0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Lãi suất và thời hạn áp dụng

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG XNK TẠI CHI NHÁNH BIDV NAM HÀ NỘI (Trang 49 -59 )

507 100 668,24 100 161,24 31,8 1127,69 100 459,45 68,76 Dư nợ cho vay

2.2.2.2. Lãi suất và thời hạn áp dụng

Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm nhận nợ. Tại thời điểm ký kết hợp đồng cho vay hai bên sẽ thỏa thuận lãi suất tín dụng. Tuy nhiên lãi suất cho vay cũng phải dựa trên một số nguyên tắc. Hiện tại BIDV có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tùy vào loại doanh nghiệp xếp hạng nào thì sẽ áp dụng cho lãi suất đấy. Các xếp hạng tại BIDV hiện nay là:

Phân loại nợ theo Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ Phân loại Nhóm nợ theo Quyết định 493 AAA AA A Nợ nhóm 1 BBB BB Nợ nhóm 2 B CCC CC Nợ nhóm 3 C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5

Các doanh nghiệp được xếp hạng tốt sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác, ngân hàng đang cố gắng tìm kiếm các khách hàng có mức độ tín nhiệm, xếp hạng cao. Đây cũng là yếu tố để ngân hàng nâng cao chất lượng các khoản tín dụng vì các doanh nghiệp được xếp hạng cao là các doanh nghiệp không có nợ xấu, vay trả đúng hạn, tạo được uy tín đối với ngân hàng.

Về thời hạn tín dụng chủ yếu là ngắn hạn (dưới một năm). Điều này có thể được giải thích do các doanh nghiệp nhập khẩu thường có nhu cầu vay để nhập khẩu hàng nên khi tiêu thụ được các hàng hóa đó hay sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu nhập đó và bán được sản phẩm thì họ sẽ có nguồn thanh toán, và thời gian này thường không dài do vậy chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.

2.2.2.2.Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng đối với mỗi doanh nghiệp là tùy thuộc vào từng dự án xin vay, không có hạn mức chung đưa ra cho tất cả các dự án, các doanh nghiệp vì tùy theo dự án có quy mô lớn hay nhỏ, hiệu quả cao hay thấp, uy tín của doanh nghiệp khách hàng mà ngân hàng sẽ đưa ra các hạn mức khác nhau. Có hai hình thức cho vay theo hạn mức, đó là hạn mức cuối kỳ và hạn mức trong kỳ. Nếu là hạn mức cuối kỳ (mức dư nợ cao nhất cuối kỳ) thì trong kỳ doanh nghiệp có thể vay bao nhiêu cũng được nhưng đến cuối kỳ phải đảm bảo duy trì được hạn mức mà ngân hàng đưa ra. Còn hạn mức trong kỳ nghĩa là trong kỳ doanh nghiệp được phép vay nhưng bị giới hạn bởi một số nào đấy. Đây là một chính sách đúng đắn của ngân hàng vì không thể đưa ra một hạn mức chung cho tất cả các doanh nghiệp được. Nếu đưa ra một hạn mức chung như vậy thì sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng vì có doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn lớn nhưng lại không đủ trong khi có doanh nghiệp không cần đến thì cũng lại được cấp một hạn mức như vậy. Tuy nhiên hạn mức đối với tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh là không

hạn chế. Tức là nếu doanh nghiệp đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tốt và có nhu cầu tài trợ thì ngân hàng sẽ tài trợ, càng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm đến ngân hàng thì càng tốt, ngân hàng sẽ không từ chối cho vay đối với những dự án hiệu quả cao. Điều này thể hiện chính sách của ngân hàng trong việc khuyến khích mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu. Số lượng cho vay là tùy thuộc vào từng dự án xin vay. Chi nhánh sẽ xem xét dự án và nếu doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả của phương án thì chi nhánh sẽ tài trợ nhưng tối đa là 70% giá trị của lô hàng, có khi lên đến 80% giá trị của lô hàng

2.2.2.3.Quy mô cho vay và dư nợ

Doanh số cho vay mỗi năm khoảng 900 tỷ VNĐ. Trong đó cho vay một số ngành chính như sau:

