Thị phần của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giớ
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Chất lượng cao su xuất khẩu chưa được cải thiện rõ rệt, phơi sấy bảo quản không đúng kỹ thuật, chưa phù hợp với quy định của quốc tế, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, giá bán và uy tín của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới..Trong sản xuất nhiều nơi chưa thực hiện đúng các kỹ thuật canh tác bền vững. Bởi lẽ đó đến năm 2008 đã có rất nhiều vụ kiện tụng liên quan đến chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam
Tuy đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang tới 40 nước, song thị trường xuất khẩu chủ yếu của cao su Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Sở dĩ có điều này bởi sản phẩm của Việt Nam là nguyên liệu thô, chiếm hơn 90% (thị trường thế giới ít nhu cầu, riêng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều), khiến chúng ta bị phụ thuộc lớn vào thị trường nước này. Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi bất cứ biến động nào của thị trường chủ lực này cũng ảnh hưởng mạnh tới sản lượng xuất khẩu. Chưa kể, việc chủ yếu xuất thô khiến lợi nhuận
thực thu được thấp hơn nhiều so với các nước.
Công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su trong nước phát triển chậm, sử dụng cao su nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (10-15% sản lượng). Trong khi đó, thị trường xuất khẩu cao su thế giới không ổn định, giá cả biến động bất thường và phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ.
. Cùng với những lo ngại tình trạng ảm đạm trong năm tới của các nền kinh tế lớn và kinh tế thế giới nói chung, các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Maylaysia, Indonesia đã tuyên bố sẽ cắt giảm 215 nghìn tấn cao su trong năm 2009 tới. Đồng nghĩa với điều này là nhu cầu cao su trên thế giới trong năm tới cũng như lượng tiêu thụ tại các thị trường lớn của cao su Việt Nam sẽ thu hẹp lại.
Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su, song nếu so với các nước xuất khẩu hàng đầu như Thái Lan (3 triệu tấn), Indonesia (2 triệu tấn) sản lượng cao su của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn. Bởi thế, các doanh nghiệp trong nước thường không chủ động được về giá cũng như nguồn cầu sản lượng, mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới. Một điểm yếu khiến cao su cũng như các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam luôn “mất giá” so với các nước khác là không có thương hiệu. Sản phẩm làm ra cũng chưa gắn với khâu chế biến, thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân thua thiệt.
Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty hiện cũng chỉ mới dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. Xét về yếu tố cạnh tranh về chất lượng hàng hoá với các nước các nước, doanh nghiệp cao su Việt Nam sẽ khó giành được thị phần.
Tóm lại, mặc dù đã có những bước tiến quan trọng trong những năm qua, tuy nhiên với những tồn tại, yếu kém của mình. Dường như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam đang phải bắt đầu từ con số 0. Nếu muốn tiếp tục cuộc ganh đua với các đối thủ khác trên thị trường rộng lớn của thế giới thì các vấn đề nêu trên cần được quan tâm, và nhanh chóng giải quyết triệt để. Sau đây là một số giải pháp quan trọng đưa ra nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu ở
chương 3 “ Quan điểm, Mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới “
CHƯƠNG 3