Thực trạng về khai thác caosu tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 42 - 52)

2.1.1.1Diện tích trồng cây cao su

Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào VN (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Diện tích trồng cây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920; đã tăng lên đến 480.200 ha trên cả nước(2005), cho tổng sản lượng mủ khai thác đạt 468.600 tấn. Mỗi năm nhà nước đều thực hiện kế hoạch hỗ trợ và tăng diện tích đất trồng cây cao su, nhằm mở rộng và phát triển hoạt động trồng cây cao và xuất khẩu cao su của cả nước. Với diện tích năm 2006 khoảng 522.200 ha, cây cao su cũng còn được các chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Trong tổng diện tích 500.000 ha trồng cây cao su tính đến năm 2007, có 63% diện tích đang ở độ tuổi khai thác, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su VN đạt mức bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.

Theo nghiên cứu và dự báo, vào năm 2010, diện tích cao su có thể đạt mức 700.000 ha; trong đó diện tích khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và có thể cho sản lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000

ha, và sản lượng ước đạt 750.000-800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ-1,6 tỷ USD. Tuy nhiên quĩ đất trồng cây cao su tại Việt Nam không còn nhiều. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng sản xuất đã chuyển hướng sang trồng và khai thác tại Lào và Campuchia nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015, Tập đoàn cao su Việt Nam sẽ đạt diện tích trồng cây cao su ở Lào và Campuchia là khoảng 100.000 ha/nuớc. Vấn đề đặt ra hiện nay là diện tích đất để quy hoạch phát triển cây cao su, nhất là cho đại điền, loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay dự án trồng 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 1998-2005, gồm 2 triệu ha rừng phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất; vào cuối năm 2006 vừa qua đã được điều chỉnh còn 1 triệu ha rừng phòng hộ, 2 triệu ha rừng sản xuất và bổ sung 1 triệu ha rừng cây công nghiệp và cây ăn quả. Như vậy, nếu mạnh dạn giao diện tích đất trong dự án trồng 5 triệu ha rừng để phát triển cây cao su thì không những đáp ứng được mục tiêu của dự án trồng rừng, mà đáp ứng được cả yêu cầu kinh tế- xã hội từ cây cao su. Ở các vùng đất thuận lợi, cây cao su sẽ được thâm canh tăng năng suất, khai thác mủ là chính và tận dụng nguồn gỗ khi thanh lý vườn cây. ở những vùng đất xấu, đất dốc, cây cao su được trồng chủ yếu lấy gỗ và kết hợp khai thác mủ. Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây cao su còn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng..., nên thu nhập của người trồng cao su có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.

Bảng 2.1 Diện tích đất trồng cây cao su ở Việt Nam năm 2000 – 2007 Năm Diện tích ( nghìn ha) Chỉ số phát triển ( %) 2000 412.1 4.3 2001 418.2 0.9 2002 428.8 3.1 2003 440.8 2.8 2004 454.1 3.0 2005 482.7 6.3 2006 522.2 8.2 2007 549.6 5.2 2008 618.6 6.04 Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.2: Diện tích đất trồng cây cao su ở Việt Nam năm 2000 - 2008

0 100 200 300 400 500 600 700 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 Năm h a

Cao su được trồng chủ yếu tập trung ở 3 vùng sau: - Vùng Đông Nam bộ

Đây là vùng sản xuất cao su quan trọng nhất của nước ta, chiếm tới 66% tổng diện tích và 87% sản lượng mủ cao su của cả nước và cũng là vùng có

nhịp độ tăng trưởng năng suất nhanh nhất 1,96 kg/ha/năm. Diện tích cao su vùng này là 339 nghìn ha vào (năm 2007) tăng 58 nghìn ha so với năm 2002 ( 291,3 nghìn ha). Trong đó, nổi bật nhất là tỉnh Bình Phước với diện tích trồng cao su lên đến 110,5 nghìn ha. Nhà nước tập trung cao nhất cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành cao su từ diện tích vườn cây, công nghiệp chế biến, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và nơi tập trung cao su quốc doanh đại diện, cao su hộ gia đình, tiểu điền, trang trại lớn nhất. Đông Nam Bộ là vùng động lực quan trọng nên sự cạnh tranh giữa các cây công nghiệp rất quyết liệt trong khi quĩ đất trồng cao su cơ bản đã hết, vì vậy việc duy trì và phát triển diện tích cao su ngày càng khó khăn. Sản phẩm chế biến mới chỉ dừng lại ở dạng sơ chế là chính, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. Có thể nói, đây là vùng hội tụ đủ các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên phát triển cao su trên vùng này là rất đúng hướng và hiệu quả cao.

