Đối với quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 51)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM

3.2.1.2. Đối với quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo.

Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần phối hợp đồng bộ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình lập, chấp hành NSNN để giảm đỡ những vướng mắc, thủ tục phiền hà không cần thiết cho các địa phương, cơ sở. Cần có cớ chế thích hợp để các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo các cấp được tham gia vào quy trình lập và chấp hành ngân sách nghành để đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả, sát với thực tế chuyên môn, nghiệp vụ của từng nghành.

Để hoàn thiện cơ chế phân bổ dự toán NSNN cho nghành giáo dục và đào tạo cần phải tăng cường phát huy tốt sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng, của người dân, của cả xã hội. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Trong những năm qua, do công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho giáo dục chưa được chú trọng đúng mức nên dẫn đến tình trạng cắt xén kinh phí, phân bổ vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trong giáo dục dàn trải, chất lượng trường học, trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, gây thất thoát và lãng phí nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tăng cường và chú trọng công tác thanh, kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa quan trọng quyết định để đảm bảo cho cơ chế chính sách phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w