những học sinh này hoặc cũng có thể là do những học sinh này chưa chăm chỉ trong việc tự học và tự rèn luyện kỹ năng với các phương pháp phù hợp đã được chỉ ra.

Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau một thời gian học tập, điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, điều đó cho thấy năng lực thực hành, thí nghiệm của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Như vậy chúng tôi nhận thấy hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất nhằm phát triển năng lực thí nghiệm, thực hành cho học sinh trong dạy học Sinh học tế bào - Sinh học 10.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 này, chúng tôi đã trình bày về quá trình thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm cụ thể:

- Xác định mục đích, nội dung, phương pháp và lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 04 lớp của 02 trường THPT của tỉnh Lạng sơn là: Trường THPT Na Dương và Trường THPT Lộc Bình. Đã tiến hành 02 bài dạy và thực hiện 02 bài kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học đánh giá sự phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm của học sinh thông qua bảng kiểm quan sát, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.

- Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá sự phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho HS bằng bảng kiểm quan sát dành cho GV và HS tự đánh giá.

- Xử lí thống kê kết quả các bài kiểm tra và bảng kiểm quan sát. Qua phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

+ Năng lực thực hành, thí nghiệm của HS lớp Tn phát triển tốt hơn lớp ĐC thông qua bảng kiểm quan sát, đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Điển hình như năng lực hình thành giả thuyết thực nghiệm, năng lựctiến hành thực nghiệm.

+ Kết quả học tập của lớp Tn tốt hơn lớp ĐC thông qua kết quả 02 bài kiểm tra,điểm trung bình cao hơn, có sự ổn định và đồng đều hơn. Chính vì vậy mà HS lớp Tn chủ động, có hứng thú học tập, tích cực xây dựng bài và hiểu bài được tốt hơn.

Qua những kết luận trên cho thấy đề tài đã khảng định tính hiệu quả và khả thi của giả thuyết khoa học nêu ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

Muốn nâng cao chất lương dạy học môn Sinh học nói chung và phần thực hành Sinh học tế bào - Sinh hoc 10 trường trung học phổ thông nói riêng cần phải chú ý tới cả phần lý thuyết và phần thực hành.

Thực trạng dạy học phần thực hành Sinh học tế bào - Sinh hoc 10 trung học phổ thông hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn do những nguyên nhân khác nhau (thiếu dụng cụ, hóa chất, thời gian thực hiện, kĩ năng thực hiện thí nghiệm của giáo viên ...).

Trên cơ sở phân tích SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, nghiên cứu thực trạng đề tài đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiến của vấn đề phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh đồng thời đưa ra nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm để phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học tế bào - Sinh học 10.

Trên cơ sở phân tích và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học tế bào - Sinh học 10 tạo ra nền tảng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10 ở trường trung học phổ thông.

Đề tài đã chứng minh được tính hiệu quả của các phương án đề xuất thông qua đánh giá thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm cho phép áp dụng rộng rãi các biện pháp phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm mà tác giả đưa ra vào dạy học ở các trường trung học phổ thông.

2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo về thí nghiệm, thực hành Sinh học để bồi dưỡng cho GV.

+ Cần tăng cường hơn nữa trang bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho phòng thí nghiệm, tổ chuyên môn.

+ Tăng cường đánh giá năng lực thực hành, thí nghiệm trong các bài kiểm tra, trong các cuộc thi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013

2. Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW, http://dangcongsan.vn/cpv/.

3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông

tổng thể.

7. Trương Xuân Cảnh (2015), “Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học cơ thể thực vật sinh học 11 trung học phổ thông”. Luận án tiến sĩ

8. Phan Đức Duy (2012), “Rèn kĩ năng tư duy cho học sinh thông qua bài tập thực hành thí nghiệm sinh học”, Tạp chí Giáo dục, số 294, tr 47-49.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. Website: http://dangcongsan.vn/cpv/.

