THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM
3.2.3 Lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và trình độ đào tạo.
các cấp, bậc học và trình độ đào tạo.
Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên phân bổ NSNN cho các cấp học phổ thông. Thực tế cho thấy khả năng huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN vào đầu tư phát triển các cấp học phổ cập có nhiều khó khkăn hơn so với các cấo học sau giáo dục phổ cập. Ưu tiên NSNN cho các cấp học phổ cập nhằm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân sinh sống trên mọi vùng, miền của đất nước.
Mặc dù phổ cập giáo dục tiểu học ở nước ta đã hoàn thành vào năm 2000 và sau khi hoàn thành phổ cập thì số học sinh tiểu học có xu hướng giảm mỗi năm khoảng nửa triệu học sinh. Tuy vậy, kết quả phổ cập giáo
dục tiểu học chưa vững chắc, nhiều nơi mất chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục tiểu học còn thấp nên khi chuyển lên cấp học cao hơn xẩy ra hiện tượng nhiều học sinh bỏ học do không đủ kiến thức để theo học. Vì vậy, tiếp tục ưu tiên NSNN cho giáo dục tiểu họcnhằm củng cố, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, từ đó tạo tiền đề cho việc tực hiện phổ cập giáo dục THCS một cách vững chắc.
Ưu tiên NSNN cho giáo dục THCS bởi vì THCS là cấp học đang thực hiện phổ cập với mục itêu hoàn thành vào năm 2010. Thực tế cho thấy tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục THCS đang diễn ra rất chậm, đến tháng 7/2005 mới chỉ có 26 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS và nhiều địa phương đang gặp rất nhiều khoc khăn trong việc thực hiện.
Thứ 2, lựa chọn ưu tiên đầu tư NSNN có trọng điểm cho giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, NSNN ưu tiên hỗ trợ cho đào tạo nghề ở nông thon, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nghành nghề cần thiết phải đào tọa nhưng khó thu hút được người học và đầu tư có trọng điểm để hình thành các cơ sở đào tạo nghề bậc cao.
Đối với đào tạo đại học và sau đại học, trong tỷ thu hồi chi phí thông qua chính sách học phí, phát triển các dịch vụ nghiên cứu KHCN, liên doanh và liên kết đào tạo, đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học… ưu tiên NSNN để hỗ trợ chi phí giáo dục cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội và người dân tộc thiểu số, người nghèo,… và tập trung đầu tư cho các đại học Quốc Gia, các trường đại học trọng điểm Quốc Gia để sớm hình thành các cơ sở đào tạo đại học có đẳng cấp Quốc tế.
Phát triển giáo dục thường xuyên với các hình thức đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, moik trình độ và điều kiện hoàn cảnh khác nhau, từ đó, đảm bảo cho mọi người dân có đưopực điều kiện học tập thường xuyên. Ưu tiên hợp lý nguồn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục thường xuyên.