Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu xa hoi hoc doc (Trang 69 - 73)

II. Các phương pháp và kỹ thuật điều tra xãhội học

4. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu khoa học có sự tác động tích cực đến một tiến trình nào đó với mục đích nhận thức khoa học, tức là thông qua việc kiểm

tra giả thuyết này hay giả thuyết khác để có những tri thức mới có giá trị lý luận và

thực tiễn.

Cũng có thể hiểu thực nghiệm là phương pháp thu nhận và phân tích các tài liệu kinh nghiệ nhằm kiểm tra giả thuyết về những mối quan hệ nhân quả giữa các hiện

tượng và các quá trình xã hội.

Phương pháp thực nghiệm thực chất là một quá trình mà nhà nghiên cứu cần tách ra khỏi đối tượng nghiên cứu những biến số độc lập và các biến số phụ thuộc , chủ động tác động lên những biến số độc lập một “lực” nhất định nào đó nhằm theo dõi

những biến đổi diễn ra ở các biến số phụ thuộc.

Tiến hành thực nghiệm cần bảo đảm tính có căn cứ bên trong của nó – tức là xác định được mối quan hệ phụ thuộc mang tính nhân – quả, giữa biến đổi của các biến

số độc lập và các biến số phụ thuộc. Ngoài ra, thực nghiệm phải bảo đảm tính có căn

cứ bên ngoài của nó, nghĩa là những kết luận rút ra được từ những thực nghiệm có thể ngoại suy (hay ứng dụng) sang những tình huống tương tự có điều kiện tương đồng.

Giữa phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm có sự khác biệt cớ bản: phương pháp quan sát nghiên cứu đối tượng ở trạng thái tự nhiên, không có sự tác động nào làm biến đổi nó.Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng

thông qua một sự can thiệp tích cực có mục đích làm biến đổi tiến trình tự nhiên của

đối tượng, nhằm kiểm tra một giả thiết nhất định, từ đó mang lại những tri thức mới

về nó.

Thực nghiệm là sự quan sát tập trung, nhằm vào việc cải tạo đối tượng trên cơ sở của một giả thuuyết làm việc nhất định.

Đối tượng của nghiên cứu thực nghiệm có thể là một phương pháp nghiên cứu mới hoặc là một phương pháp hoạt động mới.

Thực nghiệm là một giai đoạn của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Mỗi khi các giả thuyết khoa học đã được thực nghiệm chứng minh là đúng, lúc đó nó

trở thành một phương tiện chắc chắn và tin cậy cho hoạt động cải tạo hiện thực của

con người.

Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử Nhập môn xã hội học - 61 -

CHƯƠNG II: CÁC BƯỚC TIẾN HAØNH ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Mục đích của các cuộc điều tra là nhằm thu thập được những thông tin đáng tin cậy, chuẩn xác để làm cơ sở và chất liệu cho những phân tích lý luận và những ứng

dụng thực tiễn trong công tác quản lý. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần phải có một tổng thể các tri thức xã hội học rộng lớn, nhuần nhuyễn và thành thạo về việc

sử dụng những phương pháp, thể thức và kỹ thuật điều tra. Ba giai đoạn cơ bản là: - Giai đoạn chuẩn bị: bao gồm việc xây dựng khung lý thuyết, soạn thảo bằng câu hỏi, chọn phương pháp và mẫu điều tra.

- Giai đoạn thu thập thông tin.

- Giai đoạn sử lý và phân tích thông tin.

Giai đoạn này thường được chia thành năm bước: 1. Xây dựng khung lý thuyết

a) Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu có nghĩa là nhà nghiên cứu phải trả lời được câu hỏi sau

đây:

1. Nghiên cứu nội dung gì? ( Nghiên cứu vấn đề gì?) 2. Nghiên cứu đối tượng nào? (Nghiên cứu ai?) 3. Nghiên cứu ở địa bàn nào? ( Nghiên cứu ở đâu?) 4. Sử dung kiểu loại nghiên cứu gì?

Xác định đề tài nghiên cứu có nghĩa là cần phải làm rõ khách thể hay đối tượng của

cuộc điều tra. Đối tượng nghiên cứu là những đặc trưng xã hội, những quy luật và những vấn đề có tính quy luật xã hội mà cuộc nghiên cứu phải hướng vào đó để làm

bật lên những vấn đề có tính bản chất của nó.

b) Xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra

Mục đích là hướng tìm kiếm chủ yếu các thông tin của cuộc điều tra, nó là kết quả cần phải đạt được của cuộc điều tra.

Cần phải làm sáng tỏ mục đích của cuộc nghiên cứu bởi vì, mục đích sẽ quy định nhiệm vụ và phương pháp tiến hành điều tra. Đương nhiên, điều quan trọng là phải

làm rõ tương quan giữa các mục đích lý luận và thực tiễn, từ đó mà cuộc nghiên cứu

Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử Nhập môn xã hội học - 62 - c) Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Giả thuyết trong nghiên cứu xã hội học là sự giả định có căn cứ khoa học về cơ cấu các đối tượng, về tính chất của các yếu tố và các liên hệ tạo nên các đối tượng

đó, về cơ chế hoạt động và phát triển của chúng.

