III. Tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội
1. Sự tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến việc hình thành
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
c) Chức năng giáo dục
Gắn với chức năng điều hoà là chức năng giáo dục. Dư luận xã hội khi đã
hình thành, nó thường tác động vào ý thức con người, nghĩa là chi phối ý thức cá nhân, nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với ý thức chung của cộng đồng. Vì đa số người trong cộng đồng đều quan tâm đến dư luận xã hội, có sự đánh giá hành vi của mình, có khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ cái đúng, sửa chữa những sai sót, để đáp ứng được yêu cầu của dư luận xã hội đối với cá nhân và cộng đồng. d) Chức năng kiểm soát
Dư luận xã hội còn có chức năng kiểm soát thông qua sự phán xét, đánh giá, giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước có phù hợp với các lợi ích xã hội hay không. Dư luận xã hội buộc cá nhân và các nhóm xã hội phải tuân thủ những chuẩn mực mà nó dựa vào để đánh giá và phán xét. Tuy nhiên, sự kiểm soát này được thực hiện chủ yếu thông qua các nhóm mà cá nhân là thành viên.
e) Chức năng tư vấn
Dư luận xã hội có chức năng tư vấn. Thông qua nội dung của mình, dư luận xã hội đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng của xã hội. Thí dụ, có thể là sự khuyên bảo,hoặc chỉ là phương hướng chung, hoặc cách thức cụ thể để giải quyết vấn đề. Trong mỗi nội dung của dư luận xã hội bao giờ cũng chứa đựng năm chức năng. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, cần phân tích và làm sáng tỏ các chức năng cơ bản của nó. Tóm lại, xã hội càng phát triển, trình độ văn hoá của quần chúng càng cao, dân chủ càng mở rộng thì sức mạnh của dư luận xã hội càng lớn, nó có tác động đến xã hội như luật lệ không thành văn bản.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội a) Mở rộng dân chủ xã hội a) Mở rộng dân chủ xã hội
b) Tăng cường nối liền quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử Nhập môn xã hội học - 53 -
III. Tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội
1. Sự tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến việc hình thành dư luận xã hội dư luận xã hội
Hệ thống truyền thống đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Hệ thống thông tin đại chúng là phương tiện của các thiết chế xã hội nhằm bảo đảm phổ biến các thông tin trên qui mô đại chúng được thực hiện bằng các hoạt động phát thanh, truyền hình, các hệ thống in ấn và phát hành sách báo. Chính C. Mác đã chỉ ra rằng: sản phẩm của truyền thông là dư luận xã hội. Đặc điểm của hệ thống truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này được chuyển biến đến công chúng một cách nhanh
chóng, đều đặn và trực tiếp. Nó vừa phải hướng tới các đối tượng công chúng nói chung, vừa phải hướng tới các nhóm công chúng cụ thể.
Hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng thường xuyên chịu sự tác
động từ hai phía: phía thứ nhất, là các thiết chế xãhội mà báo chí là công cụ; phía thứ hai, là công chúng của báo chí. Sự tác động của các nhóm công chúng với các phương tiện truyền thông đại chúng rất khác nhau do những khác biệt về địa vị xã hội, về quyền lực giai cấp, các yếu tố tâm lý và cường độ giao tiếp của mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội mang tích chất biện chứng. Một mặt, các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu ngày càng tăng của công chúng; mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động cho hệ thống này, nên sự tăng trưởng mối quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị – xãhội của hệ thống báo chí và của cả công chúng báo chí.
Thông tin đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những vấn đề thời sự cần thiết. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề mà thông tin đại chúng đưa đến cho công chúng đều tạo ra sự quan tâm của họ. Những vấn đề có ý nghĩa với họ, các cá nhân sẽ hình thành quan điểm hành động ban đầu có thể dựa trên tâm thế xã hội của họ về những vấn đề đó. Trên cơ sở hình thành quan điểm ban đầu của cá nhân, trao đổi thích ứng quan điểm thông qua các cá nhân khác và nhóm khác, hoặc qua thông tin đại chúng. Trong mỗi nhóm xã hội, các cá nhân thuộc nhóm đó thường dựa vào một số chuẩn mực riêng của nhóm để đánh giá về vấn đề mà thông tin đó đưa ra. Trong quá trình tương tác, mỗi nhóm sẽ hình thành quan điểm tương đối chung. Tuy nhiên, để hình thành dư luận xã hội, các quan điểm của các nhóm lại phải được trao đổi và thích ứng với nhau. Sau khi trong cộng đồng xã hội của tập đoàn lớn có ý kiến tương đối chung thì dư luận xã hội mới hình thành.
Thông thường, dư luận xa õhội mới hình thành chỉ được coi là trưởng thành nếu nó đáp ứng được đủ hai yếu tố; có thông tin; mức độ sẵn sàng tiếp nhận thông tin của quần chúng. Các chính phủ nên nghe theo dư luận tích cực, bởi vì dư luận xã hội không tích cực thông thường mang tích chất phá hoại.
Dư luận xã hội triệt tiêu, nếu vấn đề nó đề cập đến được giải quyết theo
đúng cách thức. Nếu vấn đề không giải quyết đúng cách thức sẽ nảy sinh dư luận xã hội mới về cách giải quyết vấn đề. Còn dư luận xã hôị không được giải quyết Lê Minh Chiến Khoa Lịch Sử Nhập môn xã hội học - 54 -
thì dư luận xã hội sẽ chuyển sang dạng tiềm năng, hoặc hành động (vật chất hoá): bạo động, mít tinh… và cao nhơn nữa là cách mạng xã hội.