Bảng 2.6.Quy mô cho vay và dư nợ một số ngành

STT Chỉ tiêu vị tínhĐơn 2005 2006 2007

1 Dư nợ TD XNK/TDN % 15 17 20

2 Cho vay nhập khẩu nguyên vật liệu phân bón Tỷ đ 24.9 30 80

3 Cho vay nhập khẩu thức ăn chăn nuôi Tỷ đ 20 25 75

4 Cho vay nhập khẩu hạt nhựa(làm bao bì) Tỷ đ 25 27 50

5 Cho vay nhập thiết bị điện gia dụng Tỷ đ 30 88 95

Từ bảng trên ta thấy ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu phân bón, thức ăn chăn nuôi và hạt nhựa (làm bao bì) tăng nhanh. Điều này có thể do nhu cầu nhập tăng lên (khối lượng nhập tăng) nhưng cũng có thể do trong năm 2007 giá cả các mặt hàng trên tăng mạnh nên giá trị nhập tăng nhanh. Tuy nhiên doanh số trên vẫn còn nhỏ, ngân hàng vẫn

còn có khả năng mở rộng hơn nữa việc cho vay đối với các doanh nghiệp XNK.

2.2.2.4.Chất lượng các khoản vay

Các khoản tín dụng đều có chất lượng tốt. Thông thường khi nhận nợ các doanh nghiệp đều trả trước hạn từ 1 đến 2 tháng. Nợ xấu chỉ có trong lĩnh vực xây lắp vì thực ra mỗi khi nhập một lô hàng các doanh nghiệp đều có sẵn đầu ra rồi

Một số doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với chi nhánh như:

- Công ty CP XNK vật tư nông nghiệp và nông sản chuyên nhập nguyên vật liệu làm phân đạm

- Công ty CP XNK bao bì Việt Nam chuyên nhập hạt nhựa làm bao bì (công ty này có địa điểm gần trụ sở của ngân hàng)

- Công ty CP SX và TM Intimex Hà Nội thường nhập đồ gia dụng

- Công ty TNHH TM Minh Thanh thường nhập máy móc thiết bị xây dựng đã qua sử dụng

- Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Trung Ương

- Công ty cơ khí Ngô Gia Tự thường nhập thiết bị, phụ tùng xe ôtô

Do có lợi thế như vậy và thực trạng là tín dụng XNK tại chi nhánh chưa phát sinh nợ xấu chứng tỏ hoạt động này khá hiệu quả nên chi nhánh nên mở rộng hoạt động tín dụng XNK .Ta cũng dễ nhận thấy một điều là xu thế hiện nay các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu được thành lập và đi vào hoạt động rất nhiều nhưng số doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng như nêu ở trên là hạn chế, thực tế ngân hàng có thể tiếp cận với nhiều công ty XNK hơn nữa. Cần phải tìm kiếm, tiếp cận với nhiều công ty kinh doanh XNK khác để mở rộng tín dụng XNK, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn của ngân hàng.

Theo qui định của NHĐT&PTVN chi nhánh Nam Hà Nội thì các doanh nghiệp khi vay vốn đều phải có tài sản bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm:

- Sổ tiết kiệm, ngoại tệ, vàng, kim khí quí…

- Chứng từ có giá: thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…

- Tài sản là bất động sản: nhà ở, đất, nhà xưởng…

Các loại tài sản đảm bảo khác như ký quỹ hoặc thế chấp lô hàng ( trong tín dụng XNK )

NHĐT&PTVN chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản đảm bảo. Thông thường mức cho vay bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Hầu hết các doanh nghiệp khi muốn vay vốn tại Chi nhánh đều phải có tài sản đảm bảo mới được vay ngoại trừ một số doanh nghiệp Nhà nước, Chi nhánh có thể cho vay tín chấp song vẫn cần có cam kết khi vay. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho Chi nhánh khi cho vay đối với các doanh nghiệp

Ngân hàng đặt ra hai yêu cầu bắt buộc khi nhận tài sản đảm bảo, đó là:

- Tài sản đó phải là tài sản hợp pháp ( tuy nhiên thực tế do các doanh nghiệp nhà nước toàn là tài sản hợp lệ)

- Tài sản phải có tính thanh khoản cao(phát mại dễ và chi phí phát mại thấp

Đối với các lô hàng được đem ra làm tài sản đảm bảo trong tín dụng XNK thì phải thuê kho ba bên.