- Vùng Tây nguyên

Tây Nguyên được xác định là vùng trọng điểm cao su của cả nước (cùng với vùng Đông Nam bộ) vì có lợi thế nhất về tiềm năng đất đai để mở rộng diện tích cao su. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cao su khu vực Tây Nguyên trong những năm qua cho thấy, việc mở rộng diện tích trồng cây cao su khu vực này là đúng đắn. các tỉnh Tây Nguyên xác định quỹ đất có khả năng chuyển đổi để trồng cao su vùng là 170.000 ha nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây nguyên được xác định là vùng trồng cao su lớn thứ 2 của cả nước. Năm 2005, toàn vùng Tây Nguyên đã phát triển được 109 nghìn ha, đến năm 2007 đạt 123 nghìn ha. Theo quy hoạch, trong những năm tới, diện tích đất trồng cao su có khả năng mở rộng khoảng 116 nghìn héc-ta. Bên cạnh đó, cao su quốc doanh chiếm tới 87% diện tích và gần nư 100% sản lượng do cao su hộ gia đình mới phát triển, đang trong thời kì chăm sóc kỹ thuật cơ bản. Cao su Tây Nguyên chiếm

24% tổng diện tích và 10% tổng sản lượng mủ, 11% tổng công suất chế biến. Đây là vùng cao su còn rất trẻ, điều kiện, trình độ sản xuất và chế biến, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung còn thấp chỉ đạt 1,35 kg/ha/năm so với vùng Đông Nam Bộ.

- Vùng Bắc Trung Bộ

Đây là vùng kém lợi thế nhất về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu. Vùng này bắt đầu phát triển vào năm 1995 và đang trong thời kì chăm sóc kỹ thuật cơ bản nên sản lượng thu hoạch còn thấp. Cao su toàn vùng chỉ chiếm 10% tổng diện tích và 3% tổng sản lượng cả nước. Từ năm 2001 – 2007, diện tích cao su tăng từ 36,1 nghìn ha đến 41,5 nghìn ha.

So sánh diện tích đất trồng cây cao su của các nước ta thấy, Thái Lan là nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới trong những năm qua, chính phủ Thái Lan đã dành 2,29 triệu ha ( 2007) cho hoạt động khai thác mủ cao su. Diện tích này tăng nhanh chóng qua các năm, từ năm 1990 với 1,76 triệu ha, năm 2002 là 2,1 triệu ha đến năm 2007 là 2,29 triệu ha, năm 2008 mở rộng thêm 32.000 ha diện tích trồng cao su. So sánh với Việt Nam cho thấy Thái Lan đã có sự mạnh dạn trong việc phát triển qui mô, và bởi vậy đã đạt được những thành công nhất đinh. Ngoài ra Malaysia và Indonexia cũng tập trung cao vào sản phẩm cao su, diện tích trồng lần lượt đạt 3,43 triệu ha; 1,35 triệu ha. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, diện tích đất trồng cây cao su còn phụ thuộc rất nhiều vào diện tích cả nước và tỉ lệ phân phối đất với các khu vực kinh tế khác. Theo nghiên cứu và dự báo của nhiều tổ chức quốc tế đều cho rằng nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ còn gia tăng liên tục cho đến năm 2035. Các nước như Thái Lan, Indonesia cũng đã có các chương trình khuyến khích phát triển cây cao su. Malaysia còn đưa việc phát triển này vào các dự án trồng rừng. Trung Quốc cũng đang khuyến khích các nhà đầu tư của mình vào trồng cao su tại các nước Philippines, Lào, Campuchia...

