Chất lượng caosu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 72 - 75)

Thị phần của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giớ

2.2.4Chất lượng caosu xuất khẩu

Hiện VN là nước sản xuất xếp thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới. Những năm qua, chất lượng cao su VN ngày càng được

cậy và đánh giá cao, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định.

Nói về những bước phát triển của chất lượng sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu, tính đến nay, chất lượng cao su của VN đã hoà nhập và ngang bằng với chất lượng cao su trên thế giới. Sản phẩm cao su của VN đã xuất khẩu trên 70 nước và vùng lãnh thổ; riêng chất lượng sản phẩm cao su ly tâm cao hơn so với các nước trong khu vực. Cụ thể, Việt Nam đã sản xuất thành công cao su ly tâm không chứa TMTD – hóa chất được dùng làm chất bảo quản, chất này được xem là tác nhân gây dị ứng. Sản phẩm cao su ly tâm có chất lượng cao nhờ vào nguồn nguyên liệu 100% được điều tra, chọn lựa giống rất kỹ cho Latex trắng chất lượng tốt. Cũng nhờ cách quản lý đại điền nên việc bảo quản nguyên liệu được thực hiện rất nghiêm ngặt từ việc vệ sinh dụng cụ, xe bồn, hóa chất bảo quản từ vườn cây, từ đó chất lượng nguyên liệu latex từ vườn cây về nhà máy luôn đạt ở mức cao nhất. Từ năm 2007, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã được Bộ NN và PTNT giao nhiệm vụ thành lập Hội đồng cơ sở đánh giá hàng năm và đề cử hoặc duy trì chứng nhận các sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại. Kết quả cho thấy, năm 2007 có tới 63 sản phẩm của 8 Công ty cao su ( CTCS) được chứng nhận Hàng nông lâm thủy sản VN chất lượng cao và uy tín thương mại. Trong đó, CTCS Đắk Lắk có 11 sản phẩm, CTCS Đồng Nai 10 sản phẩm, CTCS Dầu Tiếng 9 sản phẩm, CTCS Phú Riềng và CTCS Phước Hòa có cùng 8 sản phẩm, Công ty CPCS Tây Ninh và Công ty CPCS Đồng Phú có cùng 7 sản phẩm được nhận giải. Năm 2008 vừa qua, có thêm 21 sản phẩm của 7 CTCS được nhận giải thưởng này. Trong đó, CTCS Lộc Ninh có nhiều sản phẩm được chứng nhận nhất (6 sản phẩm), tiếp đến là Công ty CPCS Tây Ninh (5 sản phẩm), CTCS Chư Prông (3 sản phẩm)…Điều này thấy rõ năng lưc cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu của sản phẩm cao su Việt Nam đang dần dần được nâng cao. Các sản phẩm này có ưu điểm là thân thiện với môi trường, có ý

nghĩa xã hội tốt, được sản xuất với số lượng lớn và khẳng định được uy tín.

Tuy nhiên các mặt hạn chế được thể hiện ở dây chuyền chế biến cao su

SVR 10, 20 còn xảy ra hiện tượng sống hạt và rớt hạng do tạp chất. Trong các năm qua, việc chế biến cao su ly tâm cũng gặp một số khó khăn từ nguồn nguyên liệu. Cụ thể là vào thời điểm quý IV-tháng 11,12 (được ghi nhận ở miền Đông và Tây Nguyên), hiện tượng trong nguyên liệu Latex vườn có chất bột trắng chưa xác định được, chất này làm ảnh hưởng đến chất lượng Latex thành phẩm. Nhưng đến nay đã có biện pháp khắc phục loại bỏ hoàn toàn chất bột trắng này nhờ giải pháp công nghệ. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến cao su của VN hiện nay mới tập trung chủ yếu vào gia công cao su thô khô nên cơ cấu mặt hàng và khối lượng sản phẩm của ta ít hơn nhiều so với Thái Lan và Malaysia. Thiết bị và công nghệ sơ chế mủ cao su tuy đã được hiện đại hóa, cơ cấu sản phẩm đã được điều chỉnh theo hướng “sản xuất cái khách hàng cần chứ không phải cái ta có”, nhưng nhìn chung, chất lượng cao su VN vẫn chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nguyên liệu VN được lợi hơn khi thuế nhập khẩu vào các nước giảm. Chúng ta được bình đẳng với các nhà xuất khẩu khác trên cùng thị trường, nhưng yêu cầu về chất lượng tỏ ra nghiêm ngặt hơn và phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là tính ổn định của các cấp hạng cao su, việc tiêu thụ sẽ thêm khó khăn. Để giữ vững và mở rộng thị trường, tạo uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, việc duy trì và nâng cao chất lượng là vấn đề sống còn đối với sản phẩm cao su VN. Bởi về lâu dài, ngành cao su không thể mãi mở rộng diện tích và tăng sản lượng mà phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng, nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Như vậy cao su

VN mới đuổi kịp và vươn đến đỉnh cao của chất lượng và cạnh tranh ngang sức với cao su thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam (Trang 72 - 75)