2.2.2.5.Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng nhìn chung không có gì khác nhiều so với quy trình bình thường, quy trình cụ thể như sau:

- Sau khi hai bên xuất nhập khẩu đã thỏa thuận hợp đồng X-N và quy định thanh toán bằng L/C

- Người nhập khẩu xin mở L/C tại chi nhánh ngân hàng .Đơn xin mở L/ C theo mẫu của ngân hàng

- Sau khi nhận được yêu cầu mở L/C của khách hàng, Phòng tín dụng sẽ phải xem xét toàn bộ nội dung của đơn xin mở L/C, đồng thời có thể tư vấn cho khách hàng để lựa chọn loại L/C phù hợp, tránh được những sai sót,sơ hở,yêu cầu ký quỹ mở L/C,tính toán thu phí mở L/C theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hay có gì sai sót thì thông báo cho khách hàng để khách hàng sửa đổi bổ sung. Vì XNK là hoạt động tương đối phức tạp nên cần xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu trong hồ sơ. Xem xét nguồn vốn thanh toán, hạn mức thực hiện giao dịch (facility) để đảm bảo giao dịch đã được phòng Tín dụng thiết lập đủ hạn mức. Nếu hạn mức chưa được thiết lập/chưa đủ thì Phòng Tín dụng thiết lập/bổ sung.

- Sau khi kiểm tra hồ sơ nếu thấy khoản vay đủ điều kiện vay vốn thì phòng tín dụng sẽ trình giám đốc chi nhánh duyệt cho vay theo nội dung đã nêu trong tờ trình giải ngân. Trong tờ trình giải ngân phải có các nội dung sau:

+Tên khách hàng vay vốn: công ty …

+Hạn mức được duyệt theo Hợp đồng tín dụng số… +Dư nợ tại thời điểm vay vốn

+Số tiền cho vay ( cho vay bằng tiền mặt hay chuyển khoản) +Lãi suất cho vay

+Thời hạn cho vay +Mục đích vay vốn

Sau khi nhận được phê duyệt của giám đốc chi nhánh, phòng tín dụng sẽ gửi tờ trình lên phòng nguồn vốn để xác định được nguồn thanh toán.Phòng nguồn vốn được phê duyệt của giám đốc chi nhánh sẽ chuyển lên hội sở chính vì hình thức thanh toán của ngân hàng là thanh toán tập trung.Đây chính là điểm khác biệt so với quy trình bình thường ở hội sở..

- Sau đó hội sở sẽ gửi thư tín dụng sang cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để người xuất khẩu làm căn cứ giao hàng. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ hàng hóa và hối phiếu do người xuất khẩu gửi đến sẽ kiểm tra kỹ các điều khoản đã quy định trong L/C và tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng nếu chứng từ xuất trình hợp lệ.

- Thông báo cho người nhập khẩu biết việc trả tiền cho nhà xuất khẩu, đồng thời trao chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu nhận hàng khi người nhập khẩu thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng (L/ C trả chậm).