10. F.E. Weinert (2001), Đo lường hiệu suất trong các trường học. Weinheim University

11. Tô Xuân Giáp (1992), Phương tiện dạy học - Hướng dẫn chế tạo và sử dụng,

12. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục. 13. Vũ Xuân Hùng (2011), Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên Đại học

sư phạm kĩ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

14. Hoàng Thị Kim Huyền (2005), “Xây dựng cấu trúc bài thực hành dạy học Sinh học nhằm nâng cao chất lượng bài thực hành và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên trường đại học sư phạm” Tạp chí Giáo dục, Số 113, 37- 38.

15. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Bài giảng chuyên đề trường đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Cao Xuân Nguyên (1984), Một số phương tiện kĩ thuật dạy học, Nxb Giáo dục. 17. Dương Tiến Sỹ (2007), “Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp giáo dục môi

trường trong dạy học Sinh học 6”, Tạp chí Giáo dục, Số 172/2007, 32-33.

18. Vũ Trọng Rỹ (1990), “Các phương tiện kĩ thuật dạy học trong nhà trường phổ thông tương lai”, Tạp chígiáo dục, Số 21/1990, 11-18.

19. Nguyễn Thị Thắng (2006), “Một số kinh nghiệm thực hiện thành công thực hành thí nghiệm trong bài 26 và 44 - Sinh học 8”, Tạp chí giáo dục, Số 129/2006, 41-42.

20. Thủ tướng chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

21. Phạm Minh Tiến (1999), Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ.

22. Thái Duy Tuyên (1978), Những vấn đề lí luận về thiết bị nhà trường, Báo cáo Hội nghị thiết bị dạy học và trưởng sở, Viện KHGD.

23. V.I. Lênin (1963), Bút kí triết học, Nxb Sự thật.

25. Vũ Văn Vụ, Mai Sỹ Tuấn, Lê Đình Tuấn, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Thị Linh (2011), Tài liệu thí nghiệm thực hành trường THPT, môn Sinh học (tài liệu lưu hành nội bộ).

26. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (2005), Giáo trình triết, Nxb Chính trị Quốc gia.

27. Xavier Roegier (1996), Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Người dịch Đào Quang Trọng, Nguyễn Ngọc Nhi, Khoa Sư phạm Tích hợp, Nxb Giáo dục.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VỀ VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Họ và tên giáo viên:...………...

Nơi công tác:………...………...

Trình độ đào tạo:………...

Thâm niên dạy học ở trường phổ thông:...……...…………..

(Quý Thầy/Cô có thể không cần ghi các thông tin trên)

Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm, thực hành trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, chúng tôi rất mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà quý Thầy/Cô lựa chọn.

Cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!

1. Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình về vấn đề dạy học thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy môn SH

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 2. Theo Thầy/Cô, các nội dung thực hành, thí nghiệm trong SGK Sinh học THPT hiện nay là:

Nhiều Phù hợp Còn ít

3. Trong quá trình dạy học, Thầy/Cô có tiến hành đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm theo chương trình, SGK Sinh học THPT không?

Đầy đủ Không đầy đủ Không thực hiện 4. Nhà trường nơi Thầy/Cô đang giảng dạy:

a) Có phòng thực hành, thí nghiệm không? Có Chưa có

b) Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ công tác thực hành, thí nghiệm môn Sinh học không?

c) Các thiết bị, dụng cụ, hóa chất có đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác thực hành, thí nghiệm môn Sinh học không?

Về cơ bản có đảm bảo Về cơ bản không đảm bảo d) Những thiếu thốn chủ yếu để phục vụ công tác thực hành, thí nghiệm là Thiết bị, Dụng cụ Hóa chất Mẫu vật 5. Theo Thầy/Cô, những lý do nào dưới đây khiến giáo viên ít tổ chức các bài thực hành, thí nghiệm cho học sinh?

