- xã hộ i môi trường của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên
3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển
phát triển kinh tế của phường Thịnh Đán nói chung và công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng nói riêng.
Nằm ở cửa ngõ phía tây của thành phố Thái Nguyên, phường Thịnh Đán có một vị trí quan trọng trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế xã hội
củathành phố. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với sự quan tâm của tỉnh và thành phố, bộ mặt đô thị ở phường Thịnh Đán đã có nhiều khởi sắc.
Thực tế trong những năm qua cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên, phường Thịnh Đán đã được cấp trên quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, hàng loạt các công trình trọng điểm đã được triển khai xây dựng, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được đầu tưhiện đại, thêm vào đó là các dự án khu đô thị, khu dân cư với số vốn đầu tư nhiều tỷ đồng đã đưa vào sử dụng góp phần làm thay đổi quan trọng diện mạo đô thị của phường Thịnh Đán, như dự án nâng cấp và cải tạo đường Quang Trung, đường Bệnh viện A cũ, dự án khu dân cư số 6, dự án khu dân cư số 9, dự án đường Đán - Hồ Núi Cốc, dự án đường QL3 mới.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao Đảng uỷ, chính quyền phường Thịnh Đán xác định công tác GPMB là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đảng uỷ - UBND phường đã huy động các tổ chức chính trị như Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nông dân… Xây dựng kế hoạch để thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi thường, GPMB và Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn phường.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền vận động nhân dân khi thực hiện bồi thường GPMB, vì vậy Đảng uỷ - HĐND - UBND phường thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường về các quy định quản lý đất đai, quản lý xây dựng, BT&GPMB để nhân dân hiểu rõ các chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về công tác BT GPMB. Từ đó tạo được sự đồng thuận giữa nhân dân và chính quyền khi thực hiện thu hồi đất để bàn giao cho nhà đầu tư. Với hàng loạt các dự án đã và đang được triển khai đúng thời gian quy định, có thể nói phường Thịnh Đán là điểm sáng trong công tác GPMB của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.4.Tình hình sử dụng đất của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất phường Thịnh Đán TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 650,78 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 387,19 59,50 1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 313,38 48,15 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 156,03 23,98 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 120,06 18,45 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 35,97 5,53 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 157,35 24,18 1,2 Đất lâm nghiệp LNP 59,16 9,09 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 59,16 9,09 1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 14,33 2,20 1,4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,32 0,05
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 258,6 39,74
2,1 Đất ở OCT 92,88 14,27 2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 92,88 14,27 2,2 Đất chuyên dùng CDG 142,72 21,93 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,71 0,11 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,8 0,12 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,04 0,01
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 41,07 6,31 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 5,51 0,85 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 94,6 14,54 2,3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,28 0,04 2,4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NTD 17,56 2,70 2,5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 5,15 0,79
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 4,99 0,76
3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3,87 0,59 3,2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,12 0,17
(Nguồn: UBND phường Thịnh Đán)
Hiện trạng sử dụng đất của phường Thịnh Đán được thể hiện ở bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên là
650,78 ha. Phần lớn diện tích là đất nông nghiệp với tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp là 387,19 ha chiếm 59,50% tổng diện tích tự nhiên của phường. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa, trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp chủ yếu là được dụng để trồng rừng sản xuất. Diện tích đất phi nông nghiệp là 258,60 ha chiếm 39,74% tổng diện tích tự nhiên của phường, được sử dụng chủ yếu vào mục đích đất ở và đất chuyên dùng. Diện tích đất chưa sử dụng là 4,99 ha chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên của phường, bao gồm bãi, bờ và đất dôi dư sau quy hoạch.