Giải pháp phát triển nguồn lực

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2001-2005 (Trang 73 - 75)

III. Một số giải pháp phát triển TTCN tỉnh Hà Tây

4.Giải pháp phát triển nguồn lực

- Cần đào tạo nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh tiếp thị cũng nh trình độ văn hoá chung cho lao động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh làng nghề TTCN.

Lao động làm việc trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là cách truyền nghề trực tiếp của bố, mẹ, anh chị... Do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lợng sản phẩm cha cao. Vậy để sản xuất -kinh doanh có hiệu quả, lao động trong các làng nghề và các loại hình doanh nghiệp TTCN cần đợc đào tạo về kỹ thuật, tiếp thị, phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trờng đào tạo, bồi dỡng quản lý, công nhân kỹ thuật ...Để đáp ứng nhu cầu, yêu cầu phát triển (14/14 huyện, thị xã).

-Ngành giáo dục dào taọ hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng, đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyền nghề tại cơ sở sản xuất theo một chơng trình thống nhất .

-Thực hiện tuyển chọn và công nhận các nghệ nhân và thợ tài hoa để có chính sách bồi dỡng theo một giáo trình nâng cao..., sử dụng phù hợp với điều kiện địa phơng .

-Tổ chức mời các chuyên gia, nghệ nhân giỏi về địa phơng dạy nghề mới, cần có chính sách miễn giảm học phí đối với đối tợng vùng sâu, vùng xa, ngời có thu nhập thấp...

Để thực hiện những giải pháp trên Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban ngành có liên quan cần xem xét các vấn đề sau :

* Về chính sách :

- Thực hiện chính sách nhất quán và lâu dài của nhà nớc về các thành phần kinh tế không có sự phân biệt đối xử.

- UBND tỉnh ban hành quy định về u tiên vốn vay tín dụng lãi suất thấp, không nhập khẩu các sản phẩm địa phơng tự sản xuất đợc, u tiên đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất TTCN vùng sâu, vùng xa.

- Thực hiện chính sách “ một cửa ” trong công tác gọi vốn đầu t tạo điều kiện thuận lợi cho phía đối tác giải quyết thủ tục nhanh gọn.

- UBND tỉnh cần xây dựng quy hoạch phát triển chi tiết ngành nghề, làng nghề TTCN trên cơ sở phát triển CN - TTCN phạm vi toàn tỉnh đến năm 2010.

- UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá hàng năm có kế hoạch trích ngân sách hỗ trợ kinh phí khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ tiểu thủ công nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mở lớp dạy nghề trực tiếp và nâng cao khả năng kinh doanh cũng nh trình độ tiếp thị cho các chủ doanh nghiệp.

- UBND tỉnh và các ban ngành cần tập trung vào vấn đề thuế nh sau : + Giảm thuế đối với các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp tái đầu t mở rộng sản xuất kinh doanh ... ( giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng nhiều lao động nh thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản )

+ Đơn giản hoá hệ thống thuế suất tránh đánh thuế chồng chéo, cải cách cơ chế định - thu - kiểm tra thuế; đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TTCN. Đặc biệt là tích cực chuẩn bị đội ngũ cán bộ phơng tiện, cơ chế cụ thể để sớm áp dụng luật thuế GTGT trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tây.

+ Nâng cao phẩm chất năng lực cũng nh cơ chế kiểm tra giám sát có hiệu lực đối với đội ngũ cán bộ thu thuế trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê nộp ngân sách cho nhà nớc và tỉnh.

+ Giảm thuế đối với công nghệ thiết bị nhập ngoại mà trong nớc không sản xuất đợc, tích cực thực hiện chế độ dán tem hàng nhập khẩu chống hàng lậu, bảo vệ sản xuất trong nớc. Sớm có u đãi về thuế cho các doanh nghiệp, để có thời cơ nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam ra nhập AFTA vào 2006.

* Về cơ chế :

- Cơ quan Nhà nớc và cơ quan chuyên môn giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất định hớng sản xuất theo cơ chế thị trờng

- Doanh nghiệp và hộ sản xuất TTCN có đủ điều kiện liên doanh với nớc ngoài, các đối tác trong nớc, cần đợc uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành tạo điều kiện để thực hiện thuận lợi.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2001-2005 (Trang 73 - 75)