Cũng có thể hiểu giả thuyết như là những giả định về vấn đề cần nghiên cứu mà chúng ta thu được qua cuộc điều tra. Nó là những nhận thức sơ bộ về vấn đề được nghiên cứu cho ta biết những ý niệm về đặc trưng, xu hướng và tính quy luật của các

quá trình xã hội mà chúng ta tiến hành khảo sát. Thông thường, giả thuyết được biểu

hiện dưới các mệnh đề có dạng như: vì thế này thì thế kia, nếu vấn đề này….thì thế

kia, càng thế này…thì thế kia, trong điều kiện này…..thì thế kia..v..v

Trong quá trình xây dựng các giả thuyết, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

-Những gia ûthuyết đưa rakhông được mâu thuẫn với những quy luật đã được xác định hoặc những kết quả đã được kiểm nghiệm là đúng trước đó. Trong trường hợp

đặc biệt, giả thuyết đưa ra có thể mâu thuẫn với kết quả xã hội xác nhận trước đó. Lúc này người lập giả thuyết phải đưa ra các điều kiện mới hoặc phải giải thích… - Giả thuyết đưa ra phải phù hợp với những nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa duy vật lịch sử ( mục đích của nó là dễ sàng lọc các giả thuyết lệch lạc, lựa chọn những giả thuyết đáng tin cậy, phù hợp với cuộc nghiên cứu).

- Giả thuyết phải kiểm tra trong quá trình nghiên cứu hay trong thực tiễn. Xây dựng giả thuyết cần chú ý hai mặt:

+ Tập hợp các nguyên nhân dẫn đến một hiện tượng nào đó. + Các nguyên nhân đó có thể kiểm tra được.

- Việc phân tích lôgíc của các giả thuyết phải khẳng định được tính không mâu thuẫn của nó, cho phép trả lời các câu hỏi về một số mệnh đề của giả thuyết xem có

phải là giả tạo hay không ( ở đây bao hàm các thao tác lôgíc, các định nghĩa thao tác

và quy tắc ký hiệu).

Giả thuyết đưa ra có thể sẽ được kết quả của cuộc điều tra xác nhận là đúng song cũng có thể bác bỏ nó trong trường hợp bị phủ nhận, chúng ta cần xây dựng lại

giả thuyết. Tuỳ thuộc vào vấn đề nghiên cứu mà số lượng giả thuyết được đưa ra nhiều hay ít. Song trong mỗi cuộc nghiên cứu thường là có một giả thuyết chính và

giả thuyết chính .

Ngoài hai loại giả thuyết chính và bổ trợ ra, người ta còn chia giả thuyết ra làm 3 loại sau:

Giả thuyết mô tả, nhằm chỉ ra những đặc trưng và thực trạng của đối tượng, giả thuyết giải thích nhằm chỉ ra những nguyên nhân của một hiện tượng xã hội, giả thuyết xu hướng nhằm chỉ ra xu hướng sẽ diễn ra trong tương lai của một hiện tượng

hay một quá thình xã hội nào đó.

d) Xây dựng mô hình lý luận, thao tác các khái niệm, xác dịnh các chỉ báo

Đây là khâu quan trọng của một công trình nghiên cứu thực nghiệm, nó cho phép chúng ta có thể tái tạo được vấn đề nghiên cứu và đo lường trực tiếp các vấn đề được nêu ra.

- Mô hình lý luận

Mô hình lý luận bao gồm: một hệ thôngs các khái niệm giúp ta đánh giá, khái quát bản chất của hiện tượng ở vấn đề mà ta nghiên cứu. Mô hình lý luận được rút ra

Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử Nhập môn xã hội học - 63 -

từ hiện thực sinh động. Vì vậy, nó cũng phản ánh được những mối liên hệ, quan hệ

có tính chất bản chất của đối tượng và phải bảo đảm sự tương đồng với kết cấu của

khách thể. Mô hình lý luận phải được biểu hiện bằng ngôn ngữ khoa học và được mọi người cùng hiểu theo một nghĩa.

Thao tác hoá khái niệm

Thoa tác hoá các khái niệm là những thao tác lôgíc nhằm chuyển những khái niệm phức tạp thành đơn giản, chung thành kém chung hơn. Thông thường, trong một

cuộc điều tra xã hội học, chúng ta phải tiếp xúc với những khái niệm lý luận trừu tượng. Nhiệm vụ của nhà xã hội học là phải chuyển những khái niệm trừu tượng sang những khái niệm thực nghiệm ít trừu tượng hơn, sau đó là chuyển từ các khái niệm thực nghiệm sang chỉ báo.

- Xác định các chỉ báo

Đây là quá trình cụ thể hoá các khái niệm thực nghiệm thành các đơn vị có thể đo lường và quan sát được.

Nhờ có quá trình thao tác hoá các khái niệm và xác định các chỉ báo mà chúng ta có cơ sở để thu thập thông tin thực tế, sử dụng được các phương pháp định lượng để

đo lường những hiện tượng và các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của một đối tượng hoặc một nhóm xã hội nào đó, từ đó mà có thể hiểu được nội dung và bản chất

Một phần của tài liệu xa hoi hoc doc (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w