Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 54)

- xã hộ i môi trường của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của phường Thịnh Đán từ UBND phường.

- Thu thập các tài liệu, văn bản (Quyết định) liên quan đến dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Thu thập tài liệu từ các phương tiện truyền thông, Internet...

- Thu thập các văn bản pháp lý của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB...

2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra để thu thập thông tin từ cán bộ làm công tác BT&GPMB và người dân bị thu hồi đất. - Phỏng vấn bằng phiếu điều tra đối với 10 cán bộ tham gia trực tiếp công tác bồi thường GPMB dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán đang công tác tại UBND phường Thịnh Đán và trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên.

- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân bị ảnh hưởng của dự án.

+ Nhóm 1: Có diện tích đất thu hồi dưới 30% - 20 phiếu;

+ Nhóm 2: Có diện tích đất thu hồi từ 30% đến 70% - 20 phiếu; + Nhóm 3: Có diện tích đất thu hồi từ 70% đến 100% - 20 phiếu; Tổng số phiếu điều tra là 60. Tất cả các phiếu thu về đều tích hợp đầy đủ thông tin theo mẫu phiếu thiết kế. Các thông tin này trải qua bước sàng lọc, phân loại và xử lý theo từng tiêu chí cụ thể nhằm có những số liệu cụ thể phục vụ đề tài nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp thống kê tổng hợp và phân tích thông tin

2.4.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá thực trạng ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác thực trạng ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.

c. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng,...căn cứ vào nội dung nghiên cứu về kinh tế, việc làm, đất đai, dân số, thu nhập, thực trạng phát triển kinh tế các hộ dân trước và sau thu hồi đất để đưa ra giải pháp hỗ trợ.

2.4.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để thục hiện dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Tổng hợp, thống kê một cách chi tiết và cụ thể các số liệu đã thu thập được gồm các quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đất, tài sản, cây cối trên đất, các khoản hỗ trợ của dự án nghiện cứu và các phiếu điều tra, khảo sát các hộ dân bị thu hồi đất, các cán bộ chuyên môn tham gia vào công tác GPMB. Căn cứ vào các số liệu chi tiết, cụ thể thu thập được ta xây dựng các bảng biểu chi tiết để làm rõ từng hạng mục thông tin cụ thể cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá, phân tích, so sánh và dự đoán tiềm năng của dự án.

- Các số liệu, tài liệu thu thập được qua các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Office; Auto Cad; Microstation SE … để tổng hợp xử lý các thông tin về các quy định bản đồ địa chính về giá bồi thường hỗ trợ theo từng giai đoạn, các phương án phê duyệt bồi thường hỗ trợ, kết quả chi trả tiền bồi thường hỗ trợ, tổng số hộ, tổng số tiền chi trả, các loại đất bị thu hồi theo từng hạng mục cụ thể.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Phường Thịnh Đán nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 650,78ha; chiếm 2,92% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Địa giới hành chính phường được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp phường Tân Thịnh.

+ Phía Tây, Tây Bắc giáp xã Quyết Thắng. + Phía Nam, Tây Nam giáp xã Thịnh Đức. + Phía Đông, Đông Nam giáp phường Tân Lập.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình phường Thịnh Đán cơ bản là dạng địa hình trung du, đồi núi thấp, thoải, xen giữa là đồng ruộng, xóm làng, khu dân cư, có độ cao tương đối phổ biến 20m-30m so với mặt nước biển.

3.1.1.3. Khí hậu

Cũng như các địa phương khác trong khu vực, phường Thịnh Đán nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, 04 mùa rõ rệt có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu của phường được thể hiện như sau:

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 220C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,80C (tháng 6); tháng thấp nhất là 8,80C (tháng 1,2).

* Nắng: Sốgiờnắng trong năm đạt 1.600–1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ).

* Bão: Do nằm xa biển nên ít chịuảnh hưởng trực tiếp của bão.

* Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 – 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

* Gió: Hướng gió thịnh hành chủyếu là gió mùa Đông Nam(từ tháng 4 đến tháng 10)và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, khí hậu mát mẻ kèm theo mưa nhiều.

+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân, thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Ngoài ra còn gió Tây Nam thường xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2-3 ngày,gió Tây Nam khô, nóng ẩm.

* Bức xạ nhiệt:

Là vùng có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trong ngày là 5,4 giờ, cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

Nhìn chung thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.

* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

3.1.1.4.Thủy văn

Phường Thịnh Đán không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và các hồ, ao trên địa bàn. Lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên ao, hồ và lượng mưa hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu thoát nước, phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như tạo cảnh quan, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Về mặt thổ nhưỡng đất đai của phường chủ yếu là đất mầu. Bên cạnh đó cũng có diện tích đất đồi thấp, nhỏ nằm rải rác trên địa bàn phường. Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước, trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên. Lượng nước mưa trên được đổ vào các kênh Núi Cốc, suối, ao, hồ tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Phường Thịnh Đán có trữ lượng nước tương đối dồi dào nhờ có nguồn nước từ hồ Núi Cốc. Tuy nhiên do nước thải chưa được xửa lý đúng theo các quy trình kĩ thuật nên đã gây ra nhiễm nhất định cho nguồn nước mặt trên địa bàn.

