Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (Trang 49 - 51)

IV- Đánh giá chung về phát triển cảng biển Việt Nam

1. Kết quả đạt được

Hệ thống cảng biển của Việt Nam đã phát huy được thế mạnh của mình phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các lĩnh vực hoạt động của kinh tế cảng biển từng bước được củng cố và phát triển, góp phần phát triển kinh tế cảng biển từ xây dựng, bốc xếp, điều hành đến đào tạo nguồn nhân lực từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó cụm cảng Đông Bắc có vị trí quan trọng và vai trò to tớn.

Về quy hoạch thì tất cả các cảng biển ở Việt Nam đã được xây dựng đúng theo quy hoạch. Khi xây dựng các cảng biển đã đảm bảo 4 nguyên tắc: có hàng không, có vị trí hay không, có góp gì vào việc giảm giá thành vận tải từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dùng, xây dựng hệ thống cảng này có giảm

được áp lực xây dựng hệ thống đường bộ hay không ? Cả 4 nguyên tắc, 4 câu hỏi này luôn được quan tâm xem xét trong việc xác định để xây dựng các cảng biển trong hệ thống cảng biển quốc gia.

Một số cảng biển của các địa phương khi xây dựng đều thoả mãn 4 nhân tố: có hàng và có điều kiện để giúp cho các địa phương phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực, có vị trí thuận lợi góp phần làm giảm bớt áp lực cho hệ thống đường bộ, các cảng biển ở miền Trung đều làm được điều này. Để xây dựng một cảng chỉ mất khoảng 1 chục triệu USD nhưng để xây dựng 1 km đường cao tốc cũng mất 1 chục triệu USD.

Các cảng biển của Việt Nam đã đạt tỷ lệ tương đối cao so với công suất thiết kế. Cảng Hải Phòng đạt 9,5 triệu tấn/6,2 triệu tấn thiết kế, Cảng Cửa Lò đạt 900 ngàn tấn / 1,4 triệu tấn, cảng Vũng áng đạt 400.000/ 450.000 tấn, như vậy lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt tỷ lệ trên 70% có nhiều nơi đã đạt được công suất thiết kế

Khu vực miền bắc, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển qua cảng Hải Phòng và Cái Lân (được khai thác từ năm 2003). Trong 5 năm qua, mức tăng trưởng vận tải hàng hoá tại cảng Hải Phòng là 25%. Đây là tốc độ cao nhất tại Việt Nam và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới

Khu vực miền trung, hai cảng lớn Đà Nẵng và Quy Nhơn chỉ đáp ứng 2% lượng hàng hoá vận chuyển của cả nước.

Tại miền Nam, hệ thống cảng gồm: Cát Lái , VICT, Sài Gòn, Bến Nghé, ICP Phước Long...Hiện đang bị quá tải. Trong năm 2006, cảng biển khu vực miền Nam chiếm tới 72% lượng hàng hoá vận chuyển của cả nước.

Theo số liệu thống kê của các chuyên gia kinh tế biển đưa ra, mới đến năm 2006, lượng hàng hóa thông qua các cảng biển đã lên 154,49 triệu tấn tăng 11,2% so với năm 2005 và vượt xa quy hoạch. Trong đó hàng container đạt 3,42 triệu TEU, tăng 11,84 % so với năm 2005, riêng tân cảng Sài Gòn đã

xếp dỡ 1,47 triệu TEU, trong khi dự báo của các đơn vị tư vấn, kể cả tư vấn nước ngoài đến năm 2010, container qua cảng Sài Gòn là 2 triệu TEU, thực tế năm 2007 đã đạt 2,5 triệu TEU.

Tuy quy mô cảng Việt Nam còn nhỏ nhưng thời gian qua đã đảm nhận thông qua hầu hết lượng hàng hóa ngoại thương của Việt Nam. Hơn 80 % khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. Đồng thời hỗ trợ một phần việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Lào.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w