2.1.1.2Năng suất khai thác

Do điều kiện canh tác, đất đai khác nhau nên năng suất khai thác của các vùng trồng cây cao su là khác nhau như đã nêu ở phần 2.1.1.1. Trong thời gian qua, ngành cao su đã chú trọng đầu tư thâm canh, tập trung đầu tư chăm sóc ở những vườn cây đạt năng suất 2 tấn bởi đây là những vườn cây phát huy hiệu quả, cho dù giá bán có giảm. Còn đối với vườn cây già năng suất thấp thì trong tình hình hiện nay ngưng đầu tư. Công tác kỹ thuật nông nghiệp cao su được thực hiện khá tốt. Với ngành cao su Việt Nam, số lượng các công ty, nông trường đạt được năng suất 2 kg/ha/năm ngày càng tăng, đó là một sự cố gắng rất lớn. Bởi xét về điều kiện đất đai, khí hậu, khả năng chăm sóc, kỹ thuật canh tác so với một số nước khác thì ta còn khó khăn. Những năm qua, các công ty và nông trường cũng đã liên tục đưa vào ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nước, đa dạng hóa giống, kỹ thuật canh tác, kể cả chế độ chính sách để kích thích người trồng quan tâm hơn đến vườn cây, đặc biệt tăng cường đưa ra các biện pháp kỹ thuật mới nên đã đảm bảo tính ổn định về năng suất, nâng cao được năng suất khai thác. Cụ thể kết quả đạt được tăng nhanh rõ rệt. Năm 2002 chỉ đat 1.35 kg/ha/năm và đã tăng lên 1,660 kg/ha/năm vào năm 2008. Do đó đã đưa Việt Nam xếp thứ ba trên thế giới về năng suất.

Xét tổng quan giai đoạn từ năm 2002 – 2008, năng suất trung bình của các giống cao su trồng tại Việt Nam ( bảng 2.2 ), ta thấy giống cây PB 225 đem lại hiệu quả năng suất cao nhất 1.918 kg/ha/năm, ngược lại GT1 chỉ đạt 1,225 kg/ha/năm. Việc xem xét năng suất của các giống cao su nhằm định hướng mục tiêu phát triển theo từng chủng loại cao su một cách phù hợp.

Bảng 2.3: Năng suất trung bình khai thác mủ

STT Tên giống Năng suất trung bình (kg/ha/năm) 1 PB235 1.685 2 GT1 1.225 3 PB260 1.522 4 RRIM 600 1.275 5 VM515 1.708 6 PB255 1.918

Nguồn: Tổng công ty Cao su Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tập đoàn Cao su Việt Nam và các thông cáo báo chí về kết quả của ngành trong năm 2008, ta thấy xuất hiện những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ của ngành cao su Việt Nam. Tính đến nay số lượng các công ty có năng suất khai thác mủ cao su đạt từ 2 kg – 1,8 kg/ha/năm khoảng hơn 10 doanh nghiệp. Đặc biệt đáng chú ý là công ty Đồng Phú, mặc dù không phải là công ty cao su với diện tích lớn nhất nhưng năng suất đạt được lại cao nhất ( 2,221 kg/ha/năm). Đây có thể được coi là một trong những nỗ lực trong việc phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Các công ty có năng suất mủ cao trong năm 2008.

STT Công ty Diện tích Sản lượng Năng suất TB 1 Bình Long 13.525.27 27.226 2.013 2 Dầu Tiếng 22.688.68 48.769 2.149 3 Đồng Phú 7.907.62 17.562 2.221 4 Lộc Ninh 7.829.07 16.602 2.070 5 Phú Riềng 13.748.71 28.735 2.090 6 Phước Hoà 12.423.02 25.132 2.032 7 Tân Biên 6.065.06 12.708 2.100 8 Tây Ninh 5.839.12 13.490 2.310 9 Chư Sê 5.764.65 10.400 1.804 10 Quảng Trị 3.250.06 6.230 1.917 Nguồn: http://www.caosuvietnam.saigonnet.vn

So sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cao su trên thế giới thông qua các số liệu tổng hợp của hiệp hội cao su thế giới (IRSG) cùng với các xếp hạng về năng suất khai thác mủ cao su ta thấy rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam về năng suất lao động. Hiện nay năm 2008 Việt Nam đứng thứ ba thế giới về năng suất, đứng sau Thái Lan, Ấn Độ. Tuy nhiên xét xu hướng phát triển, IRSG phân tích rằng, năng suất của Việt Nam xu hướng tăng mạnh nhất ( tăng 8,1% so với 2007), cùng với Sri Lanka (tăng 9,9% so với năm 2007). Ngược lại các nước như Thái Lan, Indonexia, Malaysia có xu hướng sụt giảm nhẹ về năng suất cụ thể tại bảng 2.5

