- ∑T i: Tổng đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ
3.2.3. Hoàn thiện quản trị vật tư
Trong quá trình thi công xây dựng, lắp ráp các công trình công ty hầu như không có kế hoach dự trữ vật tư trong kho, thông thường khi các đội có nhu cầu đề nghị cấp vật tư công ty mới tiến hành mua vật tư về kho, hoặc giao cho các đội mua xuất thẳng cho công trình, hạng mục công trình. Đây là hình thức hạn chế tồn kho không cần thiết nhưng nếu gias cả thi trường có sự biến động hay do không có quan hệ tốt với nhà cung cấp khiến cho tiến độ thi công có thể kéo dài hơn, và đôi khi phải chịu một chi phí lớn vượt dự toán quá nhiều gây thiệt hại cho công ty. Vì thế em nghĩ công ty nên cho bộ phận kế hoạch của công ty lập kế hoạch dự trữ vật tư trong kho với mức hợp lý.
Tuy nhiên để có thể dự trữ hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn cũng như tránh tình trạng phải ngừng thi công vì thiếu vật tư, công ty có thể căn cứ vào các yếu tố để xác định mức độ dự trữ vật tư tại kho: Đó là căn cứ vào tiến độ thi công và mức độ hoàn thành của từng giai đoạn kỹ thuật của công trình, hạng mục công
trình; bộ phận công trình sẽ xác định chính xác khối lượng, chủng loại vật tư chuẩn bị dùng đến của từng công trình.
Để tránh tình trạng thấy thoát, hay đưa vào công trình những vật tư có chất lượng không theo dự toán thiết kế, công ty nên nhanh chóng lập biên bản kiểm nghiệm đánh giá vật tư đối những loại vật tư được giao cho các đội mua ngoài xuất thẳng cho công trình. Biên bản đó phải xem đến số lượng thực tế được xuất cho công trình, chất lượng của các loại và trên biên bản phải có sự xác nhận của người giám sát thi công, người mua hàng, nhân viên kỹ thuật, và thủ kho tại nơi chuẩn bị đưa những vật tư đó vào thi công.