+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở độ sâu 150- 300m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, lượng nước trước khi được đem vào xử dụng vẫn phải thông qua các hệ thống lọc để đảm bảo an toàn và kiểm tra các chỉ số hóa học trong nước. Trên địa bàn phường hiện nay chưa có khảo sát, thống kê, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng nước và chất lượng nước ngầm. Các hộ gia đình trên địa bàn phường hiện đang sử dụng thông qua hình thức giếng khoan và nước máy.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

Với mật độ dân số 2.215 người/km² lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường nhiều, tuy nhiên môi trường sinh thái ở phường Thịnh Đán khá trong lành, tài nguyên đất đai và nguồn nước đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, tuy nhiên cần có biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển chung

Ngày 09/01/2004, phường Thịnh Đán được thành lập theo Nghị định số 14/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Phường Thịnh Đán là nơi có các đầu mối giao thông quan trọng cùng với các tuyến đường chính như như nút giao Tân lập, nút giao Thịnh Đán, đường Quang Trung, đường tránh Quốc lộ 3,...vv tạo lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa khu vực. Toàn phường có 32 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đóng

trên địa bàn. Tình hình kinh tế - xã hội phường Thịnh Đán trong những năm qua đã đạt được các bước phát triển tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao.

Cùng với sự phát triển chung của toàn thành phố trong thời kì đổi mới, trong những năm qua nền kinh tế của phường Thịnh Đán đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhất là trong công việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, phường Thịnh Đán đã đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

3.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế a. Ngành nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp được duy trì giữ vững đạt năng suất, chất lượng sản phẩm ngày một cao.

-Về trồng trọt:

UBND phường đã phối hợp cùng Hội Nông dân chỉ đạo các tổ dân phố tổ chức cho các hộ nông dân tiến hành nạo vét kênh mương, bơm nước đầy đủ đảm bảo được nước tưới cho gieo cấy. Trong năm 2017, nhân dân trên địa bàn phường đã gieo cấy được 180/173ha lúa = 104% kế hoạch năm, Vụ Xuân: năng suất bình quân đạt 51,2 tạ/ha, sản lượng đạt 384 tấn; 07 ha ngô, năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha; sản lượng đạt 40,5 tấn.

Tổ chức đăng ký và giao cho các tổ dân phố trồng 18.000.000 cây lâm nghiệp phân tán theo dự án của thành phố Thái Nguyên.

UBND phường đã tổ chức cải tạo trạm bơm và thay thế máy bơm mới phục vụ tưới tiêu, tổng giá trị 13.000.000đ.

Thực hiện sự chỉ đạo của thành phố, UBND phường đã triển khai thực hiện ‘‘Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống cúm gia cầm’’ tiến hành 03 đợt phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn 23 tổ dân phố, các khu chợ và hộ chăn nuôi được 240.000m2. Xây dựng kế hoạch hành động phòng chống bệnh cúm gia cầm. Chỉ đạo các tổ dân phố thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia cầm trên địa bàn hiện nay là trên 80.000 con, đàn gia súc có 2650 con. Trong năm 2017, UBND phường đã tổ chức tiêm phòng dịch bệnh trên đàn gia súc và đàn chó. Tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia súc và đàn chó trên địa bàn: Tiêm Dịch tả lợn: 400 con; tiêm Tụ dấu: 505 con; tiêm Lở mồm long móng: 40 con; tiêm tụ huyết trùng trâu, bò: 60 con ; tiêm lở mồm long móng trâu bò: 60 con; tiên phòng chó dại: 1007 con. Hiện nay đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phường vẫn phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.

b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Các cơ sở sản xuất duy trì việc sản xuất đảm bảo giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trong năm 2017, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 42 tỷ đồng.

c. Ngành thương mại, dịch vụ

Tổng số hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn trong diện quản lý thuế năm 2017 là trên 1100 hộ. UBND phường tích cực vận động, hướng dẫn các hộ kinh doanh thực hiện đúng, đầy đủ quy định của Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, thực hiện thu phí, thuế đúng quy định của nhà nước.Trong tháng 7 năm 2017, UBND phường đã tổ chức thành công cuộc tổng điều tra kinh tế trên toàn địa bàn, kết quả đã thống kê được 1210 hộ kinh doanh cá thể, đạt kết quả cao trong cuộc tổng điều tra; trong tháng 9/2017, UBND phường đã đăng ký cho 01 cơ sở kinh doanh tham gia hội chợ “Mỗi xã phường một sản phẩm” do UBND tỉnh tổ chức, kết quả được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

d. Cơ sở hạ tầng.

- Giao thông: Với mục tiêu đô thị hoá, nhiều dự án về giao thông đã, đang và sẽ được đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo cho nhu cầu giao thông của phường, thành phố và của vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt như: đường Quang Trung, Dự án đường Quốc lộ 3 – đoạn tránh thành phố Thái Nguyên, Dự án DT 260 xây dựng đường Thịnh Đán đi Hồ Núi Cốc... Hoàn thành các tuyến đường bê tông vào các tổ dân phố.

- Thuỷ lợi: Trên địa bàn phường có kênh Hồ Núi Cốc, các hồ lớn như: Hồ Đầm Rốn, Hồ Sen cùng với hệ thống kênh mương, sông suối nhỏ có chức năng chứa nước, tưới, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn phường có hệ thống cấp thoát nước theo quy hoạch xây dựng của thành phố.

3.1.2.3. Đặc điểm về xã hội a. Dân số

Hiện nay, phường Thịnh Đán có 23 tổ dân phố, tổng số hộ 3.052 hộ với tổng số nhân khẩu 10.474 người, gồm các thành phần dân tộc: Kinh, Tày,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)