Bảng 2.5 Năng suất khai thác mủ cao su của một số nước năm 2008

2.1.1.3Sản lượng khai thác

Sản lượng khai thác từ năm 2002 – 2008 nhìn chung tăng lên một cách rõ rệt và đều đặn. Năm 2002 chỉ đạt 298,2 nghìn tấn nhưng đến năm 2008 thì sản lượng khai thác đã tăng hơn 2 lần ( tức 662,5 nghìn tấn ). Tuy nhiên khi phân tích sản lượng cao su theo tỉ lệ % tăng trưởng so với năm trước, thì thấy sự biến động thất thường, năm 2003 tỉ lệ tăng truởng đạt ở điểm cao nhất là

Nước xếp hạng Năng suất % so với năm 2007

Ấn độ 1 1,896 + 1.1% Thái Lan 2 1.706 + 0.8% Việt Nam 3 1.660 + 8.1% Malaysia 4 1.430 - 47% Sri Lanka 5 1.326 + 9.9% Trung Quốc 6 1.229 + 1.8% Indonexia 7 1.004 - 3.6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng 21,9% so với năm 2002. Nhưng đến nay, tỉ lệ đó chưa được lập lại, mà có xu hướng giảm, đến năm 2008 chỉ tăng 9,3% so với năm 2007. Điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng của sản lượng khai thác còn khá thấp, có thể do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng ( như khí hậu, thời tiết, công nghệ...)

Hình 2.6: Sản lượng khai thác mủ cao su Việt Nam từ năm 2002 - 2008 298.2 363.5 419 481.6 555.4601.7 662.5 4.6 21.9 14.9 15.3 8.3 9.3 5.3 0 100 200 300 400 500 600 700 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 năm n g h ìn t ấn 0 5 10 15 20 25 % Sản lượng chỉ số phát triển

Bảng 2.7 Sản lượng khai thác mủ cao su của Việt Nam từ năm 2002 – 2008

Năm Sản Lượng (nghìn tấn) Chỉ số phát triển(%) 2002 298.2 - 4.6 2003 363.5 + 21.9 2004 419.0 + 5.3 2005 481.6 + 14.9 2006 555.4 + 15.3 2007 601.7 + 8.3 2008 662.5 + 9.3 Nguồn: Tổng cục thống kê

Về sản lượng khai thác, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trên thế giới và sau 5 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Trong khi Thái Lan, Indonexia, Malaysia đều là những nước thuộc khu vực Đông Nam Á và có điều kiện

với kỹ thuật công nghệ cao. Do đó, sản lượng của 3 nước trên đều đạt trên 1 – 2 triệu tấn, nhiều nhất là Thái Lan. Tuy nhiên, có thể dễ dàng thấy rằng sản lượng của các nước này có tốc độ tăng chậm, chưa cao trong giai đoạn 2001- 2007, trong khi đó Việt Nam thực sự bứt phá trong 6 năm trở lại đây.

Bảng 2.8: Sản lượng khai thác cao su thiên nhiên trên thế giới từ năm 2001 - 2007

Năm Malaysia Thái Lan

Indonexia Ấn Độ TrungQuốc Việt Nam Tổng thế giới 2001 782.6 2319.5 1607.3 631.5 478.0 312.6 7328.0 2002 804.9 2615.1 1630.0 640.8 527.0 331.4 7332.0 2003 909.2 2876.0 1792.2 707.1 565.0 363.5 8033.0 2004 1097.5 2984.3 2066.2 742.6 573.0 419.0 8748.0 2005 1060.7 2937.2 2271.0 771.5 510.0 468.6 8882.0 2006 1284.0 3137.5 2637.0 853.3 533.0 553.5 9680.0 2007 1215.0 3056.4 2791.0 767.6 577.4 608.2 9685.0

Nguồn: International rubber study group ( IRSG)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 42 - 52)