(Đánh dấu x vào các lý do mà Thầy/Cô cho là lý do chủ yếu)

Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng, hóa chất

Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian cho bài thực hành, thí nghiệm Giáo viên chưa có nhiều kĩ năng để tổ chức thực hành thí nghiệm Giáo viên ít hứng thú với phương pháp thực hành, thí nghiệm Học sinh ít hứng thú với phương pháp thực hành, thí nghiệm Nội dung thực hành thí nghiệm khó thực hiện

Lớp học nhiều học sinh nên khó tổ chức trong một tiết học

6. Theo Thầy/Cô, việc xây dựng và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông nhằm các mục đích chủ yếu nào?

Để tổ chức cho học sinh học tập chiếm lĩnh kiến thức mới Để củng cố kiến thức cho học sinh

Để rèn luyện những kĩ năng, phát triển tư duy thực hành thí nghiệm cho học sinh

Để kiểm tra, đánh giá học sinh Mục đích khác

7. Thầy/Cô có sáng kiến gì để phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THPT?

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Họ và tên học sinh:...………...………...

Lớp:...Trường:………...…………...

(Em có thể không cần ghi các thông tin trên)

Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô có hoặc không:

Nội dung điều tra Số HS (%)

Có Không

1. Các bài thực hành có cần thiết không ?

2. Thầy, cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn và thường cho điểm cao? 3. Em có thích học các bài thực hành không ?

4. Mục tiêu các bài thực hành trong SGK có rõ ràng không? 5. Các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành (sgk) có đầy đủ để thực hiện không ?

6. Cách bố trí, các bước tiến hành thí nghiệm trình bày trong sgk SH10 cơ bản có dễ hiểu không ?

7. Có được làm tất cả các bài thực hành không ? 8. Các mẫu vật có dễ tìm không ?

9. Có mẫu vật nào được GV thay thế bằng mẫu vật khác không ?

10. Có tự làm thành công các thí nghiệm không ?

11. Có giải thích được kết quả của các thí nghiệm không? 12. Các trang thiết bị của nhà trường chuẩn bị cho các bài thực hành có đầy đủ không?

a. Mẫu vật b. Hóa chất c. Dụng cụ

Phụ lục 2

BÀI KIỂM TRA TRONG THỰC NGHIỆM Bài kiểm tra số 1

Người ta đã tiến hành một thực nghiệm như sau:

Lấy củ khoai tây sống đã gọt vỏ, cắt thành 3 khối lập phương khác nhau có cạnh 1cm, 2cm, 3cm. Cho 3 khối vào 1 cốc đựng dung dịch có màu (Iốt, thuốc tím, cacmin, xanh metilen…) trong 2 đến 3 phút sau thì vớt ra, và cắt mỗi khối thành 2 phần bằng nhau để quan sát diện tích bị bắt mầu.

a. Những câu hỏi nghiên cứu nào có thể được đặt ra để tiến hành thí nghiệm trên?

b. Hãy dự đoán kết quả (so sánh sự bắt mầu ở lõi mỗi khối) từ đó so sánh tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/ thể tích) giữa các khối.

c. Hãy cho biết thí nghiệm chứng minh điều gì?

d. Em hãy đề xuất một phương án thí nghiệm khác mà vẫn kiểm tra được giả thuyết của thí nghiệm nói trên?

Bài kiểm tra số 2

Một nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem đi li tâm và thu được một số bào quan: các bào quan này có khả năng hấp thụ CO2

và giải phóng O2.

a. Hãy cho biết mục đích của thí nghiệm trên là gì? Từ đó đưa ra giả thuyết khoa học cho thí nghiệm trên?

b. Hãy cho biết bào quan đó là gì? Em hãy mô tả cấu trúc bào quan đó. c. Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm với mục đích nhận ra được đó là bào quan nào của tế bào?

Phụ lục 3

MỘT SỐ MẪU GIÁO ÁN SỬ DỤNG TRONG DẠY THỰC NGHIỆM Giáo án số 1

Bài 12. Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực thực hành, thí nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 -THPT) (Trang 76 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w