Giải pháp về huy động vốn để phát triển cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (Trang 65 - 67)

III- Một số giải pháp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2. Giải pháp về huy động vốn để phát triển cảng biển Việt Nam

Dự kiến đến năm 2010 sẽ có khoảng 260 triệu tấn hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam và nâng lên 480 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo. Với xu thế này, Việt Nam phải nâng công suất hệ thống cảng biển năm 2010 lên gấp 2 lần so với hiện nay và 4 lần vào năm 2020, tương đương với việc phải xây thêm 15 -20 km bến cảng mới cũng như cần khoảng 60.000 tỷ đồng ( bằng 4 tỷ USD) để đầu tư mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Từ trước đến nay, nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển cảng biển vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn ODA và vốn ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2006 -2010, mặc dù Nhà nước sẽ tăng vốn đầu tư toàn xã hội ở mức cao nhưng do phải chi cho nhiều mục địch khác nhau nên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải sẽ hạn chế và không tăng tỷ lệ, nguồn vốn ODA tương lai chắc chắn ngày càng giảm, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và cảng biển nói riêng hiện nay là rất lớn.

Sơ bộ tính toán, trong giai đoạn tới, nếu tiếp tục tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực vận động để có thêm vốn ODA thì mới chỉ

có thể đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Số lượng vốn còn lại khoảng 2 tỷ USD buộc phải huy động từ nguồn ngoài ngân sách. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển cảng biển trong giai đoạn tới là hết sức quan trọng và cấp bách.

Theo kinh nghiệm phát triển cảng biển của một số nước tiên tiến trong việc thu hút vốn đầu tư thì có một số giải pháp hay sau.

-Thành lập tổng công ty phát triển cảng biển để đứng ra huy động vốn đầu tư và thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch.

- Thực hiện chính sách mở cửa trong đầu tư xây dựng phát triển cảng, khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư, cho phép tư nhân đầu tư vốn xây dựng cảng và kinh doanh xếp dỡ hàng hóa. Chính sách này ngoài việc tăng lượng vốn do Nhà nước đầu từ, khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư, còn sử dụng biện pháp vừa khai phá xây dựng, vừa bán và cho thuê để thu hồi vốn rồi lại tiếp tục khai phá phát triển tiếp. Thành lập các công ty đầu tư phát triển hạ tầng 100% vốn nhà nước hoặc công ty cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phố để hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng rồi cho thuê để thu hút vốn, đồng thời các công ty này có thể thế chấp đất cho ngân hàng để lấy vốn đầu tư. Như vậy, Nhà nước không phải đầu tư thêm vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng vẫn thu hút các nhà đầu tư. Đây là mô hình khá thành công trong cơ chế thị trường và không tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mặt khác nó cũng tách bạch được công tác quản lý quy hoạch, phát triển hệ thống cảng biển với công tác quản lý khai thác kết cấu hạ tầng nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa trong quản lý và kinh doanh, tránh việc đầu tư dàn trải, tràn lan gây lãng phí tiềm năng của đất nước.

Phát triển đa dạng hệ thống các cảng biển nhưng cần đầu tư tài chính có trọng điểm, mở rộng thu hút các nguồn vốn khác nhau để tạo sức mạnh

trong đầu tư phát triển cảng biển. Đối với một số cảng quan trọng không nên để nước ngoài xây dựng và điều hành mà nhà nước phải trực tiếp quản lý thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w