2.3.Đánh giá hoạt động tín dụng XNK tại chi nhánh BIDV nam Hà Nội

2.3.1.Hạn chế

Ta có thể thấy một thực trạng là các hình thức tín dụng tài trợ XNK còn quá nghèo nàn, chưa đa dạng, mới chỉ có cho vay xuất khẩu với hình thức mở L/C. Điều này hạn chế việc cho vay của chi nhánh. Trong xu hướng hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển nhanh chóng như hiện nay ,số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng nhanh,đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng số lượng doanh nghiệp đến chi nhánh còn quá ít, số doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với ngân hàng mới chỉ có 5,6 doanh nghiệp, và chủ yếu là doanh nghiệp lớn. Trong năm 2007 ở địa bàn quận Hoàng Mai kim ngạch xuất nhập khẩu tăng xấp xỉ 22% so với năm trước, trong đó xuất nhập khẩu địa phương tăng 25.4%, kinh tế nhà nước tăng 18.9%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 18.9%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 19% và kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài tăng 26.4%. Kim ngạch các hàng xuất khẩu (trừ hàng điện tử )đều tăng. Như vậy chi nhánh chưa tận dụng được cơ hội mà thị trường mang lại. Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh XNK trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Tỷ lệ dư nợ tín dụng XNK trên tổng dư nợ chiếm tỷ lệ còn nhỏ

2.3.2.Thành tựu

Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn thấy những thành tựu mà chi nhánh đã đạt được.Mặc dù dư nợ tín dụng XNK chiếm tỷ lệ còn nhỏ so với tổng dư nợ nhưng tỷ lệ này đang được chi nhánh tăng cao dần. Nền khách hàng của chi nhánh trong năm 2007 được cải thiện đáng kể, chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng mới trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp xếp hạng từ BBB trở lên nên hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ có bước tăng trưởng nhanh. Một điều mà có thể coi là thành công lớn của ngân hàng đó là chất lượng tín dụng XNK rất tốt, hiện tại ngân hàng chưa có nợ xấu trong tín dụng XNK. Điều này không phải ngân hàng nào cũng làm được ngay cả với những ngân hàng lớn.

2.3.3.Nguyên nhân gây ra những thành tựu ,hạn chế đó

- Các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì cũng như tại các khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi nhìn chung đã có những bước phát triển tốt trong năm 2007. Hoạt động kinh doanh trong nước, kinh doanh xuất nhập khẩu có xu hướng sôi động hơn, do vậy nhu cầu tín dụng XNK ,nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng tăng cao. Đây chính là yếu tố thuộc về khách hàng: nhu cầu tín dụng của khách hàng

Trong năm 2007, các ngân hàng thương mại cổ phần đã mở rộng hoạt động tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, cụ thể: Sacombank mở 1 chi nhánh cấp I Thanh Trì, GP Bank mở 1 phòng giao dịch Kim Đồng, VP Bank mở 1 phòng giao dịch tại đường Giải Phóng, ngân hàng TMCP Quân đội mở 1 phòng giao dịch Định Công. Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại:

ST Mạng lưới hoạt động Toàn địa bàn BIDV nam Hà Nội 1 Chi nhánh cấp I 05 01 2 Phòng giao dịch 31 03 3 Điểm giao dịch 03 02 4 Quỹ tiết kiệm 05 0

Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tương đối nhiều và tập trung hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần. Có thể nhận thấy xu hướng của các ngân hàng thương mại cổ phần đang mở rộng mạng lưới hoạt động về phía địa bàn nam thủ đô. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt, thị phần hoạt động ngày càng bị chia nhỏ

Mạng lưới hoạt động của BIDV nam Hà Nội trên địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì đứng thứ 3 trong các hệ thống ngân hàng thương mại(sau ngân hàng nông nghiệp và Công thương)

- Chính sách của một số ngân hàng trên địa bàn tương đối cởi mở nên khả năng cạnh tranh của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã và đang triển khai mạnh các sản phẩm tín dụng bán lẻ, phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh XNK . Tuy nhiên, chi nhánh cũng xác định

trong năm 2008, việc phát triển tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng với chi nhánh để tăng trưởng thị phần và chiếm lĩnh thị trường

- Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tề, tín dụng xuất nhập khẩu của các NHTM trên địa bàn chủ yều tập trung tại các chi nhánh cấp 1, không phải ngân hàng nào cũng cung cấp được các dịch vụ này cho khách hàng nên hoạt động thanh toán quốc tế là một ưu thế của chi nhánh so với các NHTM khác.

- Trong năm 2007, chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng tín dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK .Tuy nhiên để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn,

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG TÍN DỤNG XNK TẠI CHI NHÁNH BIDV NAM HÀ NỘI (Trang 49 -59 )

×