Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng XNK tại chi nhánh BIDV nam Hà Nội (Trang 37 - 42)

Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nộ

2.1.3.1/Hoạt động huy động vốn

Đơn vị :tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

số tiền % số tiền % 2006 so với 2005số tiền % số tiền % 2007 so với 2006số tiền % Tổng vốn huy động trong đó: 998,070 100 1265,453 100 +267,383 +26,79 1554 100 +288,547 +22,8 I. Vốn nội tệ 716,63 71.8 898,47 71 +181,84 +25,37 1459 93,9 +560,53 +62,39 1.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 214,989 21,5 278,526 22 +63,537 +29,55 569 36,6 +290,474 +104,29 2.Tiền gửi của dân cư gồm: 501,641 50,3 620,323 49 +118,682 +23,67 890 57,3 +269,677 +43,47 2.1.Tiền gửi tiết kiệm 428,903 43 533,350 42,1 +104,447 +24,35 626,262 40,3 +92,912 +17,42 2.2. Giấy tờ có giá 72,738 7,3 86,824 6,9 +14,085 +19,36 263,738 17 +176,914 +203,76 II. Vốn NT 281,44, 28,2 366,983 29 +85,543 +30,39 95 6,1 -271,938 -74,11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội giai đoạn 2005-2007)

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm.Năm 2006 tăng 267,383 tỷ đồng so với năm 2005 và đến năm 2007 thì tăng 288,547 tỷ đồng so với năm 2006. Vốn huy động liên tục tăng chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao và vươn xa. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn nội tệ chiếm tỷ lệ lớn còn vốn ngoại tệ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Vốn nội tệ cũng tăng liên tục qua ba năm. Tăng nhanh nhất là năm 2007. Nếu như năm 2006 tăng 181,84 tỷ đồng tương ứng với 25.37% thì đến năm 2007 con số này là 560.53 tỷ đồng tương ứng với 62.39%. Như vậy năm 2007 tốc độ tăng nhanh gấp 3 lần năm 2006. Đây quả là một con số đáng quan tâm. Tỷ trọng vốn huy động bằng nội tệ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất ở năm 2007(93.9%)

Trong cơ cấu nguồn vốn nội tệ thì chủ yếu là tiền gửi của dân cư (trung bình 3 năm chiếm 52.2% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh). Tuy nhiên ta có thể thấy xu hướng tăng của các nguồn tiền gửi. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướn tăng nhanh hơn của dân cư. (Năm 2006 tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 36.6% thì đến năm 2007 con số này tăng đột biến lên 104.29% trong khi tiền gửi của dân cư tốc độ tăng lại giảm đi. Con số này năm 2006 là 57.3& thì sang năm 2007 là 43.47%)

Trong cơ cấu tiền gửi của dân cư thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ lớn còn phát hành giất tờ có giá chiếm tỷ lệ nhỏ

Vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn huy động

 Đánh giá về hoạt động huy động vốn của chi nhánh

- So với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn: các ngân hàng thương mại trên địa bàn, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần có chính sách huy động vốn với lãi suất cao và đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới, khuyến mãi hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của chi nhánh. Trong năm 2007, ngân hàng đầu tư & phát triển nam Hà Nội tuy đã cố gắng đưa ra nhiều các sản phẩm huy động vốn nhưng nhìn chung các sản phẩm này vẫn chưa thực sự đa dạng, lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các ngân hàng TMCP. Tuy nhiên với kinh

nghiệm và uy tín của chi nhánh trên địa bàn, huy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong năm 2007

Mức tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh tăng hơn 2 lần mức tăng trưởng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn

Thị phần của BIDV nam Hà Nội trên địa bàn

STT Chỉ tiêu năm 2006 năm 2007

1 Huy động vốn 17.5% 21.8%

2 Dư nợ tín dụng 8.6% 12.9%

3 Thu phí dịch vụ 10% 16.4%

Tình hình huy động vốn của chi nhánh năm 2007 có sự tăng trưởng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2006, tuy nhiên trong những tháng cuối năm, nguồn vốn huy động có xu hướng giảm. Nguyên nhân do lãi suất huy động giảm và kém cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần trên địa bàn nên không hấp dẫn khách hàng gửi tiết kiệm và không thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn. Cùng với đó, thực hiện chính sách của BIDV về việc giảm lượng vốn dư thừa từ các tổ chức tài chính bằng cách giảm lãi suất huy động, chi nhánh đã không duy trì được nguồn vốn từ khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với số lượng tiền gửi lớn. Do vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh cuối năm bị sụt giảm đáng kể so với thời điểm giữa năm.

- Đặc biệt tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như Bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào như Ban QLDA Cầu Thanh Trì, Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ Thống nhất, Cty Phân lân

nung chảy Văn Điển,… Đây là nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định và là một trong nhiều yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn.

- Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao (chiếm 61% tổng nguồn huy

động). Bằng nhiều biện pháp tích cực, chi nhánh đã triển khai đầy đủ và kịp thời các sản phẩm huy động vốn như CCTG ngắn hạn đợt II/2007, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lãi suất tăng dần theo thời gian thực gửi,.. cùng với đó là những chương trình khuyến mãi kèm với quà tặng hấp dẫn nhằm đa dạng sản phẩm huy động vốn, thu hút khách hàng tiền gửi.

- Cơ cấu huy động: huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (86% trên tổng nguồn), huy động trung dài hạn đã tăng lên đáng kể (chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động), trong đó có sự tăng trưởng mạnh từ huy động vốn trung dài hạn của tổ chức.

- Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 3 phòng giao dịch và 2 điểm giao dịch. Chi nhánh vẫn đang tiếp tục nghiên cứu địa bàn để trong năm 2008 tiếp tục mở thêm các địa điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới nhằm tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn.

2.1.3.2/Hoạt động tín dụng của chi nhánh

 Phân theo thời hạn của khoản vay

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng số tiền % số tiền % 2006 so với 2005 số tiền % số tiền % 2007 so với 2006 số tiền %

Tổng dư nợ cho vay. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng XNK tại chi nhánh BIDV nam Hà Nội (Trang 37 - 42)